Trang chủ Blog Giao tiếp xã hội

Parody - Vở Kịch Giải Tỏa Gánh Nặng Nạn Nhân, Gỡ Bỏ Tổn Thương

By: OopsyAdmin, 2020-01-03 12:44:18

Cuộc đời là những vở kịch và chúng ta là những diễn viên. người ta đã đóng vai gì thì người ta sẽ không đau khổ bởi vai diễn đấy nữa

Có một cô nhân viên nọ xung khắc với sếp. Sếp cô ta không phải là người xấu, nhưng ông ta là một người hay soi mói. Một lần, xảy ra một xung khắc, mà xung khắc này không phải là lỗi của cô ấy, không phải lỗi của ông Sếp. Ông Sếp cho rằng cô ấy làm báo cáo đấy không đúng, còn cô thì cho rằng cô đã làm tất cả những gì ông yêu cầu

Cô nhân viên tội nghiệp của chúng ta cũng đã làm “như Sếp bảo”, và cô bị ông Sếp gia trưởng điên cuồng chửi bới giữa đám đông. Cô ấy xấu hổ lắm, cô ấy về khóc lóc một mình. Cô ấy nghĩ: “Hay bỏ công ty, sao mình khổ thế”

Cô không làm việc được, cô đứng đơ người. Cô đứng đối diện trước một màn hình, không làm gì nổi. Cô ấy vì bị sỉ nhục nên vô cùng xấu hổ!

Trong lúc ấy, đồng nghiệp của cô – một Bậc thầy truyền thông – đã ngồi cạnh cô gái, chứng kiến nỗi đau khổ của cô ta. Và anh nghĩ ngay ra một giải pháp

Bởi vì Bậc thầy truyền thông biết sự xấu hổ của cô gái trước đám đông chỉ có thể xử lí bằng cách khiến đám đông bênh vực cô ta. Nếu có bất cứ một ai bênh vực cô ta thì cô ta cũng cảm giác được chia sẻ. Và nếu như cô ta nuốt cục uất ức này vào trong tim thì cô ta sẽ thấy đau khổ, không chỉ ngày hôm nay, mà nhiều ngày khác ở đời. Cô ta sẽ luôn luôn cảm giác là: Trước người khác, ta không có cái sĩ diện; Trước người khác, ta bị tổn thương; Trước người khác, không ai bảo vệ ta cả.

Để cô gái kia không đóng một vai Nạn nhân, để cô ấy không biến thành cô Tấm nữa thì phải làm sao? (Khổ thân cô Tấm, chắc là sống khổ lắm mới biến thành người đi truyền thông như thế!) Bậc thầy truyền thông phải cho cô ta đóng vai nạn nhân. Người ta đóng vai gì thì người ta sẽ không thấy đau khổ bởi vai diễn đấy nữa

Bậc thầy truyền thông nói với cô gái ấy là:

- Không, cứ để anh mắng em. Em cứ nghe anh. Cứ để anh mắng em. Sẽ có người bênh em. Và khi người ta bênh em, em hãy nói làm sao cho người ta thấy là anh vô lí. Và trước đám đông, anh sẽ vô lí

Rồi vở kịch bắt đầu, Bậc thấy truyền thông mắng cô gái rất dữ dội, mọi người bắt đầu quay ra nhìn. 70% ý kiến bênh vực cô gái. Cô gái kia được nghe bênh vực một hồi, khóc bù lu bù loa lên

Sau cơn khóc ấy, nỗi đau của cô gái sẽ lành. Và cô thấy mọi người vẫn yêu thương trân trọng mình. Cô thấy ở công ty nhiều người hiểu cô. Tương tự thế, kể từ sau vở kịch truyền thông, ông Sếp sẽ luôn luôn trân trọng Bậc thầy truyền thông, dù muốn hay không

Việc Bậc thầy truyền thông làm là dùng một phương pháp truyền thông, tức là tái diễn truyền thông dưới dạng một vở kịch để giải tỏa tất cả áp lực truyền thông

Nên là, một trong những phương thức để người ta giải tỏa những gánh nặng chính thống của xã hội hiện đại, đấy là Parody – Giễu nhại, diễn lại những gánh nặng đấy dưới một vở kịch vui vẻ và hài hước hơn

Có rất nhiều người không hiểu được sức mạnh của Parody, không hiểu được sức mạnh của sự giễu nhại. Nó cho phép người ta một khoảnh khắc được thoát ra khỏi những uy quyền thiết đặt lên Thân thể, Tâm lí, Tư duy, khiến chúng ta trốn tránh được nó. Nhưng đó cũng chỉ là sự trốn tránh tạm thời. Parody theo kiểu một vở kịch, một stage, một màn diễn, bắt buộc phải có một actor, tức là phải có thỏa thuận kịch bản, và có một performance, tức là trình diễn kịch bản ấy trên một stage, trên một không gian đặc trưng cho tấm màn đấy

