Trang chủ Blog Introvert

Mẫu Người Trực Giác Hướng Nội (Introverted Intuitive Type)

By: OopsyAdmin, 2020-05-18 12:42:05

TRỰC GIÁC HƯỚNG NỘI (INTROVERTED INTUITION)

Trực giác, ở thái độ hướng nội, bị điều hướng bởi đối tượng bên trong hay còn gọi là các yếu tố của vô thức. Vì mối liên hệ của các đối tượng bên trong với ý thức hoàn toàn giống với mối liên hệ với các đối tượng bên ngoài. Đối tượng bên trong là một thực tại tâm lí, không phải thực tại vật lí. Đối với nhận thức trực giác, các đối tượng bên trong là các hình ảnh chủ quan của sự vật hay sự việc. Chủ thể không gặp phải chúng trong trải nghiệm ở bên ngoài nhưng chúng thực sự định đoạt các nội dung của vô thức, cụ thể là vô thức tập thể.

  • CƠ CHẾ TÂM LÍ CỦA TRỰC GIÁC HƯỚNG NỘI

Theo lẽ tự nhiên, do đặc tính của các đối tượng nhận thức trực giác, nội dung của chúng không thể tiếp cận thông qua trải nghiệm. Đây là một đặc tính giống với đối tượng bên ngoài. Bởi các đối tượng bên ngoài chỉ tương ứng một cách tương đối với những nhận thức của chúng ta về chúng.

Do vậy, các hình thái có thể nhận thức được bằng giác quan của đối tượng bên trong cũng mang tính tương đối. Những sản phẩm của chúng không tiếp cận được và là những sản phẩm kì lạ của chức năng trực giác. Giống cảm giác, trực giác cũng có yếu tố chủ quan. Chúng bị nén xuống tầng sâu nhất trong mẫu người trực giác hướng ngoại. Nhưng chúng lại là yếu tố quyết định trong trực giác của mẫu người hướng nội. Dù trực giác này có lẽ nhận được sự thúc đẩy từ các đối tượng bên ngoài, nó không bao giờ bị cuốn theo các khả năng hay triển vọng bên ngoài. Nó bám lấy yếu tố bên trong được phóng thích bởi đối tượng bên ngoài.

Cảm giác hướng nội chủ yếu bị hạn chế trong phạm vi nhận thức của các hiện tượng kích thích thần kinh cụ thể thông qua thể vô thức, và không đi vượt khỏi chúng. Trực giác lại dồn nén mặt này của yếu tố chủ quan và nhận thức hình ảnh thực sự đã gây ra kích thích thần kinh.

Ví dụ, một người đàn ông bất thình lình bị chóng mặt. Ông cảm giác được đến từng chi tiết kì lạ của sự rối loạn kích thích thần kinh này. Ông nhận thức được mọi đặc điểm của nó, sự mãnh liệt của nó, con đường ngắn ngủi của nó, nguồn gốc của nó và sự biến mất của nó. Không một chút thắc mắc nào về bản chất của thứ gây ra tình trạng rối loạn, hay đưa ra bất cứ điều gì về nội dung của nó. Trực giác, mặt khác, chỉ nhận được sự thúc đẩy từ cảm giác tới hành động tức thì. Nó chăm chú quan sát đằng sau các hoạt cảnh. Nó nhanh chóng nhận thức hình ảnh bên trong đã gây ra hiện tượng cụ thể ở người đàn ông trên: cơn chóng mặt. Một người đàn ông lảo đảo bị một mũi tên đâm qua tim. Trực giác bị lôi cuốn bởi hình ảnh này nên cố gắng khám phá mọi chi tiết về nó. Trực giác bám chặt vào ảo ảnh kia. Nó quan sát và hứng thú mãnh liệt với cách các hình ảnh thay đổi, bộc lộ nhiều hơn và sau cùng phai mờ dần. Theo cách này, trực giác hướng nội nhận thức mọi quá trình tinh thần nền tảng của ý thức cũng rõ nét như khi cảm giác hướng ngoại cảm giác các đối tượng bên ngoài.

Vì vậy, đối với trực giác, những hình ảnh vô thức đạt tới chân giá trị của sự vật hay đối tượng. Nhưng vì trực giác bỏ qua sự kết hợp với cảm giác, nên nó nhận biết được điều gì. Hoặc cùng lắm nó có được một ý thức không đầy đủ về các rối loạn kích thích thần kinh, hay về những ảnh hưởng vật lí gây ra bởi các hình ảnh vô thức. Thế nên, các hình ảnh trông như thể tách ra khỏi chủ thể, như thể chúng tự tồn tại mà không có liên hệ nào với chủ thể.

