Trang chủ Blog Giao tiếp xã hội

Các chấn thương thời thơ ấu tiết lộ cách chúng ta giao tiếp với xã hội như thế nào?

By: OopsyAdmin, 2018-08-28 12:11:14

Các kinh nghiệm thời thơ ấu là một trong những nhân tố kiến tạo tâm cảm của chúng ta. 

Những người nuôi dạy ta thuở nhỏ, những người gắn bó với ta từ những năm đầu đời đóng một vai trò quan trọng giúp ta hiểu biết về cuộc sống, chính họ là những người đầu tiên cho ta biết thế giới trông sẽ như thế nào. 

Các chấn thương tâm lí phức tạp thường khởi nguồn từ các tổn thương lâu dài do một vài sự kiện nhất định từ thuở nhỏ và ám ảnh tới khi trưởng thành. Các chấn thương này thường xuất hiện ở những đứa trẻ lớn lên trong môi trường bị tổn thương về thể chất, tình dục hoặc cảm xúc.

Kinh nghiệm thời thơ ấu là những hạt mầm cấu thành xu hướng hành động và tính cách của mỗi người đến khi trưởng thành. Phần sau đây là 4 xu hướng tâm lí cơ bản Oopsy gửi đến bạn đọc.

CÁC CHẤN THƯƠNG THỜI THƠ ẤU TIẾT LỘ CÁCH TA GIAO TIẾP VỚI XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?

1. Tâm lí “an toàn”

Những người mang loại tâm lí này thường lớn lên trong môi trường mang tính hỗ trợ nhau cao. Bố mẹ luôn sẵn sàng phản hồi trước những nhu cầu thường ngày của chúng. 

Bởi vậy chúng sẽ hình thành tính cách cởi mở, giúp đỡ người khác khi được đề nghị, sẵn sàng trước những quan hệ gần gũi và tìm kiếm những mối quan hệ gần gũi mà ít khi sợ hãi bị từ chối hoặc quá độ. 

Tuy nhiên, mặt trái của điều này là chúng sẽ thiếu sự độc lập và tự quyết khi lớn lên nếu bố mẹ bao bọc chúng quá mức. 

2. Tâm lí đề phòng

Còn được gọi là “tránh khỏi các sự kiện không an toàn”, đứa trẻ thường phát triển tính cách này khi những người chăm sóc chúng khước từ hoặc thậm chí bác bỏ các nhu cầu của chúng. 

Đứa trẻ học cách tránh né, đề phòng như là cách để tự vệ trước các cảm xúc khi bị khước từ. Khi lớn lên, chúng không thoải mái khi mở lòng và thậm chí tự bác bỏ mong muốn xây dựng các mối quan hệ của mình.

Chúng đặt việc xây dựng các giá trị dựa trên sự độc lập và tự chủ, phát triển các kĩ năng làm chủ khi có một cảm xúc nào đó vượt mức bình thường. Chúng thường lập rào chắn đề phòng khi nhận thấy một mối đe dọa đến mình. 

Ví dụ: Đóng cửa không giao tiếp; khó hoặc hầu như không nói: "Tôi yêu…", "Tôi thích...", kể cả khi chúng có điều đấy; chúng hiếm khi chia sẻ, thường giữ bí mật cho riêng mình.

3. Né tránh nỗi sợ/ Khó tin tưởng người khác

Những đứa trẻ phát triển theo hướng này phải trải qua sự ngược đãi và/hoặc bị phớt lờ trong thời gian dài. Tổn thương từ sự phớt lờ hình thành nên tâm lí né tránh của đứa trẻ. 

Thay vì học cách chủ động đề phòng, tự vệ giống đứa trẻ ở trường hợp trên, thì đứa trẻ ở trường hợp này khao khát có mối quan hệ thân thiết nhưng không dám tiến đến mối quan hệ do lo lắng và sợ hãi bị khước từ giống như hồi nhỏ. 

Chúng rất khó mở lòng và khó tin tưởng người khác, chỉ bởi vì chúng sợ bị tổn thương nếu làm thế. Chúng còn sợ bị phản bội vì nó gợi nhắc lại những sự khước từ trong quá khứ. 

Để giúp đỡ người này, sẽ phải rất mất công để phá bỏ tảng băng trong lòng họ và tạo lập sự tin tưởng. 

Oopsy khuyên bạn hãy kiên nhẫn và chân thành giúp đỡ họ. Sức mạnh ấm áp từ trái tim sẽ tìm đến sưởi ấm trái tim.

4. Ám ảnh lo lắng

Những đứa trẻ phát triển theo hướng này thường là khi bố mẹ chúng có những phản hồi không đồng nhất.

Có lúc bố mẹ đối xử bằng sự nuôi dưỡng, chăm sóc và quan tâm. Những lúc khác họ trở nên lạnh lùng, từ chối và vô tâm. Vì vậy, đứa trẻ không biết phải mong đợi thế nào. 

Khi lớn lên, họ trở thành người có nhu cầu cần nhiều sự kết nối trong nhiều mối quan hệ xã hội. Có khi họ cứ muốn bám dính lấy người khác để giảm/khỏa lấp nỗi lo lắng, bất an bên trong mình. Vậy nên họ thường có các mối quan hệ kém sâu sắc. 

Họ nhạy cảm với mọi xung động cảm xúc của người ngoài và thế giới xung quanh, vì thế rất cần sự thừa nhận từ người ngoài và lo lắng nếu ai đó tỏ ra không yêu mến họ.


Những tâm lí này được hình thành và phát triển từ các tổn thương thơ ấu. Nó định hình cách ta phản hồi với người khác khi lớn lên. 

Những người nuôi dạy ta đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ đặt lỗi lầm lên họ.

Sẽ là một bước tiến rất dài để mỗi người có thể thoát khỏi những tâm lí trên. Nhận thức được nguồn gốc tâm lí liên quan đến những chấn thương thời thơ ấu là bước căn bản đầu tiên giúp bạn tiến trên con đường thay đổi chính mình và với mối quan hệ xung quanh.

Bạn có thể tham khảo thêm bộ sách Vạch mặt thiên tài nói dối Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương để hiểu hơn về những tổn thương trong quá khứ đã làm thay đổi cách-chúng-ta-giao-tiếp với xã hội như thế nào nhé!


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147