Trang chủ Blog Introvert

Nói dối? Thì sao?

By: OopsyAdmin, 2019-04-23 11:35:50

Bạn có muốn bị dối lừa không? Những người bị dối lừa và phải chịu tổn thương luôn bị xem là thiếu khôn ngoan hoặc bị xem thường, đó là một định kiến xã hội mà cho đến nay vẫn tồn tại mặc nhiên một cách kì lạ. 

1. Những lời nói dối kinh điển

Sự dối trá, lừa đảo

Ví dụ thường gặp nhất về sự dối trá mà không mấy ai thấy cần thắc mắc là: Khi bạn mua phải một “đồ đểu”, có nghĩa nó không giống như quảng cáo. Nói đơn giản hơn là: Vật đó không có đủ chất lượng, chỉ là đồ đểu. Nếu đã là đồ đểu thì cũng gần như đồ giả, mà cái gì đã là “giả” thì bạn cũng có thể gọi là “dối”. 

Còn nhiều hiện tượng dối trá khác nữa, lừa đảo chẳng hạn, che giấu chẳng hạn. Tất cả đều được quy hết vào trong những thứ gọi là hiện tượng nói dối.

Tiêu chuẩn xác định đúng - sai khác nhau

Một việc được gọi là “dối trá” khi nó không đúng với sự- thật. Nhưng nhận thức con người lại mang tính tương đối, do đó rất khó nói khi nào một sự thật được nói ra và một lời nói dối phát sinh. Bất kể là chuyện gì.

Ví dụ như ta hỏi B: “Bạn thấy Mặt trời thế nào?”, B đáp: “Mặt trời trông hơi nóng, hơi rực”. Nếu như so sánh với sự thật về Mặt trời, tức là một tiêu chuẩn chân lí về mối quan hệ giữa con người với Mặt trời, thì câu này sẽ có ý nghĩa đúng hoặc sai. 

Tuy vậy, với một người đã quen sống ở một sa mạc với một người quen sống ở vùng ôn đới, Mặt trời thế nào là nóng và rực lại rất khác nhau. 

Trong trường hợp đó, ta không trách nhận xét “Mặt trời trông hơi nóng, hơi rực” ấy là dối trá hay nói thật, mà ta chỉ bảo rằng: Do những hệ giá trị và cảm quan khác nhau mà câu nói đó có thể đúng hoặc sai. 

Mới chỉ là vấn đề tiêu chuẩn để xác định đúng sai, ta đã phải đối mặt với vấn đề phức tạp hơn nữa: Nếu nói dối dựa trên một hệ giá trị thừa nhận nó, thì nói dối bỗng thành “nói-đúng”. 

 


 

Lời hứa hẹn hão

Hoặc, sếp giao cho bạn một đề tài: Thiết kế một cái xe tăng nhưng với giá thành của một xe ô tô bình thường, chỉ 300 triệu – bằng giá một ô tô cũ. Sếp yêu cầu phải thiết kế bền chắc như xe tăng, chạy khỏe như xe tải, nhưng phải tiêu tốn rất ít xăng như xe máy, bạn không biết phải làm thế nào nhưng lại dõng dạc: Em sẽ cố gắng bằng được!

Xét theo một nghĩa nào đấy thì đây là một lời nói dối. Bạn không hề có cơ sở nào để làm, không hề có một kiến thức nào về một loại xe như thế để thực hiện, không có một tiêu chí kinh tế hoặc là cơ khí nào để làm cả. 

Rõ ràng việc nhận lời này là nói dối, nhưng chúng ta thường thấy là lời nói dối này được gọi là lời nói dối hiệu quả, bởi vì chúng ta vẫn có thừa những lời hứa hẹn. Những lời hứa hão này cũng được xếp vào dạng nói dối. Nhưng nếu xét trên hệ giá trị quyết tâm, nhiệt thành, thì nó lại thành: Đúng.

Bạn đáp: “Em sẽ cố gắng bằng được”. Nhưng nếu sự thật là bạn không có khả năng thì sao? Đây chính là một lời nói dối ở trạng thái hứa hão như ta đã nói ở trên. Rồi một thời gian ngắn nữa, sự thật sẽ là: Không hề có chuyện bạn làm được, không hề có chuyện bạn làm tốt, lúc này liệu có xét là bạn đã nói dối hay không?

Tất cả những trạng thái hứa do đó thường giống như một lời nói dối, hoặc chính là nói dối, đó là lí do ta thường bất an trước lời hứa mặc dù bị nó thuyết phục.

