Trang chủ Blog Introvert

Đừng hạ thấp người HƯỚNG NỘI là nhút nhát, GIAO TIẾP KÉM, thực chất họ là BẬC THẦY GIAO TIẾP, PHÙ THỦY TÂM LÍ

By: OopsyAdmin, 2020-01-09 09:11:34

Trong tuổi trẻ, thành công là tìm được chính mình, và bắt đầu con đường sự nghiệp đích đáng. Sang đoạn trưởng thành, điều bạn cần làm là mài bén những cạnh sắc của mình để chính mình là một người đắc lực đắc dụng. Đúng thế, để trưởng thành bạn cần rõ từng thế mạnh tiềm năng nhất trong mình. Chứ không phải là tự chặc lưỡi nói mình là người hướng nội nên khó sống đời, hay mình là người hướng ngoại nên cố gắng mở rộng quan hệ. Thế thì đừng nhầm lẫn nữa. Bạn có thể là một người hướng nội, rồi sẽ thành BẬC THẦY GIAO TIẾP!

Hoặc nếu biết cách, bạn sẽ là người hướng ngoại tuyệt vời, THIÊN TÀI ĐẦU TƯ! Cứ bắt đầu đọc và hiểu rõ những móng vuốt sắc bén của mình đi! Là Mèo hay là Hổ, bạn vẫn phải sinh tồn. Là Khôn hay là Dại, bạn vẫn phải THÀNH CÔNG! Và, HIỂU RÕ SỰ THẬT VỀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI VÀ HƯỚNG NGOẠI, BẠN CÓ THỂ TRỞ THÀNH BẤT KỲ AI! 

 

SỰ THẬT VỀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI - NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI LẦM CỦA SUSAN CAIN VỀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI

QUY TẮC 10.000 GIỜ

Susan Cain (tác giả cuốn Quiet) không phải là người đầu tiên, nhưng là một trong những người tiên phong trong cuộc chiến giành lại vị trí xã hội cho những người hướng nội. Bà ấy nghĩ là có một thứ, chính là sáng tạo. Chúng ta có thể sáng tạo được, bởi vì không gì sáng tạo bằng sự cô độc. Nhưng có một thứ mà bà đã lờ mờ gọi tên được, giống như những nhà phân tâm học cùng thời Freud. Những kẻ tổn thương khi đã quen chịu tổn thương – nói theo kiểu nhà Phật, quen chịu khổ, quen bị giày vò – họ xuất sinh ra ba thứ rất quan trọng. Đó là ba thế mạnh, ba bộ công cụ giúp cho họ có thể sống một cuộc đời, nhưng họ phải biết tận dụng nó. Nói theo kiểu Gladwell trong cuốn ‘’Những kẻ xuất chúng ‘’nếu chúng ta chịu đựng đủ 10.000 giờ, chúng ta sẽ thành Vua chịu đựng, chịu đựng một cách xuất chúng. Quy tắc 10.000 giờ được phát biểu là: cái gì luyện qua 10.000 giờ cũng thành tài năng (Kể cả thổi bong bóng 10.000 giờ cũng thành Thần thổi bong bóng!)

Vậy nếu chúng ta đã trải qua 10.000 giờ bị dằn vặt, thế mạnh của người dằn vặt là gì? Lí trí để trải qua 10.000 giờ huấn luyện, nó phải rất khó khăn. Nó phải luôn luôn động não. Con người ta ít khi có khả năng như thế. Tâm lí là một thứ dễ chịu hơn. Nếu chúng ta sống 10 năm trong một trạng thái tự ti, thì chúng ta thật sự đã có 10 năm dằn vặt. Lúc thở cũng đang dằn vặt. Trong giấc mơ cũng đang dằn vặt. Các nhà phân tâm học đều biết rằng, trong giấc mơ chúng ta tiếp tục chịu đựng thế giới, tiếp tục khao khát thế giới.

Nếu chúng ta là người hướng nội, chúng ta rèn luyện tính hướng nội và rèn luyện sự chịu đựng, rèn luyện những đau đớn và những tổn thương nhiều hơn hẳn người hướng ngoại, nhiều hơn hẳn người toan tính, nhiều hơn hẳn những thương nhân đấy – chúng ta chịu đau đớn suốt cuộc đời.

