Trang chủ Blog Introvert

Những người ích kỷ không có khả năng yêu thương (ngay cả chính bản thân mình)

By: OopsyAdmin, 2019-04-09 12:46:56

Chúng ta thường nghĩ rằng, những người ích kỷ là ái kỷ. Đó là ý tưởng rằng những người này chỉ chăm sóc mỗi bản thân họ, rằng họ chỉ làm những điều để nâng cao giá trị của họ và yêu chính mình hơn tất cả.

Tuy nhiên, thực tế thì lại khác. Những người ích kỷ có khó khăn trong việc yêu những người khác và cả yêu chính bản thân họ nữa.

Mặc dù, về mặt hình thức, một người ích kỷ là người chỉ mình quan tâm tới chính mình. Họ thiếu tôn trọng và chú ý tới nhu cầu của những người khác, họ có các mối quan hệ với người khác chỉ vì lợi ích, và thông qua những lợi ích mà họ có thể thu hút được người khác.

Những người này xây dựng các mối quan hệ, mà các mối quan hệ đó chỉ là công cụ giúp cho nhu cầu của họ, không tính đến các yếu tố cảm xúc.

Nhưng tuy nhiên, điều đó có thể xảy ra là bởi vì nỗi sợ bị liên đới trong các mối quan hệ và bị ngập chìm, mất mình trong đó, đó cũng là điều khiến họ chạy trốn khỏi tình yêu.

Người ích kỷ không hài lòng khi họ cho đi, sự bận lòng của họ chỉ tập trung vào chính họ, vào tình yêu với họ. Tuy nhiên, tất cả hành vi của họ lại thể hiện rằng họ chịu đựng về việc không thể tự yêu chính mình.

“Họ không thể nhìn xa hơn bản thân mình, họ phán xét cả thế giới theo lợi ích của họ; họ đơn giản là không có khả năng yêu thương. Liệu điều đó không chỉ thể hiện rằng họ bận lòng về người khác và về mình chỉ là những tương tác không thể tránh được? Sẽ là như vậy nếu như sự ích kỷ và tình yêu bản thân là một. Nhưng sự đánh tráo như vậy là gian trá, dẫn đến việc kết luận sai về những gì liên quan tới vấn đề này.”

 -Erich Fromm-

Sự ích kỷ là đối lập với tình yêu thuần túy

Người ta có xu hướng nhầm lẫn sự ích kỷ với tình yêu thuần khiết. Người tự yêu mình còn lâu mới giống người ích kỷ.

Có những ngữ cảnh đáng lưu ý, trong đó người ta thể hiện sự bận lòng với bản thân là bởi vị người ta bận lòng tới người khác.

Sự nhận biết về bản thân là cách duy nhất để ý thức rằng tất cả mọi giới hạn của chúng ta, việc thiếu sự đón nhận của chúng ta, và tất cả mọi nỗi sợ của chúng ta là nằm dưới các hành vi của chúng ta.

Ích kỷ và yêu bản thân, còn xa mới giống nhau, mà thực tế là đối lập nhau. Cá nhân ích kỷ không yêu bản thân mình quá, mà thậm chí là yêu rất ít; trên thực tế, họ ghét chính mình. Một sự thiếu hụt yêu thương và chăm sóc chính bản thân, đó chỉ là biểu hiện của việc thiếu sự gia tăng, để bản thân trong trống rỗng và ấm ức. Anh ta hẳn cảm thấy bất hạnh và bận lòng bởi việc kéo về phía mình những điều hài lòng, mà chính những điều ấy lại cản trở anh ta sống»

-Erich Fromm-

Tự yêu bản thân để có thể yêu thương

Đó là một điều kiện tất yếu: yêu bản thân mình đầu tiên để có thể yêu người khác

Lắng nghe những nhu cầu riêng của mình và mang tới cho mình giá trị mà mình xứng đáng, như là sự tôn trọng chính mình, đó là điều cần thiết để học cách tự yêu mình.

Hãy xem xét cảm xúc của mình và thể hiện nó, chấp nhận nó, điều đó khiến chúng ta trở nên xác thực tính cá nhân của mình, dễ dàng hơn trong việc xã hội hóa với tính riêng tư và niềm tin cậy.

“Kinh thánh nói rằng: yêu người bên cạnh như yêu bản thân mình, điều đó nghĩa là tôn trọng sự toàn vẹn và duy nhất của họ, tình yêu và sự hiểu về chính mình không thể tách rời sự tôn trọng, tình yêu và sự hiểu biết người khác. Tình yêu của bản thân có liên quan mật thiết tới tình yêu của người khác”

-Erich Fromm-

Chúng ta phản bội mình khi nghĩ rằng mình yêu

Giống như người ích kỷ không có khả năng yêu thương, người ám ảnh bởi người khác, dâng hiến cho những người xung quanh và cả những người không liên quan tới họ, thì cũng là người không có khả năng yêu thương.

Trong tình huống này, người ta tin rằng họ đã chịu đựng một kiểu tình yêu mà khiến người ta quên cả những nhu cầu bản thân mình.

Ví dụ này minh họa ở những người mẹ quá bảo vệ và ở những người quên mình để chỉ chú ý tới người khác, đặt mình vào vị trí người khác cần. Đó là những người thay đổi đột ngột tùy theo những nhu cầu của người khác và đánh giá cao những nhu cầu của người khác.

Cách yêu này cũng có ở những người chỉ cho đi mà không nhận lại, những người yêu người khác hơn chính bản thân mình.

Tuy nhiên, họ cũng bị nhầm lẫn với người ích kỷ. Cả hai cách yêu này đều là tự lừa, rằng trên thực tế, họ bù trừ thái quá về khả năng không thể yêu thương.

“Sẽ dễ dàng hơn khi so sánh sự ích kỷ với việc bận lòng tới nhu cầu của người khác, giống như người ta quan sát ở người mẹ quá bảo vệ. Họ tin về mặt ý thức rằng họ thể hiện hết sức tình yêu với đứa con, nhưng trên thực tế, họ lại thể hiện sự thù nghịch sâu sắc bị kìm nén với đối tượng của sự quan tâm của họ. Sự quan tâm chăm sóc thái quá  không phải là tình yêu lớn với đứa trẻ, mà lại là sự bù trừ cho khả năng không thể yêu đứa trẻ một cách hoàn toàn.”

-Erich Fromm-

Người ta đã có thể xác định về người ích kỷ và người tự bỏ rơi chính mình, đó là 2 cách thức mà tình yêu với chính mình không tồn tại, và do đó, tình yêu với người khác không thể hình thành.

“Người ta có thể suy ra rằng, cá nhân của mình phải là một đối tượng của tình yêu của mình giống như một đối tượng bên ngoài. Trong sự khẳng định cuộc sống của mình, hạnh phúc, tăng trưởng, tự do của bản thân mình, khả năng tự yêu mình, sự chăm sóc, sự tôn trọng, trách nhiệm và hiểu biết về mình bắt rễ. Nếu một cá nhân có thể yêu người khác theo cách thức có thể sản sinh như vậy, thì cá nhân đó cũng tự yêu chính mình; còn nếu anh ta chỉ yêu người khác, anh ta không thể yêu đúng nghĩa.”

-Erich Fromm-

---------------------

Tham khảo sách:

(Thu Huyền, dịch từ nguồn: http://nospensees.fr/les-personnes-egoistes-sont-incapables-de-saimer/?utm_medium=post&utm_source=website&utm_campaign=popular)


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147