Trang chủ Blog Nhân cách

Chân Dung Một Số Kiểu Cha Mẹ

By: OopsyAdmin, 2019-09-10 15:48:33

Tình cảm gia đình, quan hệ ruột thịt, nhìn thì đơn giản, thật ra rất phức tạp. Gia đình ấy mà, nhất định phải yêu thương. Nhưng muốn thật yêu thương gia đình, phải tìm-lại-chính-mình trong gia đình. Mọi tình yêu trên đời này đều như thế: Nếu ta không nhận ra mình ở đâu trong đó, thì ta không hạnh phúc bao giờ.

Ngoài việc hiểu về con mình, còn tốt hơn nữa nếu phụ huynh hiểu về chính mình. Sau đây là một số mô tả đặc điểm về kiểu phụ huynh mà chúng ta có thể tham khảo.

1/ Kiểu bố mẹ cho phép (dễ tính)

Người ta trở thành kiểu bố mẹ cho phép thường vì 2 lý do: vì họ tìm kiếm tình cảm và muốn con của họ luôn yêu họ – những tình cảm mà họ chưa nhận đủ; hoặc vì họ chống lại mọi hình thức quyền lực, một cách phản ứng lại với sự giáo dục nghiêm khắc mà họ đã nhận được. Vì lý do thứ nhất, thì kiểu bố mẹ này không có khả năng đối đầu vì sợ không được yêu thương. Vì lý do thứ hai thì kiểu bố mẹ này bị lẫn lộn giữa sự cương quyết và sự trấn áp. Kiểu bố mẹ này sẽ thường đòi hỏi các giáo viên cũng cho phép con cái của họ giống như họ, và họ sẽ làm lớn chuyện lên ngay cả khi giáo viên có thực hiện một hình thức phạt nhẹ nhàng với con của họ.

Kiểu bố mẹ cho phép này giống như kiểu bố mẹ – bạn bè, đơn giản bởi vì quyền lực là ngược lại với mối quan hệ bạn bè.

*** Rủi ro nào đối với những đứa trẻ của kiểu bố mẹ này?

Trước bố mẹ tìm kiếm tình cảm, đứa trẻ có cảm giác mình là quan trọng hơn cả, và rằng bố mẹ chúng cần chúng hơn là chúng cần bố mẹ. Do đó, khi chúng cần sự hài lòng, chúng sẽ tìm kiếm ở những người khác. Những người bố mẹ – bạn bè: thay vì tăng cường mối quan hệ bố mẹ – con cái thì lại gây ra hiệu ứng ngược lại: những hành vi của họ tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ – con cái. Con cái có cảm giác bố mẹ không phải ở phía trên chúng, mà là ở bên cạnh chúng, giống như người bạn, thế rồi, chúng sẽ hạ thấp bố mẹ, khiến bố mẹ sẽ không có quyền lực của mình nữa.

Trong trường hợp nào đi chăng nữa, nếu bố mẹ quá cho phép, đứa trẻ sẽ không cảm thấy được định hướng, và có thể trở nên bị chi phối nhiều bởi các xung năng, thậm chí hung tính. Nó có thể thể hiện sự không an toàn và thiếu trưởng thành, và cố gắng tự trấn an mình, bằng cách trước mặt người khác tỏ ra là người tuyệt vời, nhưng chúng nhanh chóng từ bỏ khi nào cần phải cố gắng.

*** Điều chỉnh

Cần phải tập trung vào nguyên nhân của những việc cho phép từ bố mẹ. Nếu bố mẹ tìm kiếm tình cảm từ con mình, thì điều đó không đúng đắn. Những đứa trẻ là người nhận tình yêu thương chứ không phải là người cho đi yêu thương. Chúng cần được định hướng để trở nên tốt hơn.

Kiểu bố mẹ – bạn bè, ở bên cạnh trẻ, có thể định vị lại, “ở phía trên” của trẻ thì tốt hơn là ở bên cạnh. Bố mẹ không bắt buộc phải chơi với trẻ, mà khiến cho trẻ vui chơi. Là người hướng dẫn, không nhất thiết là người cùng chơi. Theo cách chung, bố mẹ thể hiện ra là người có nguyên tắc, giữ luật, nhất là giúp trẻ nhận ra hậu quả khi chúng đi quá xa ranh giới. Hãy giải thích về hậu quả ấy, nhưng phải khi trẻ đã bình tĩnh lại.

2/ Kiểu bố mẹ quyền lực

Trong khi kiểu bố mẹ cho phép có xu hướng giải thích mà không phản ứng, thì kiểu bố mẹ quyền lực phản ứng mà không giải thích. Vấn đề là bố mẹ trở nên quyền lực để đáp ứng lại nhu cầu của riêng họ, chứ không phải nhu cầu của con họ. Ví dụ, nếu đúa trẻ làm phiền, bố mẹ sẽ yêu cầu chúng im lặng, nhưng không tự hỏi lại mình rằng, việc đứa trẻ ồn ào như vậy là bình thường. Hay khi bố mẹ cho phép mình bộc lộ bản thân, thì họ lại không cho phép con của họ được như vậy. Trong số các bố mẹ quyền lực, cũng có những bố mẹ đòi hỏi quá mức so với giai đoạn phát triển của trẻ: sự sạch sẽ, sự lịch sự, sự ngăn nắp.