Một người nữ ở tuổi 32 nọ có thể nói “Em nghĩ là mình đã sống nhiều năm trong những nỗi đau trái tim”. Còn nếu hỏi:

  • Đã có giây phút nào hạnh phúc và nghĩ đến chuyện đột phá chưa?
  • Thi thoảng, đã có lúc em rất sáng tạo.

Thi thoảng đã có lúc chúng ta sống rất lí trí, còn đa phần là chúng ta CHỊU ĐỰNG

THẾ MẠNH THỨ NHẤT CỦA NGƯỜI HƯỚNG NỘI: BIẾT QUAN SÁT 

Người hướng nội có ba thế mạnh. Thế mạnh thứ nhất, bởi vì họ đã chịu đau đớn, cho nên họ BIẾT QUAN SÁT

Họ biết quan sát, không có nghĩa là nhận định, không có nghĩa là phân tích, không có nghĩa là giải pháp.

Susan Cain có một kết luận rất nhầm lẫn. Bà ấy bảo người hướng nội biết quan sát, biết nhận định, biết phân tích vấn đề. Họ có thể quan sát và nhận ra vấn đề, trong khi người hướng ngoại có thể xử lí nó lập tức. Đó là một sự cực đoan nhầm lẫn. Người hướng ngoại rất giỏi quan sát và xử lí vấn đề, phân tích, đưa nhận định và giải pháp. Nhưng điều mà họ không làm được, đấy là quan sát các chi tiết, và cảnh báo các nguy cơ. Đây là sức mạnh của người hướng nội, chỉ người hướng nội có thôi.

Khả năng đầu tiên của người hướng nội là quan sát các chi tiết và phát hiện các nguy cơ. Khả năng này chúng ta sẽ gặp rất phổ biến ở các bà mẹ Việt Nam. Ví dụ, người mẹ nói “Chuẩn bị mày đi đâu là mẹ thấy lo lắm.” Sau khi đứa con đi xong, bà mẹ nghĩ lại: “Trông hôm nay nó hơi bất thường. Bình thường nó có chào mình đâu…” – họ có tất cả các trạng thái liên tưởng như vậy, họ rất biết quan sát các chi tiết.

Ta hay chứng kiến chuyện này, các bà nội trợ ngồi với nhau:

  • Rõ ràng nó rất lạ. Bình thường nó không bao giờ lén lút như thế, sáng nay đi nó rất vội.
  • Mà nó không nhìn vào mắt tao, nó đi thẳng.
  • Nhà nó bình thường mở cửa, hôm nay nó đóng cửa.

Tất cả những thứ này, chỉ có người hướng nội quan sát được, người hướng ngoại không quan sát được.

Người hướng ngoại, một người đã quen xử lí bằng lí trí, thì khi họ gặp một người đi bên đường cũng thế. Ví dụ, họ kể lại cho người khác khi buôn chuyện, họ nhận định là:

  • Thằng đấy bình thường không có lễ nghĩa, nó không chào tao. Hôm nay nó cũng không chào tao. Thằng mất dạy!

Họ chỉ nghĩ thế thôi. Còn người hướng nội sẽ thấy: Trông nó thế nào ấy, trông nó rất bực tực.

Bạn thấy miêu tả khác nhau không? Một người miêu tả để thiết lập một cơ chế quan hệ, một lễ nghi, một cái gì đấy đặt lên nhau – người hướng ngoại. Còn người kia chỉ nói ra cảm giác: “Trông nó lạ lắm. Tao cảm giác không ổn” – người hướng nội.

 Một lần nữa ta lại thấy, người hướng nội rất biết quan sát các chi tiết, và phát hiện các nguy cơ. Họ là người duy nhất thật sự có thể cảnh báo các nguy cơ. Trong khi, những người hướng ngoại phát triển đến mức cao, họ có thể đưa ra các giải pháp đột phá. Họ rất nhanh chóng tìm ra một lối thoát để làm sao xử lí tình huống nhanh, đấy là sự thật. Khi họ được mài bén rồi, họ là người luôn luôn đưa ra các giải pháp đột phá: Quan sát tình hình thị trường, đưa ra giải pháp lập tức.

Cho nên, Susan Cain có một sự gán ghép hơi buồn cười. Bà xếp những người như Bill Gates, hoặc các chủ tập đoàn lớn, vào dạng người hướng nội. Thật ra, đấy là một suy đoán nhầm lẫn, một sự gán ghép cưỡng ép. Khả năng đưa ra giải pháp đột phá, bà cho rằng nó thuộc về người hướng nội. Đấy là sai lầm.

