Trang chủ Blog Introvert

Hai kiểu người hướng nội và hướng ngoại: ai là kẻ ghen tuông ‘điên cuồng’ và dễ ngoại tình hơn?

By: OopsyAdmin, 2020-12-01 12:52:13

1/ Chúng ta đã biết là thực ra các hiện tượng tâm lí, rất nhiều khi, và thực ra về bản chất là để thỏa mãn, để làm một lối thoát, để làm một tải thể cho các năng lượng cảm xúc, năng lượng tổn thương ở bên trong chúng ta.

Nhắc lại một chút, trong thế giới của tình yêu và người yêu, người hướng ngoại hướng đến:

(i) Tính chất môn đăng hộ đối, tức là người kia phải cùng giai cấp với mình, cùng giá trị. Vì thứ gì là data thu thập được thì mới quan trọng.

(ii) Người yêu là để khoe, nên người yêu phải đẹp, thật sự đẹp.

Còn người hướng nội thu thập giá trị dùng cho chính bản thân họ (“riêng tư” mà!), cho nên có hai thứ phải thỏa mãn tiêu chí của họ:

(i) Họ kiếm người yêu để thỏa mãn

(ii) Họ kiếm người yêu để ghen tuông

Tất nhiên ai chẳng thỏa mãn, nhưng đây là giá trị mấu chốt của người hướng nội. Đã kiếm người yêu là để thỏa mãn. Còn người hướng ngoại, người yêu là vợ, tức là họ nghĩ ngay đến vợ. Nên nếu chúng ta gặp người nào mà nghĩ yêu là để cưới chồng/vợ thì đó là những người có “mùi” hướng ngoại rất mạnh, “mùi” lí trí và sự thông minh rất mạnh.

Còn những người “Yêu thôi mà, chỉ là tình yêu thôi mà,” cuộc đời của họ có thể có rất nhiều mối tình cảm, họ thường là những người hướng nội.

(Sự khác nhau trong thế giới tình yêu của người hướng nội và người hướng ngoại -https://www.facebook.com/oopsy.vn/photos/a.1113369758750011/2311823018904673/?type=3&permPage=1)

2/ Ghen tuông là cách người hướng nội, trong cơn bất lực với những người hướng ngoại, đè đầu cưỡi cổ người vợ. Những người thuộc dòng dõi quý tộc bớt tính chất ghen tuông này. Họ chỉ phát sinh tính hướng nội và ghen tuông khi phải so sánh và đố kỵ với những người hướng ngoại khác. Vì có nhiều lớp hướng ngoại mà. Người ở bên dưới những người thành công thì họ lại hướng nội so với người hướng ngoại ở bên trên. Bạn rõ điều này không?

3/ Hướng ngoại và hướng nội giống như một cái đỉnh ở bên trên. Mốc thành công xã hội là ở vòng càng ngoài. Càng vào trong là càng thất bại. Bên ngoài là hướng ngoại, bên trong là hướng nội. Lớp bên ngoài so với lớp bên trong thì lớp bên trong là hướng nội, lớp bên ngoài là hướng ngoại. Ngược lại, cũng lớp bên ngoài ấy so với lớp bên ngoài nữa thì nó là hướng nội. Cứ như thế vào trong. Cùng một tầng, họ nhìn tầng trên thì bao giờ cũng đố kỵ với tầng trên. Không có ai không đố kỵ với những kẻ thành công hơn mình, đấy là bản chất của con người. Những nỗi ghen ghét và đố kỵ này, nó tích lũy thành sự ghen tuông. Nó chính là sự ghen tuông.

Sự ghen tuông này được sử dụng bằng một cách ngược lại nữa: nó được dùng để trút vào. Người hướng nội căm thù kẻ hướng ngoại và những người thành công đúng không? Giờ họ trút vào người yêu của họ. Vì họ coi người yêu là chính mình. Họ coi người yêu như là một bản thể khác của mình, như là một chỗ để thỏa mãn nhục dục và đáp ứng về chia sẻ tình cảm.

Một người vừa gắn liền với mình về thể xác, vừa gắn liền với mình về tâm cảm, thì người đấy là gì? Người đấy là chính mình, đúng không? Khi chúng ta thể hiện một dục vọng với ai đấy, và chúng ta cũng chia sẻ cuộc đời với người đấy, thì người đấy biến thành chính chúng ta.