Hậu quả là, trong ví dụ ở trên, khi bị choáng váng, mẫu người trực giác hướng nội sẽ không cho rằng hình ảnh hiện ra bằng cách nào đó cũng ám chỉ chính họ. Theo lẽ tự nhiên, với người bị lí trí dẫn dắt, một chuyện như vậy là không thể tưởng tượng nổi. Nhưng nó lại là một thực tế, và tôi thường gặp phải khi làm việc với mẫu người trực giác hướng nội.

Sự thờ ơ rõ rệt của mẫu người trực giác hướng ngoại trước các đối tượng bên ngoài cũng có trong mẫu người trực giác hướng nội trước các đối tượng bên trong. Mẫu người trực giác hướng ngoại liên tục đánh hơi thấy những khả năng mới. Họ theo đuổi hạnh phúc của mình lẫn của người khác một cách hờ hững. Họ cứ dấn bước, nhưng không quan tâm đến những suy xét người khác. Họ phá hủy những thứ vừa tạo dựng trong cuộc tìm kiếm cho sự thay đổi kéo dài của mình. Mẫu người trực giác hướng nội di chuyển từ hình ảnh này đến hình ảnh khác. Họ theo đuổi từng khả năng trong vô thức, mà không thiết lập sự kết nối giữa hiện tượng và bản thân.

Thế gian không bao giờ có thể là một vấn đề đạo đức - phẩm hạnh đối với người chỉ đơn thuần cảm-giác nó. Thế giới của những hình ảnh không bao giờ là một vấn đề đạo đức - phẩm hạnh với mẫu người trực giác. Với cả hai mẫu người, nó là một vấn đề thẩm mĩ, một câu hỏi về nhận thức, một “cảm giác”. Theo cách này, tình trạng ý thức về thân thể của anh không tồn tại trong cái nhìn của mẫu người trực giác hướng nội. Họ cũng có tình trạng đó với thân thể của người khác. Quan điểm hướng ngoại sẽ nói về họ là: “Với họ, thực tại không tồn tại. Họ buông bỏ mình cho các ảo tưởng vô ích.”

  • DỒN NÉN VÀ VÔ THỨC CỦA TRỰC GIÁC HƯỚNG NỘI

Một nhận thức về các hình ảnh vô thức, được tạo ra trong sự đa dạng vô tận của các loại năng lượng sáng tạo của cuộc sống. Song nó không có giá trị thiết thực tức thì. Nhưng các hình ảnh đó có thể cho chúng một cách nhìn cuộc sống, một tiềm năng mạnh mẽ mới. Chức năng này với thế giới bên ngoài là chức năng kì lạ nhất. Nhưng nó rất cần thiết với toàn bộ tác động tinh thần. Giống như mẫu người tương ứng với chức năng trực giác là cần thiết với đời sống tinh thần của một chủng người. Nếu mẫu người này không tồn tại, sẽ không có lời tiên tri nào ở Israel

Trực giác hướng nội hiểu rõ các hình ảnh nền tảng được kế thừa của đầu óc vô thức. Bản chất tận cùng của các nguyên mẫu này không thể tiếp cận được bằng trải nghiệm. Chúng chính là dồn tụ của chức năng tinh thần của toàn bộ dòng dõi tổ tiên. Những trải nghiệm được tích lũy hay dồn lại về hiện thực hữu cơ nói chung, lặp đi lặp lại, và cô đọng thành các mẫu người. Do vậy, trong những cổ mẫu, mọi trải nghiệm đã xảy ra trên hành tinh này từ thời nguyên thủy đều được hiển lộ. Tính cổ mẫu của những trải nghiệm càng rõ rệt, chúng lại càng được trải qua một cách thường xuyên và mãnh liệt hơn. Cổ mẫu – mượn lời của Kant – là cái tự là hay thực tướng19 của hình ảnh mà trực giác nhận thức và tạo ra trong khi nhận thức.

Vì thể vô thức không phải là cặn thừa vô dụng nằm đó trong tinh thần. Nó cùng tồn tại và trải qua những biến đổi bên trong có liên hệ với những sự kiện chung. Cho nên trực giác hướng nội – thông qua nhận thức của nó về các quá trình tinh thần bên trong – đưa ra dữ kiện nhất định. Chúng có ý nghĩa quan trọng để chúng ta hiểu được các sự kiện diễn biến chung. Nó thậm chí thấy trước những khả năng mới, ít nhiều rõ ràng hơn, cũng như sự kiện thực sự diễn ra sau đó. Khả năng tiên tri của nó được giải thích là nhờ mối liên hệ của nó với các cổ mẫu. Nó cho thấy diễn biến của trải nghiệm là do những quy luật quyết định.