THẾ MẠNH THỨ HAI CỦA NGƯỜI HƯỚNG NỘI: SAO CHÉP

Người hướng nội không có khả năng đưa ra giải pháp đột phá, mà họ có khả năng thứ hai: SAO CHÉP

Bởi quen quan sát, nên họ có khả năng sao chép cái tốt nhất. Đây mới là khả năng của họ. Susan Cain nhầm lẫn khả năng này thuộc về người hướng ngoại. Điều ấy là hoàn toàn sai lầm. Đúng hơn, bà đã sống trong một xã hội mà những người hướng ngoại tự nhận mình là người hướng nội, vì hay tổn thương. Còn đám hướng nội đã quen chiều lòng người khác, quen cười nói giả lả với người khác, nhận mình là người hướng ngoại. Bạn hiểu vấn đề này không?

  • Hướng ngoại > tổn thương -> tự nhận hướng nội
  • Hướng nội > quen chiều lòng người -> tự nhận hướng ngoại

Bà ấy nhầm lẫn. Thật ra bà ấy đã linh cảm điều đấy trong một chương. Có một thí nghiệm thế này: khi tổ chức một buổi diễn, chẳng hạn tất cả đều giả làm đầu bếp, thì nhóm hướng ngoại diễn rất dở. Cho dù họ quen giao tiếp, nhưng lúc đấy họ không biết phải diễn thế nào. Còn nhóm hướng nội lại bắt chước vai đấy rất nhanh, và rất đúng, gần như 80% khớp với yêu cầu của vai diễn. Từ không biết làm bếp, họ giả vờ như làm bếp, sắc mặt họ biến chuyển nhanh. Đấy chính là vì họ chỉ giỏi sao chép thôi, chứ không phải giỏi đột phá. Họ có thể nhanh chóng tìm ra cái tốt nhất, vì đã luôn luôn quan sát chi tiết và các nguy cơ. Đấy là khả năng của họ. Khả năng này được mài bén trong 10.000 giờ chịu đựng đau khổ. Sức mạnh của họ là họ biết đóng những vai đấy.

Cho nên, chúng ta phải kết luận là, cho dù cùng sống trong một khủng hoảng tâm lí, thế nhưng người sếp ấy sống trong một khủng hoảng tâm lí về lí tưởng (lí trí mà!), còn cô nhân viên kia sống trong một khủng khoảng tâm lí theo kiểu nội tâm bị khủng hoảng.

Kiểu người rất giỏi chiều lòng người khác, rất quen nhạy cảm và chiều ý người khác – như cô nhân viên – là người đang sống trong những cuộc khủng hoảng tâm lí triền miên. Còn người rất thích cau có như sếp cô, và thường ít khi dùng sắc mặt để làm vừa lòng người khác, là người khủng hoảng trong giá trị, trong lí tưởng, trong kế hoạch, trong sự đột phá về mặt thành tích, lợi nhuận... Nếu như người sếp ấy gặp một chuyện khó khăn về tình cảm, cô ta vẫn có thể cười cho dù mặt hơi cau có. Nhưng nếu gặp một tin vui về lợi nhuận, cô ta sẽ cười cả ngày. Điều này chứng tỏ đấy là người tính toán, người hướng ngoại.

Như thế, khả năng của người hướng nội là sao chép những cái tốt nhất, chứ không phải đột phá như Susan Cain tưởng. Đấy là một nhầm lẫn của bà ấy khi xét những đối tượng tâm thần. Bởi vì những người đến với bà ấy mà nhận mình là người hướng nội đều sống trong một nỗi đau nào đấy. Trong giai đoạn ấy, đấy gọi là tâm trạng.

Theo thứ tự, có các dạng thế này: Thái độ -> Cảm xúc -> Tâm trạng -> Tâm lí -> Tính cách

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa tâm trạng với tâm lí, và thậm chí nhầm lẫn tâm trạng với tính cách. Tâm trạng là “Hôm đấy tôi buồn,” thì người ta không thể nói là “Anh buồn như thế chứng tỏ anh là người sâu sắc.” Tâm trạng  đang buồn thôi, còn tâm lí của họ không phải đang đến mức như thế, và tính cách của họ không phải là người như thế. Tâm trạng giống với người hướng nội, đấy là những lúc mà những người đấy phải đến trị liệu tâm thần, họ đang ở trong giai đoạn khủng hoảng bất kì.

