Trang chủ Blog Giao tiếp xã hội

Bí Quyết Giao Tiếp Hiệu Quả Cho Người Hướng Nội

By: OopsyAdmin, 2019-09-10 15:49:21

Trên đường, ở trường hay nơi công sở, bạn rất dễ gặp người hướng nội. Họ cũng làm những công việc bình thường nhưng có vẻ họ thích im ắng hơn. Họ ít nói về bản thân, cẩn trọng khi đưa ra lời bình luận, bình phẩm đánh giá. Điều đó không có nghĩa họ thiếu chuyện để chia sẻ, có thể bởi những suy nghĩ, ý tưởng, mối bận tâm, giá trị của họ khác so với nhận thức thông thường.

Có thể họ nhận ra điều đó sau vài lần nhận lời góp ý, hoặc tính cách nhạy cảm bẩm sinh giúp họ cảm nhận được. Họ lựa chọn giữ các câu chuyện cho riêng mình, hoặc chỉ với những người thật sự thân cận.

Bởi vậy, người hướng nội tuy yêu thích khoảng lặng dành riêng cho bản thân cũng dễ lo lắng khi tiếp xúc với người khác. Họ tránh trở thành trung tâm của cuộc trò chuyện. Họ hạn chế những chủ đề hỏi về bản thân, thay vì thế, tập trung tìm hiểu người khác. Đôi khi họ lúng túng trong những giây phút yên lặng của cuộc trò chuyện, vì không biết phải nói gì.

 

tâm lý, oopsy. giao tiếp, hướng nội


Họ cũng cần thời gian nghĩ cách diễn đạt. Bản chất người hướng nội tò mò, nhưng những gì họ thật sự muốn sáng tỏ không nằm ở người ngoài; họ quan tâm tới cách kiểm soát những cảm xúc bên trong, tìm hiểu những điều thú vị của cuộc sống. Bởi vậy, những cuộc chuyện trò của họ hiếm khi đơn thuần tập trung vào một người nào đó, chỉ là thông qua câu chuyện để hiểu hơn về những tò mò của mình. Có lẽ vì thế họ thấy thật khó để tiếp diễn các cuộc trò chuyện.

Nếu bạn chính là người hướng nội, đã bao giờ bạn gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội? Dù cố gắng nói rất nhiều vẫn luôn cảm thấy thiếu thiếu, khó diễn tả chính xác những điều bên trong cho người khác hiểu, hoặc nếu có cũng chỉ nói được một chút ít. Quá trình cố gắng thấu hiểu và diễn đạt làm chúng ta cảm giác kiệt lực, vì thế mang tâm lí trốn tránh.

Tuy vậy, làm sao tránh được giao tiếp xã hội trong cuộc sống hiện đại? Chúng ta cần học cách sống với nó. Mấu chốt vấn đề nằm ở tâm lí và kĩ năng. Giao tiếp thường nhật dễ sa vào những điểm khuyết nhỏ khiến cuộc trò chuyện thiếu hiệu quả và không ăn nhập. Làm thế nào để người hướng nội tránh khỏi những điều đó?

tâm lý, oopsy. giao tiếp cho người hướng nội
 

1.    Hiểu giá trị của những khoảng lặng

Người hướng nội nói chuyện thường có những khoảng lặng: lúc không biết nên nói gì, hoặc có thể chúng ta cần thời gian để nghĩ (đến lúc nghĩ xong thì câu chuyện đã kết thúc hoặc sang chủ đề khác rồi, hx).

Trong nội tâm là thế, có điều chúng ta vẫn lúng túng bởi sợ bị đánh giá, hiểu lầm. Bởi lo lắng, chúng ta có thể sẽ cố gắng nói thật nhiều để lấp đầy khoảng trống, hoặc tìm cách đánh lạc hướng nhằm kết thúc cuộc trò chuyện (dán mắt vào điện thoại/ máy tính, hoặc giở vờ đọc sách xem tivi chẳng hạn). Sâu trong suy nghĩ, người hướng nội thấy áp lực với sự im lặng giữa các cuộc trò chuyện, chúng ta coi nó mang dấu hiệu tiêu cực.