Trong hình ảnh có thể có: trong nhà

MẪU NGƯỜI TRỰC GIÁC HƯỚNG NỘI

 (INTROVERTED INTUITIVE TYPE)

Bản chất kì lạ của trực giác hướng nội khi có được ưu thế cũng tạo ra một mẫu người kì lạ. Một mặt là kẻ mơ mộng và nhà tiên tri huyền bí, mặt khác là kẻ kì quặc và nhà nghệ sĩ quái dị. Trường hợp sau có lẽ được xem là bình thường

  • CƠ CHẾ TÂM LÍ CỦA NGƯỜI TRỰC GIÁC HƯỚNG NỘI

Có một xu hướng chung của mẫu người này là GIỚI HẠN CHÍNH MÌNH VÀO KHẢ NĂNG NHẬN THỨC CỦA TRỰC GIÁC. Đã thành thông lệ, mẫu người trực giác lưu lại ở nhận thức. Nhận thức là vấn đề chính của anh. Nếu cá nhân là một nghệ sĩ sáng tạo thì vấn đề chính là sự hình thành nhận thức. Nhưng kẻ kì quặc lấy làm hài lòng với trực giác đã định hình bản thân họ. Tất nhiên, việc khiến trực giác trở nên mãnh liệt thường gây ra thái độ xa lánh khác thường của chủ thể khỏi thực tại hữu hình. Thậm chí họ có thể sẽ trở thành một điều bí ẩn trọn vẹn với những người gần gũi họ

Nếu là một nghệ sĩ, họ cho thấy những thứ khác biệt, kì lạ trong vố số tác phẩm nghệ thuật của mình. Chúng chứa đựng cả ý nghĩa lẫn vô nghĩa, vẻ đáng yêu lẫn kệch cỡm, kì quái lẫn uy nghi. Nếu không phải là một nghệ sĩ, họ dễ là một thiên tài bị khinh rẻ. Một người vĩ đại “đi sai đường”. Một kẻ khờ khôn ngoan. Một nhân vật dành cho các tiểu thuyết “tâm lí”.

Mặc dù sở trường của mẫu người trực giác hướng nội nhìn chung không phải là nhận thức một vấn đề đạo đức - phẩm hạnh. Vì cần phải củng cố đến một mức nhất định các chức năng lí trí để nhận thức được vấn đề đạo đức-phẩm hạnh. Ấy vậy mà một chút khác đi trong xét đoán cũng đủ để biến nhận thức trực giác từ chú trọng thẩm mĩ đơn thuần sang coi trọng đạo đức - phẩm hạnh. Do vậy, nhiều người thuộc mẫu người này được tạo ra khác với dạng có óc thẩm mĩ của mẫu người nguyên gốc. Đó là điển hình của mẫu người trực giác hướng nội

Vấn đề đạo đức - phẩm hạnh xuất hiện khi mẫu người trực giác cố KẾT NỐI MÌNH VỚI ẢO ẢNH CỦA CHÍNH MÌNH. Khi họ không còn thỏa mãn với nhận thức đơn thuần, với cách hình thành và đánh giá thẩm mĩ. Họ cố gắng để trả lời câu hỏi: Điều này có ý nghĩa gì với tôi và thế giới? Phải chăng thứ hiện ra từ ảo ảnh này là một nhiệm vụ dành cho mình hay cho thế giới? Mẫu người trực giác dồn nén óc xét đoán hay có óc xét đoán là do NHẬN THỨC XUI KHIẾN. Họ căn bản không bao giờ trả lời được câu hỏi này, vì họ chỉ biết nhận thức “làm thế nào”. Vậy nên họ thấy vấn đề đạo đức - phẩm hạnh thật khó hiểu, thậm chí ngớ ngẩn. Họ sẽ ép mình ngừng suy nghĩ về ảo ảnh làm bối rối đó. Điều này khác với mẫu người trực giác có thiên hướng phẩm hạnh - đạo đức. Họ quan tâm ảo ảnh của mình mang ý nghĩa gì. Họ ít chú trọng đến phương diện thẩm mĩ hơn so với những tác động đạo đức - phẩm hạnh từ ý nghĩa thực chất của nó