Nói dối vì tình thương

Một trạng thái dễ gặp hơn, đấy chính là nói dối vì tình thương. Ví dụ, bây giờ tự nhiên một anh bạn xấu trai hỏi bạn rằng: “Bạn thấy tôi đẹp trai không?”. Bạn vốn luôn nghĩ thằng bạn mình xấu lắm, trong lòng không làm sao thấy nó đẹp cho được. Nhưng vì một tình thân mến thương, bạn buộc phải đáp: “Đẹp trai không phải vấn đề đâu, cái đầu mới quyến rũ”, hoặc “Bạn trông rất dễ thương mà”. 

Dù dùng cách nói nào đi nữa, trong lòng bạn không thấy anh ta đẹp trai nổi, và như thế thì lời nói kia chính là nói dối. Nhưng trên hệ giá trị tình thân, đó lại là một lời nói: Phải lẽ. 

Thật vậy, nếu rơi vào trường hợp đó, chúng ta không đánh giá dựa vào sự thật mà đánh giá dựa vào tấm lòng. Như thế, bản thân tấm lòng đấy có phải là một sự thật không và có đúng hay không, chúng ta lại không thể chắc.

Hoặc một trường hợp quen thuộc hơn, bây giờ bạn nói với người yêu mình rằng: “Sau này anh sẽ cưới em”. Trong bạn lúc này chỉ muốn nói là anh yêu em lắm, đám cưới chỉ là một biểu tượng cho tình chung thủy của bạn thôi. 

Nghĩa là, bạn thật sự không nghĩ nghiêm túc về chuyện cưới, và lời nói dối này trước hay sau chỉ nhằm tranh thủ một cảm tình nhất thời của người yêu mình, chứ không phải là một sự thật. Nhưng phải đánh giá thế nào? Trên hệ giá trị tình thương, ta biết rằng câu nói đó đáng giá và cần nói. Chúng ta cần nói dối? Không đùa đó chứ?

Một trường hợp khác nhé. Giả thử trời lạnh lắm, mà bạn thì cố gắng rủ cô người yêu ra ngoài chơi. Nhưng cô người yêu của bạn thì lại rất ghét trời lạnh, nếu trời lạnh thật thì cô ta sẽ không ra ngoài. Bạn đến đón cô ta, và nói là: Em ơi, hôm nay trời ấm lắm, mặc đồ là anh em đi được luôn!

Đấy là một lời nói dối. Đối với bạn đấy là nói dối và bạn ý thức chuyện mình đang nói dối rất rõ. Nhưng bạn cũng có thể không biết là thực ra mình đang muốn gì. Điều bạn ý thức được chỉ đơn giản là có một sự kết nối của tình yêu: Chúng ta đi chơi với nhau, chúng ta thân ái với nhau.

 


2. Đi tìm sự thật ẩn sau lời nói dối

Tất nhiên người nói dối luôn tự cảm thấy mình rất chủ động chuyện nói dối. Tất cả các trạng thái nói dối, từ việc nói đểu, giả vờ, giấu diếm, lừa đảo, trí trá, v.v… tất cả các trạng thái đấy, dù trạng thái nào, bạn đều biết là mình đang làm thế đúng không? 

Trong tâm lí học, sự thật lại phức tạp hơn một chút: Khi chúng ta tưởng là mình đang nói dối, thực ra chúng ta hóa ra lại cũng đang nói rất thật, chỉ là sự thật ấy ẩn giấu sau chính lời nói dối. 

Bằng tất cả các phương cách để phân tích về các thủ pháp nói dối và sự thật ẩn sau đó, bạn sẽ thấy: Lời nói dối hóa ra thật dễ hiểu. 

Được rồi, đến đây bạn đang có những câu hỏi cần tự trả lời đấy:

(?) Nói dối là gì?
(?) Hệ giá trị có giúp nói dối thành đúng đắn không?
(?) Chúng ta có cần nói dối không?
(?) Nói dối để làm gì thế?
(?) Nói dối thật ra có động lực gì?
(?) Nói dối có dễ hiểu không?

Vạch mặt thiên tài nói dối - cuốn sách sẽ chỉ ra những cách và các mẫu hình nói dối để bạn có thể phân biệt và nhìn thấu những trạng thái nói dối, ít nhất là nhìn thấu động lực của những lời nói dối ta hay gặp nhất.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147