Bình thường, họ là người hướng ngoại. Nhưng áp lực quá, họ chuyển sang giai đoạn hướng nội (để cân bằng lại nội tâm). Để chống chọi lại tổn thương thì tốt nhất họ đi về một trong hai phía. Nhưng đi về phía này mãi không được thì đi về phía kia. Hướng ngoại mãi không được thì hướng nội. Và lúc họ khủng hoảng quá, họ quay trở lại về một tâm trạng giống như người hướng nội để cân bằng lại bản thân.

Bà Susan Cain đã nhầm lẫn các loại người này với nhau. Nên giải pháp của bà ấy sau cuốn sách kinh điển ấy, chúng ta thấy thực ra là không có một giải pháp nào. Thậm chí, vẫn chẳng có nhà tuyển dụng nào sẵn sàng thuê người hướng nội.

Còn một chuyện nữa, nhầm lẫn này dẫn đến một nhầm lẫn khác. Bà ấy cho rằng người hướng nội, vì khả năng đột phá, nên họ làm việc một mình rất thích hợp. Còn người hướng ngoại, do khả năng kết nối nên làm việc teamwork rất tốt. Nhưng bà nói là, theo mọi thống kê, teamwork không đẻ ra sự sáng tạo, mà chỉ có cá nhân mới đẻ ra sự sáng tạo. Điều này có đúng không? Điều này lại là một trạng thái sai lầm nữa. Bởi vì sự sáng tạo đến từ người hướng ngoại.

Đúng hơn, người hướng ngoại là người có thể chìm ở trong khả năng tính toán, phân tích vấn đề rất lâu, để tìm ra giá trị, lợi nhuận, giải pháp cho vấn đề. Còn người hướng nội thì họ không có khả năng chịu đựng. Họ đã quen dằn vặt một cái là tìm người khác. Cho nên, teamwork thuộc về những người hướng nội. Bằng chứng là tất cả những nhóm người hướng nội đều rất gắn kết.

Bởi vì, những người hướng nội thì giỏi làm teamwork. Họ không giỏi nghĩ cái gì đột phá. Còn những người hướng ngoại có khả năng làm việc độc lập. (Họ dựa trên cái tôi mà!). Người hướng nội dựa trên sự liên tưởng và tâm cảm – Trong mỗi chúng ta đều cần có người còn lại. Còn người hướng ngoại không cần – Miễn anh làm việc sòng phẳng với tôi. Họ có thể làm việc độc lập. Họ có thể làm việc một mình. Họ có thể chịu đựng được cô độc. Nhưng người hướng nội thì không chịu đựng được sự cô độc. Đấy mới là sự thật.

Nếu như một người là một người hướng nội, tách người ấy ra, cách li họ với cộng đồng, họ có thể khóc suốt ngày đêm. Còn cách li người sếp trong ví dụ trên ra, cô ta sẽ nghĩ: “Cùng lắm là chuyển sang công ty khác, tao không cần. Mày quên tao, thế thì thôi!” Tức là họ cũng đau đớn, nhưng họ nghĩ “Cùng lắm là thế chứ gì. Chẳng sao cả, bỏ đi! Không làm trưởng phòng nữa!”

Như thế, thế mạnh thứ hai của người hướng nội là Sao chép – và sao chép cái tốt nhất. Nó là một đặc trưng của họ.

THẾ MẠNH THỨ BA CỦA NGƯỜI HƯỚNG NỘI: KHẢ NĂNG ĐỒNG CẢM, KẾT NỐI

Khả năng thứ ba, khả năng nền tảng của hai khả năng trên, nhưng nó lại là khả năng rất đặc biệt – đây mới đúng là khả năng của họ.

Nếu như những người hướng ngoại đều có một khả năng đặc biệt sau một thời gian dài là khả năng thuyết phục người khác, thì người hướng nội có khả năng ĐỒNG CẢM với người khác. Khả năng đồng cảm này là một KHẢ NĂNG KẾT NỐI.

Thuyết phục không phải để kết nối. Thuyết phục là để người ta hướng đến hành động. Nhưng đồng cảm thì hướng đến sự liên kết nội tâm. Khả năng đồng cảm này là một phép màu đạt được của người hướng nội. Sau suốt một thời gian chịu đựng, họ bắt đầu có thể hiểu được tâm lí của người khác. Đây chính là thế mạnh thứ ba của họ.