*** Rủi ro nào đối với những đứa trẻ của kiểu bố mẹ này?

Trẻ sống trong sự ấm ức. Ví dụ, chúng không thể nói, nhưng chúng phải hiểu nhanh chóng rằng có nguyên tắc cần phải tôn trọng. Đứa trẻ của bố mẹ quyền lực sống trong ấm ức chủ quan: họ thấy bố mẹ chỉ lo cho bản thân họ, và bố mẹ không hiểu cảm giác của những cấm đoán, trẻ sẽ trở nên tin rằng, chúng đơn giản là chẳng quan trọng gì cả. Các hành vi của bố mẹ quyền lực sẽ tạo ra những đứa trẻ bị kiểm soát, sợ sệt, và sự tự đánh giá bản thân thấp. Khi bố mẹ đòi hỏi thái quá, đứa trẻ sẽ trở nên có rất nhiều lo lắng. Chúng cảm giác không có quyền là chính mình, chúng không còn tự tin về những gì sẽ diễn ra nữa.

*** Điều chỉnh

Cần phải cứu vãn tình thế, tiếp theo đó là cần phải tập trung tới nhu cầu của đứa trẻ. Nhưng rất không may là ít khi kiểu bố mẹ này tự đặt ra câu hỏi cho mình cho tới khi con của họ ở tuổi vị thành niên, và lúc đó thì đã quá muộn. Trước đó, họ hài lòng với quyền lực và đứa trẻ hoàn toàn bị kiểm soát, nên họ không cảm thấy vấn đề. Rồi một ngày, họ nhận ra rằng, con của họ không còn nghe lời họ. Thì lúc đó là quá muộn: sự thân thiết sẽ không bao giờ được thiết lập lại nữa, lời nói của bố mẹ không còn trọng lượng đối với trẻ.

3/ Kiểu bố mẹ bảo vệ thái quá

Họ cho rằng môi trường này là quá rủi ro cho con cái của họ, nên kiểu bố mẹ này bao bọc thái quá cho con mình, họ luôn chú ý tới sự bảo vệ. Trong số những suy nghĩ của họ, họ thường tưởng tượng ra các kịch bản khi họ ở xa con họ, khi họ gửi con cho người khác, họ vây xung quanh con bằng nhiều đồ đạc, họ xin lỗi con một cách dễ dàng để mong tránh tổn thương hay ấm ức cho con.

*** Rủi ro nào đối với những đứa trẻ của kiểu bố mẹ này?

Nếu bố mẹ truyền cho con ấn tượng rằng thế giới này là nguy hiểm, ngay cả khi bố mẹ có những lý do đúng cho suy nghĩ đó, đứa trẻ cũng trở nên lo hãi, mà không hiểu rõ tại sao. Đứa trẻ trở nên nhút nhát với bạn bè, thậm chí không tách rời bố mẹ. Những bố mẹ kiểu bảo vệ thái quá ít khi đặt câu hỏi về chính bản thân mình, thường không trước khi hậu quả nhìn thấy trên đứa con của họ cảnh báo họ.

*** Điều chỉnh

Bố mẹ cần nhận ra rằng, đứa trẻ trở nên lo hãi là bởi vì chúng ta đã trao đổi với chúng về nỗi lo hãi của chúng ta, mà không phải là bảo vệ chúng thực sự. Việc bố mẹ luôn tự đặt lại câu hỏi về chính mình kịp thời luôn tốt hơn cho đứa trẻ.

4/ Kiểu bố mẹ gò bó/cứng nhắc

Đây là kiểu bố mẹ bị ám ảnh bởi năng lực / hiệu quả của con trong các hoạt động của con: thể thao, trường học, âm nhạc hay bất kỳ hoạt động nào có đánh giá kết quả. Bố mẹ có thể còn áp đặt những giá trị cao lên con, ví dụ như để con trở thành nhà khoa học, hay có phẩm chất như vị tha, cao thượng. Bố mẹ nói với con rằng: “Con không được đòi hòi, con phải cho người khác, nghĩ vì người khác, vì chúng ta có nhiều những thứ ấy” …

*** Rủi ro nào đối với những đứa trẻ của kiểu bố mẹ này?

Khi hành xử như vậy, bố mẹ đòi hỏi đứa trẻ không được là chính mình, để hài lòng những mong muốn của riêng bố mẹ. Đứa trẻ trở thành người mang lý tưởng của bố mẹ, và chúng có cảm giác chịu áp lực nặng nề, rằng nếu chúng không tôt như kỳ vọng thì chúng chẳng có giá trị gì. Những gì của cá nhân trẻ không được đếm xỉa tới.

Và thường những đứa con của kiểu bố mẹ này gặp vấn đề vào tuổi vị thành niên. Chẳng hạn, khi bị đòi hỏi trở thành người vị tha, thì bất kỳ khi nào trẻ có nhu cầu, trẻ lập tức cảm thấy mình tồi tệ, đòi hỏi quá đáng; khi lớn lên, trẻ luôn là người cho đi xong trẻ không cảm thấy hạnh phúc, bởi vì trẻ đang quên đi chính mình. Nếu trẻ nghĩ vì mình, nó sẽ có cảm giác tội lỗi ngay lập tức. Đứa trẻ bị hướng đến tính hiệu quả khi lớn lên sẽ trở thành người sống bên cạnh bản thân, bên cạnh giấc mơ đích thực của mình.

*** Điều chỉnh

Cần điều chỉnh giáo dục khuyến khích người ta tự đặt câu hỏi về chính mình. Điều hiển nhiên là, bố mẹ thường biện luận rằng họ làm điều tốt. Đứa trẻ phải được thực hiện những hoạt động mình yêu thích, phù hợp với tuổi, mà không phải chịu áp lực về tính hiệu quả, trừ phi chúng tự áp lực lên chính mình một cách tự nguyện.

---------------------------

Tham khảo sách: TÔI ĐÃ SINH RA MỘT LẦN NỮA - vài trò bựa khôi hài sẽ giúp bạn kiến tạo một hạnh phúc dài lâu trong chính gia đình mình!

(Ngô Thị Thu Huyền dịch từ nguồn: http://naitreetgrandir.com/)


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147