Chớ suy nghĩ quá nhiều, hãy thư giãn. Chúng ta đâu cần dồn quá nhiều tâm sức vào việc lo lắng trước những khoảng lặng? Biết cách lặng im cũng là một nghệ thuật tuyệt vời trong giao tiếp. Chẳng qua tâm lí lo lắng làm chúng ta khó tập trung vào câu chuyện. Thay vì thế, hãy để sự im lặng tồn tại và chuyển đổi giữa các câu chuyện một cách tự nhiên. Có nhiều hơn một cách để chứng tỏ chúng ta đang suy nghĩ.

Cũng hãy tự cho phép bản thân chủ động hơn trong giao tiếp (ngoài ngôn từ, chúng ta còn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể cơ mà). Đến khi thoải mái với những khoảng tĩnh lặng, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng chất lượng cuộc trò chuyện đã tự động được cải thiện. Hãy dùng những khoảng khắc đó để suy ngẫm về các chủ đề đang nói chuyện, đưa ra câu hỏi hoặc các ý tưởng đóng góp. Giống như một bản nhạc có nốt trầm nốt bổng, hãy học cách làm bạn với những khoảng lặng để tập trung hơn trong giao tiếp.

tâm lý, oopsy, giao tiếp, hướng nội, introvert

 

2. Tránh phán xét

Chúng ta sợ bị phán xét. Chúng ta nghĩ có thể người khác sẽ đánh giá mình kì cục, khô khan, yếu đuối dễ bất an… chỉ bởi một vài câu nói hoặc hành xử nhỏ mình làm. Hình như có điều gì chưa đúng. Những đánh giá đó có thật sự dựa trên suy nghĩ của họ? Và kể cả họ thật sự nghĩ thế, chúng ta cũng nên nghĩ xem bản thân có tự nghĩ như vậy về mình?

Con người có khuynh hướng nhận định mọi chuyện dựa trên kinh nghiệm, khuôn mẫu xã hội hoặc quan điểm từ trước, không chỉ của bản thân mà còn của người khác. Tình trạng này diễn ra phổ biến, khiến các cuộc nói chuyện ngày càng trở nên dễ bị hiểu lầm. Đặc biệt với những người hướng nội ngại giao tiếp, chúng ta dễ tập trung vào câu từ để cố gắng hiểu và trả lời đúng vấn đề định hỏi.

Có thể cách diễn đạt của họ chưa chính xác, nhưng quan điểm từ trước về ngôn từ có thể khiến cuộc trò chuyện bị “bò lạc”. Thay vì tập trung phán xét từ ngữ, hãy cố gắng nắm bắt điều thật sự họ muốn nhắc đến hơn là ý tứ câu từ bề mặt. Chúng ta cần thật sự lắng nghe, đồng thời đưa ra các câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn. Đừng ngần ngại nhờ họ giải thích thêm những gì chưa rõ ràng.

3. Đừng chỉ cố gắng truyền đạt ý tưởng

Nghĩ ra một ý tưởng hay ho, một lời khuyên hữu ích, ai cũng muốn lập tức chia sẻ. Chuyện này đặc biệt dễ xảy ra khi chúng ta rơi vào trường hợp đầu tiên: lo lắng trước sự im lặng. Bởi tâm lí bất an, chúng ta có thể thử vạch ra những gì cần nói từ trước, rồi quá tập trung vào điều đó. Hoặc chúng ta sa vào tình trạng thứ hai: tập trung vào phản hồi câu từ làm quên đi câu chuyện toàn thể. Mục đích chúng ta hướng đến có thể chỉ là để họ tiếp tục nói mà không hỏi mình. 