Trong mọi mối quan hệ, trong mọi mối xử lí vấn đề, người hướng nội có (i) khả năng quan sát, phát hiện các nguy cơ; (ii) khả năng sao chép hoặc làm được cái tốt nhất, đưa ra cái tốt nhất; và (iii) khả năng đồng cảm, đi sâu vào tâm hồn, liên kết mọi người lại với nhau. Nên mới nói là họ rất hợp để thành lập teamwork. Nếu như phải có một teamwork, đấy phải là team của người hướng nội, được chỉ huy bởi một người hướng ngoại. Nó vốn là thế, chứ không phải là team của những người hướng ngoại.

Susan Cain có một thái độ hằn học với thế giới teamwork. Bởi vì bà ấy không có khả năng làm việc teamwork. Nhưng một cuốn sách của bà ấy, với một giọng sắc bén và luận chiến, chứng tỏ bà ấy không phải là người hướng nội như bà ấy nhận, mà bản chất đấy là một mẫu tính cách hướng ngoại, khả năng phê phán bất cứ cái gì mà mình gặp.

Người hướng ngoại hướng tới sự thuyết phục. Thế mạnh của người hướng ngoại là gì? Khả năng của họ không phải quan sát, mà khả năng của họ là nhận định, phán xét, đưa ra giải pháp, khái quát.

Khả năng của người hướng nội là đi vào cái CHI TIẾT. Khả năng của người hướng ngoại là ngược lại, đi vào cái TOÀN THỂ. Người hướng ngoại có thể nắm bắt được cái toàn thể rất nhanh, nắm bắt được cái chung rất nhanh, nhìn ra mọi chuyện rất nhanh.

Ví dụ, chúng ta có hai người, cô sếp ở trên và một anh chàng nữa. Cô sếp thường xuyên mang những tâm trạng khác nhau, lúc vui lúc buồn khác nhau, hẳn đây là người hướng nội? Vậy người hướng nội là cảm xúc chắc?

Người hướng nội không phải là người bị chìm đắm trong tâm trạng. Bởi vì họ đã trải qua 10.000 giờ sống trong khổ đau, nên họ không bị dằn vặt bởi các tâm trạng. Khi ai mắng, họ vẫn có thể cười nói “Em xin lỗi/ Dạ vâng, tại em.” Rồi đi về bắt đầu mới lủi thủi ngồi một chỗ, bắt đầu mới rớt nước mắt:

  • Dám chửi ta… Rồi một ngày ta sẽ chửi lại ngươi! Ta sẽ lên sếp!!!

Đấy là suy nghĩ của người hướng nội.

Còn người hướng ngoại thì không. Cô sếp kia có thể tưởng mình là người hướng nội. Thật ra, cô ấy là người hướng ngoại. Và một người hướng ngoại thì bao giờ cũng có năng lực khác.

Nhưng anh chàng kia thì giao thiệp rất tốt, rất dịu dàng với mọi người. Người dịu dàng và quan tâm đến cảm xúc này là người hướng nội. Và họ không quan sát được cái toàn thể như họ tưởng. Họ quen quan sát cái chi li. Trong khi cô sếp kia là người quan sát được cái toàn thể, cho nên cô có một ấn tượng về cái toàn thể chung.

PHÁ BỎ HIỂU LẦM VỀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI

Bạn hãy biết rằng: Tất cả những kẻ đang xác định người hướng nội như những kẻ thất bại và lùi vào một góc tối thì đang lợi dụng sự yếu đuối của con người để kiếm tiền hoặc gây ảnh hưởng. Đấy đều là những kẻ độc ác nhất. Bởi vì không gì độc ác và hèn hạ bằng việc lợi dụng nhược điểm của người khác để làm lợi cho mình, dù bất kể những người ấy đang kêu gọi điều gì và cảm thấy điều gì.

Tất nhiên người thành công có lẽ chẳng để ý đến điều này. Họ sẽ chỉ coi đây là lời nói của một người hướng nội. Đối với người thành công thì:  Các ngươi yếu đuối kệ các người, ngốc nghếch kệ các người, ta cần nhất là lợi nhuận

Nhưng có những nhân vật siêu thành công, đã vượt từ nhóm giá trị thấp nhất, đến nhóm giá trị cao nhất và trở nên rất “đáng sợ”. Họ có khả năng đồng cảm, tức là hiểu được nỗi đau, cảm nhận được cảm xúc của người khác. Họ có khả năng thấu hiểu, phân biệt được thật giả đúng sai. Họ có khả năng giao tiếp (“siêu nhân giao tiếp”); và có khả năng làm chủ nội tâm, buồn vui không lộ ra ngoài mặt. Bạn thấy “kinh khủng” chưa? Giới thành công so với những người hướng nội có khả năng vượt trội về những điều đấy.