Và chúng ta căm thù cuộc đời thế nào thì chúng ta trút sang người đấy như thế. Nó cũng giống như tự cứa tay, cảm giác rất sướng. Cơn ghen tuông và sự đập phá trong những gia đình mà chúng ta thường miêu tả là “những cuộc đập phá và đổ vỡ của những gia đình nghèo đói” - một cốt truyện kinh điển của toàn thế giới đúng không? Toàn là gia đình nghèo đói bỏ nhau, gia đình giàu có và sung túc lại không bỏ nhau mấy (Thế mới kỳ lạ!).

4/ Thường chúng ta nghĩ, nếu người hướng nội được sống đúng trong thế giới của họ, thì cảnh ít vật chất sẽ khiến họ gắn bó với nhau. Đấy là điều chúng ta vẫn biết. Nhưng trái lại, trong cuộc đấu tranh với những kẻ giàu có, và khi những kẻ giàu có dùng tiền bạc và địa vị để khiến thế giới nội tâm của người hướng nội trở nên tha hóa, thì việc có một người yêu đối với họ chỉ là để ghen tuông. Tức là, để họ có thể được ghen tuông, và họ dùng sự ghen tuông để giải tỏa những ấm ức với người hướng ngoại.

Những người hướng ngoại một khi cần phải giải tỏa ấm ức, họ sẽ phát tác theo hướng phát tác lên những kẻ xa lạ. Chẳng hạn đi trên đường gặp ai đâm vào mình thì đánh nhau luôn. Còn người hướng nội điên tiết lên thì về nhà đánh vợ/chồng hoặc đánh con (giận cá chém thớt!). Nguyên tắc là thế.

5/ Đối với người hướng nội và hướng ngoại, đã hình thành một thế giới thế này: Với việc càng ghen tuông và càng thỏa mãn, thì người hướng nội càng coi người kia thuộc về mình và càng điên loạn trong cơn sở hữu cá nhân. Họ không thể sở hữu tiền bạc, cho nên họ phải sở hữu một con người. Không thỏa mãn được thành công và địa vị xã hội, không vinh danh ở trong xã hội, nên họ càng cần những con người để thỏa mãn cả về mặt thể xác, tâm cảm, càng cần trút những oán ức lên trên người đấy.

Còn người hướng ngoại không phải họ cố tình chung tình, chẳng qua họ (i) không có thời gian, và (ii) không có nhu cầu ngoại tình cao đến thế. Tất nhiên họ vẫn có thể đi chơi gái, nhưng họ không có nhu cầu ngoại tình theo kiểu chúng ta đang nghĩ.

Cho nên thời Victoria, khoảng thế kỷ XIX, khi đạo đức cấm người ta ngoại tình, thì nhà thổ được chính thức hóa. Bởi vì với giới quý tộc, đấy chỉ là chỗ để trút dục vọng, chứ không phải nơi thể hiện đạo đức (và nó chẳng có ý nghĩa gì về đạo đức).

Trong khi cùng thời đại đấy – cùng thời đại của d’Artagnan (nhân vật chính trong tiểu thuyết Ba chàng lính ngự lâm), của nước Pháp – với những người hướng nội, những kẻ bên dưới, thì ngoại tình là một điều gì đấy vô cùng thú vị. Nhưng nó để thỏa mãn và để trút sự ghen tuông. Không thể khác được!

6/ Chúng ta thấy là con người hướng nội đã lui vào trong những thất bại sâu thẳm nhất rồi đấy. Họ đã dùng một con người khác để làm tải thể cho những thất bại. Trong khi, người hướng ngoại dùng cuộc hôn nhân chứ không phải dùng một con người khác (vì họ hướng đến sự việc, họ không hướng đến con người), họ dùng một sự việc để củng cố cuộc đời họ.

Khác hẳn nhau: Những kẻ nghĩ đến tương lai và tìm cách có điều gì đấy tốt đẹp hơn khác với những kẻ luôn luôn sống ở trong những hoài niệm, ấm ức, cảm xúc và dùng người khác để trút những cảm xúc đấy đi, xem đấy là một thành công (thế giới của hạnh phúc, của riêng tư mà. Xã hội này khổ sở lắm!)

---------

(Lược trích sách "IM LẶNG HAY CƯỜI NÓI ĐỪNG TRÓI BUỘC THÀNH CÔNG" - OOPSY)

http://oopsy.vn/san-pham/sach-moi/combo-huong-noi-tuyet-voi-huong-ngoai-thanh-cong-32
____________________

© OOPSY --- CỘNG ĐỒNG DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI YÊU THÍCH TÂM LÍ VÀ TÂM LÍ TRỊ LIỆU

 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147