Óc xét đoán của họ biết cách để phân biệt – dẫu thường mờ mịt. Rằng họ, trong vai trò là một con người và một toàn thể, theo cách nào đó có liên hệ nội tại với ảo ảnh của mình. Rằng nó là một thứ gì đó không chỉ đơn giản nằm trong nhận thức, và cũng sẵn sàng trở thành cuộc sống của chủ thể. Khi nhận ra điều đó, họ buộc lòng phải CHUYỂN HÓA ẢO ẢNH KIA THÀNH CUỘC SỐNG CỦA RIÊNG MÌNH. Nhưng vì họ dễ dựa vào ảo ảnh của mình, nỗ lực đạo đức - phẩm hạnh của họ trở nên PHIẾN DIỆN. Họ biến chính mình và cuộc sống của mình thành thứ TƯỢNG TRƯNG. Họ sửa đổi chúng cho phù hợp với ý nghĩa đích thực và vĩnh cửu của các sự kiện. Nhưng họ lại KHÔNG THAY ĐỔI ĐỂ PHÙ HỢP VỚI THỰC TẠI CỦA NGÀY HÔM NAY. Họ cũng tước khỏi chính mình bất kì ảnh hưởng nào họ có lên thực tại đó. Họ vẫn là người khó hiểu. Ngôn ngữ của họ không phải là thứ ngôn ngữ phổ biến của riêng họ. Lập luận của họ thiếu mất lí lẽ thuyết phục. Họ chỉ có thể xưng tội hoặc tuyên bố. Lời của họ là “LỜI CỦA MỘT NGƯỜI ĐANG GÀO THÉT KHI ĐÁNH MẤT VỊ THẾ CỦA CHÍNH MÌNH”.

Mẫu người trực giác hướng nội chủ yếu DỒN NÉN CẢM GIÁC VỀ ĐỐI TƯỢNG. Thể vô thức của họ có đặc điểm đó. Chúng tôi tìm thấy trong vô thức của họ một cảm giác hướng ngoại từ thời xa xưa, cốt để bù đắp cho cái dồn nén kia. Do đó, tốt nhất nên mô tả họ là mẫu người có cảm giác hướng ngoại nguyên thủy hoặc thấp cấp

Tính thôi thúc bốc đồng và thiếu kiềm chế là đặc điểm của mẫu người cảm giác này, cùng với sự phụ thuộc bất thường vào ấn tượng cảm giác. Sự phụ thuộc của họ BÙ ĐẮP CHO THÁI ĐỘ Ý THỨC CAO CẤP HƠN NHƯNG YẾU NHƯỢC. Sự phụ thuộc của họ trao cho nó một tầm quan trọng nhất định, để ngăn cản “sự thăng hoa” trọn vẹn. Nhưng nếu, bởi cưỡng cầu cường điệu thái độ ý thức, phát triển một sự phụ thuộc hay hạ thấp vị thế hoàn toàn trước nhận thức bên trong, thể vô thức sẽ trở thành một thứ đối lập chống đối. Điều đó khiến xuất hiện các cảm giác cưỡng bách mà sự phụ thuộc quá mức của chúng vào đối tượng lại mâu thuẫn với thái độ ý thức. Đây là RỐI LOẠN THẦN KINH CHỨC NĂNG CƯỠNG BÁCH, các triệu trứng một phần là nghi ngờ mình bị bệnh. Phần khác là tính quá mẫn cảm của các cơ quan cảm giác. Và phần nữa là mối ràng buộc cưỡng bách với những con người nhất định hay các đối tượng khác

---

ANH LÀ AI, TÔI LÀ AI - CARL JUNG, bản dịch Trần Khánh Ly (OOPSY Team)>
Link đặt mua sách: https://tiki.vn/anh-la-ai-toi-la-ai-p44044693.html?fbclid=IwAR0xPrmEeco8YQ6SmsgY40lAziBUvQD2Q7y34eCF7R3Rvhx_O7uzMFXra9M


Tìm đọc ngay bộ sách giúp bạn giải mã và định vị chính mình - IM LẶNG HAY CƯỜI NÓI ĐỪNG TRÓI BUỘC THÀNH CÔNG & HÔM NAY BẠN PHẢI BẮT ĐẦU SỐNG NGAY CUỘC ĐỜI ĐẸP NHẤT -của OOPSY
Link sách giảm đến 40%http://zenbooks.vn/r/F3N


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147