Trên đời này chúng ta phải tranh thủ cơ hội thì chúng ta mới thành công được. Đừng bao giờ vì sự đồng cảm mà khiến chúng ta bạc nhược trong giao tiếp (giống như chúng ta phải trở nên tàn nhẫn ấy nhỉ!?).

Có một chàng trai nọ sinh ra trong một thế giới hướng ngoại, sau đó chàng ta nuôi dưỡng những đặc tính để trở thành cái đám “tồi tệ” ở miền Thất bại. Và nếu như sau này bố chàng thấy chàng ta thất bại quá mà cho tiền, chàng trai ấy sẽ trở thành người ở một trong hai thế giới hướng nội bạn đã biết. Bố cho tiền để sống, thì chàng đủ tiền để tồn tại. Tồn tại ở đâu? Trong (i) thế giới Trí thức hoặc là (ii) thế giới Tư sản; tùy vào việc chàng có bằng cấp hay không. Nếu có bằng cấp thì thành trí thức, còn nếu không bằng cấp thì thành tư sản.

Bạn vẫn còn nhớ những gì chúng ta nói về NLP chứ? Tất cả những bài nói rằng cố gắng lên, tự tin lên đều không đến đích. Nó không biến người ta thành người thành công, nó chỉ biến người ta thành lũ “dở hơi.” Chỉ có một thứ có thể thật sự làm cho người ta tốt hơn, đấy là phát triển sự nhạy cảm – khả năng đồng cảm, và phát triển khả năng giao tiếp.

Hãy hiểu rộng hơn về khả năng giao tiếp này. Tại sao tôi chọn Skill, thay cho Social? Bởi vì thực ra người ta phát triển giao tiếp là nhờ làm chủ những năng lực về chuyên môn nghề nghiệp, chứ không phải là người ta phát triển sự giao tiếp suông. Chẳng hạn như anh sếp nọ, phải rất thông minh trong kinh doanh thì anh ấy mới trở thành một bậc thầy giao tiếp được, không phải bởi vì anh ấy bỗng nhiên thành bậc thầy giao tiếp thì sau giỏi kinh doanh. Không phải như thế.

Chúng ta phải có một chuyên môn nào đấy. Ví dụ như một người giữ vai trò quản lý, người ấy cực kỳ giỏi trong chuyên môn thì dần dần mới bắt đầu có những đặc tính tốt hơn được. Đến đây, chắc bạn đã rút ra một điều: Người ta phải có một skill rất tốt ở trong một phần nào đấy. Có thể nói là, họ có một điểm tựa để họ phát triển. Và mấu chốt, điểm tựa ấy giúp cho họ thật sự có tự tin. Còn đám giả vờ tự tin theo kiểu hãy nói bạn tự tin đi thì chẳng có gì hay ho đâu, toàn thứ độc địa. Những luồng độc của xã hội, NLP chẳng hạn, hoặc là chứng khoán, đầu cơ chẳng hạn, nó khiến người ta ở mãi giai đoạn 0,5 – giai đoạn Trung bình của một thứ gì đấy, và nó cứ hút về mốc Trung bình này.

Những triết thuyết độc hại như NLP, đầu cơ hay bitcoin là lí thuyết nói những chuyện như Sống thiền định ở một chỗ của riêng mình thôi, cố gắng sống một đời yên lành ở một đâu đấy. Thực ra người đấy có bao giờ yên lành đâu. Cả đời không yên lành nổi. Họ chỉ nói dối thôi (và có mấy ai thật hiểu về nói dối đây nhỉ?). Họ có khi đều là những người đột nhiên phát hiện ra một điều gì đấy siêu vượt sau vài ba ngày đi thiền về.