Cũng có thể, bởi tính tò mò bẩm sinh, chúng ta luôn có nhiều thắc mắc về cuộc sống, cũng thường suy nghĩ về bản thân mình. Vậy nên, khi nghe câu chuyện có nhắc đến đi du học Thụy Sĩ, chúng ta chợt nhớ ra một số trải nghiệm hay ho, những thắc mắc tò mò từ trước về đất nước này. Chúng ta liền lập tức muốn biết. Chúng ta không cắt lời họ, mà giữ câu hỏi ở bên trong để họ nói xong liền hỏi. 

Dự định nói ra một điều gì đó có thể ngăn cản chúng ta lắng nghe và tiếp nối mạch câu chuyện. (Biết đâu họ chỉ đang muốn nói đến nỗi cô đơn nơi xa xứ, hay việc trải qua một bài thi vất vả ra sao). Chúng ta dễ đánh mất nội dung chính của cuộc trò chuyện: sự gắn kết, thấu hiểu các giá trị, ý nghĩa nếu chỉ cố gắng truyền đạt ý tưởng. Thay vì thế, hãy bình tĩnh lắng nghe (cả lời người khác nói lẫn tiếng nói trong nội tâm), rồi hòa nhập vào nhịp điệu câu chuyện. Làm được như thế, thì dù cuộc hôi thoại ngắn hay dài, chúng ta cũng cảm nhận được sự sâu sắc ý nghĩa trong từng ngôn từ cử chỉ.

----------------------------------

Trong tuổi trẻ, thành công là tìm được chính mình, và bắt đầu con đường sự nghiệp đích đáng.

Sang đoạn trưởng thành, điều bạn cần làm là mài bén những cạnh sắc của mình để chính mình là một người đắc lực đắc dụng.

Đúng thế, để trưởng thành bạn cần rõ từng thế mạnh tiềm năng nhất trong mình. Chứ không phải là tự chặc lưỡi nói mình là người hướng nội nên khó sống đời, hay mình là người hướng ngoại nên cố gắng mở rộng quan hệ.

Thế thì đừng nhầm lẫn nữa. Bạn có thể là một người hướng nội, rồi sẽ thành BẬC THẦY GIAO TIẾP!

Hoặc nếu biết cách, bạn sẽ là người hướng ngoại tuyệt vời, THIÊN TÀI ĐẦU TƯ!

Cứ bắt đầu đọc và hiểu rõ những móng vuốt sắc bén của mình đi! Là Mèo hay là Hổ, bạn vẫn phải sinh tồn. Là Khôn hay là Dại, bạn vẫn phải THÀNH CÔNG!

Và, HIỂU RÕ SỰ THẬT VỀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI VÀ HƯỚNG NGOẠI, BẠN CÓ THỂ TRỞ THÀNH BẤT KỲ AI!

Đây là bộ sách dành cho bạn, dù bạn là ai. Hãy đọc nó để thấy rõ chính mình, để không “hao tâm tổn trí chạy theo thói đời, cứ vạ vật đánh mất mình, thắc mắc với bao nhiêu tâm tình, để rồi dang dở, bỡ ngỡ cả khi tóc đã hai màu.”

Cần cảnh báo trước rằng những gì được tiết lộ trong cuốn sách đâu đó có thể khiến bạn đau đớn, hết sức đau đớn, bạn thậm chí phải thốt lên “Không thể nào”, “Liệu có đến mức đó…” Những nỗi đau trong cuộc đời âm thầm nhào nặn những định kiến, nhân cách sai lệch trong chúng ta. Nhưng nỗi đau này là để trưởng thành, để nhìn thẳng vào chính mình và lựa chọn một con đường đích đáng.

Tham khảo sách:

- Im lặng hay cười nói đừng trói buộc thành công

- Hôm nay bạn phải bắt đầu sống ngay cuộc đời đẹp nhất!


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147