Ở vở kịch truyền thông kia, actor là Bậc thầy truyền thông với cô gái, performance – Bậc thầy truyền thông diễn là chính, còn cô gái chỉ thuận theo và cô ấy trình bày cảm xúc thật trong cô ấy thôi. Nhưng phải có một diễn viên chính (main actor). Cuối cùng có một stage – Bậc thầy truyền thông đã lấy chính bối cảnh văn phòng của công ty, tái diễn chuyện ông Sếp mắng cô gái kia trên bối cảnh ấy

Nên bạn phải biết, tại sao trong xã hội hiện đại, khi chúng ta bước qua khỏi một cuộc chiến tranh hoặc một trường kỳ lịch sử, chúng ta rất hay dựng lại phim lịch sử, và dựng lại phim về những thời kỳ chúng ta đã trải qua? Bởi vì những bộ phim ấy không phải tái diễn để người ta biết, mà trước hết nó tái diễn để người ta thoát khỏi những tổn thương của điều đấy. Nếu như chúng ta phải dựng thêm nhiều vở kịch về vua Lê, là để chúng ta thoát khỏi những tổn thương nào đấy của xã hội, những ấm ức về lịch sử. Khó nói!

Những vở kịch, những sự dàn dựng, việc giễu nhại lại xã hội đấy là đặc điểm của Bậc thầy truyền thông. Những mô hình truyền thông hiện đại đa phần rất phổ biến. Chẳng hạn một công ty nọ làm theo kiểu sao chép những trò vui của Trung Quốc. Họ sao chép lại những chuyện xảy ra trong công sở. Họ có một nhóm Trắng, họ chuyên hát những chuyện xảy ra trong một tuần tiêu biểu. Nhưng chuyện đấy không tính là Parody. Bởi họ hát về nó không phải là vấn đề gì, họ nói về nó cũng không phải vấn đề gì

Parody phải là diễn lại dựa trên bối cảnh. Actor, perform, stage: Ba nhân tố để cấu thành một quá trình Parody

Thành công nhất của những clip công sở là nó dựng lại những tình huống công sở nhưng nó làm hài hước đi. Sau khi Sếp mắng, thế là ném cho Sếp một cái vào mặt rồi chạy và biến mất. Thế là Sếp chỉ việc “Ớ” một tiếng thôi. Tức là dựng lại chính quá trình đấy, nhưng lại làm cho người ta cảm thấy rất hài hước vui vẻ. Nhưng chuyện đấy cũng không phải là Parody chính nghĩa

Giễu nhại không phải để cười cợt. Giễu nhại là để giải tỏa

Parody mà Bậc thầy truyền thông đã thực hiện trong công ty kia là một cuộc Parody đáp ứng đúng là diễn lại một vở kịch, mà điều chốt lại trong Bậc thầy truyền thông là sự vui vẻ vì đã giúp được một người; và sự vui vẻ hơn nữa là kết nối với Sếp, có được sự cảm động của Sếp. Còn cô gái kia vui vẻ là bởi vì cô ấy xóa được sự xấu hổ và cô ấy có được cảm thông của mọi người. Tất cả mọi người: Nỗi buồn đều biến mất đi, và niềm vui được tăng thêm. Trong khi kịch bản của vở kịch truyền thông ấy không cần phải quá giễu nhại, nó chỉ lặp lại nó dưới một hình thức yếu hơn. Ông Sếp hóa thân thành một nhân viên và nạn nhân bây giờ bỗng nhiên ngang bằng với ông Sếp

Bạn thấy cái màn đấy không? Đấy là Parody.

Vở kịch ấy đã dân chủ hóa hai người, bình đẳng hóa ông Sếp và cô nhân viên trong một khoảnh khắc. Bậc thầy truyền thông mắng cô gái nhân danh Sếp, trong khi Bậc thầy truyền thông với cô ấy là đồng nghiệp, vị trí là bình đẳng, thì tự nhiên ông Sếp hạ xuống thành nhân viên. Và tự nhiên, bởi vì Bậc thầy truyền thông đã hạ ông Sếp xuống thành mình rồi, cho nên cô gái kia bỗng nhiên cao thành Sếp. Sự giễu nhại ấy có giá trị như thế. Nó thay đổi địa vị của các nhân vật trong vở kịch, đó mới là nguyên tắc của giễu nhại, và của truyền thông

Cho nên những việc giễu nhại, ở nước ngoài hay có. Ví dụ, người ta dựng một kịch bản: Tổng thống trong vai người đi mua hàng, rồi bị trêu, bị đánh, v.v… khiến Tổng thống biến thành người dân và như thế bỗng nhiên người dân cao hơn Tổng thống. Đấy là một mô hình truyền thông, mô hình Parody: Luôn luôn diễn lại mọi điều chúng ta thấy

NÓI CHO TRẮNG MẮT SẮT ĐÁ CŨNG MỀM - OOPSY>

 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147