Có một cô gái đọc được ba cuốn sách, nói là hiểu ra được điều gì đấy sâu sắc về cuộc đời, hiểu ra quần áo không làm nên giá trị. Thế cũng giống như đi thiền một tuần về thì nói là đã hiểu được thế giới tinh thần. Nó cũng tương tự chuyện đang đi shopping về thấy hai ông bà già nắm tay nhau thì bảo đã hiểu ra trên đời này quan trọng nhất là yêu thương. Thật chứ? Hiểu làm sao đây? Khi họ đau khổ, họ thế nào vậy? Hay là vừa nghèo thôi lập tức “hét” lên ngay!? Toàn những chuyện bịa đặt xoa dịu một tầng lớp. Những thứ ấy giống như một loại sách giải trí dành cho các tầng lớp cao. Cô ấy bảo đọc xong ba cuốn sách thì hiểu được những giá trị cuộc đời. Hiểu thế nào được đây, hay chỉ đang nói dối mà không biết? Và nói dối thì chỉ là lừa nhau thôi. Những thứ “lừa nhau” ấy không làm cho xã hội lành mạnh.

Xã hội lành mạnh buộc phải phát triển dựa trên hai nỗ lực. Một nỗ lực là viên thành các skill, tức là các kỹ năng và chuyên môn, năng lực và khả năng giao tiếp xã hội. Nỗ lực thứ hai là phát triển sự đồng cảm để phát triển những nền tảng để giao tiếp, tin tưởng và kinh doanh. Xã hội dựa trên những thứ đấy là xã hội lành mạnh, thay vì phát triển những lí thuyết vô ích và lừa nhau.

Thực tế, những người đọc loại sách thứ hai là những kẻ thất bại – một người thất bại hoàn toàn trong các nỗ lực của mình. Thậm chí nếu như anh ta còn tiếp tục như thế, anh ta sẽ không thể làm nổi người giàu, anh ta chỉ có thể sống ở giới Bình dân. Cho nên chúng ta có thể nói rằng một người mê sách – mê sách thật, mê tri thức thật, hoặc một người muốn cống hiến thứ gì đó thật (nói chung là ở hai đỉnh của giới trung lưu), người ta có thể giàu, nhưng người ta cũng giàu vừa phải. Vì nó là cái đỉnh “chết” ở đấy, không thể đi tiếp, hoàn toàn mất đi khả năng giao tiếp, mất đi khả năng đồng cảm.

Như thế, nếu nói “Đọc nhiều sách thì thành công,” “Người thành công nhất định phải đọc nhiều sách” liệu có đúng không? Đến đây chắc bạn có thể tự rút ra cho mình rồi. Vấn đề không phải đọc nhiều sách hay không, và người giỏi không chắc là một người thành công, bao giờ cũng thế.

Ví như một người làm kinh doanh, anh ta mà đọc khoảng 10 cuốn sách về kinh doanh thì ta biết chắc thế là được. Nếu một người kinh doanh đọc cuốn sách về lịch sử nhân loại thì ta sẽ phải thắc mắc, họ có vấn đề gì không? Đấy là nói chuyện trong xã hội là như thế, còn các sách có giá trị như những sách nói về nền tảng làm người, các giá trị nhân văn, sự siêu thoát của tâm trí, của tinh thần lại là một loại sách khác. Tất nhiên trong đấy có thật-giả, nhưng ta chẳng bàn sâu ở đây. Đọc đúng loại sách thật sẽ làm cho người ta nâng cao và không ngừng đi lên.

Thế nên các vĩ nhân của nhân loại đều mê tôn giáo là vì thế!

***

Im Lặng Hay Cười Nói Đừng Trói Buộc Thành Công & Hôm Nay Bạn Phải Bắt Đầu Sống Ngay Cuộc Đời Đẹp Nhất - OOPSY>

Tham khảo các bài viết khác của OOPSY về người hướng nội:

Kiến thức sơ đẳng dành cho người hướng nội

- 8 phẩm chất đặc biệt của người hướng nội, thậm chí chính họ còn không biết

Những Người Vừa Hướng Nội Vừa Hướng Ngoại - Sự Rối Loạn Bắt Nguồn Từ Tổn Thương

Bí Quyết Giao Tiếp Hiệu Quả Cho Người Hướng Nội

Làm Thế Nào Để Nói Chuyện Khi Bạn Chẳng Có Gì Để Nói?

- Thành công tạo ra kẻ mạnh. Người vượt trội biết tận dụng thế mạnh để thiết lập chỗ đứng cho mình. Hướng nội - Hướng ngoại, la bàn giúp bạn định vị bản thân giữa cuộc đời này

- http://oopsy.vn/search?s_name=h%C6%B0%E1%BB%9Bng+n%E1%BB%99i


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147