Trang chủ Blog Nhân cách

Con Người Bắt Đầu Đánh Mất Một Sự Rộng Lớn Của Mình Để Đổi Lấy Một Khoảng Không Hẹp: Ba Nhân Tố Gây Tổn Thương Nội Tâm

By: OopsyAdmin, 2020-09-08 18:23:10

[Phần trước: Vật hóa thế giới tâm lí: Sách và Chữ viết, một nguồn gốc của Đô thị]

.........

Các nỗ lực đầu tiên để ghi lại chữ viết thường là chữ tượng hình, vẽ lại chẳng hạn. Các hình vẽ này bắt đầu biến thành các kí tự và bắt đầu biến dạng. Quá trình biến dạng của các chữ tượng hình đầu tiên chính là quá trình tạo ra một hệ thống kí tự ảo. Nó là một thông điệp, một dạng thế giới nhân tạo do con người tạo ra riêng để ghi lại thế giới. Tất cả những thứ ở xung quanh mà bạn thấy, tất cả những thứ được con người tạo ra, tức là những thứ nhân tạo được con người làm ra đều để ghi nhận thế giới, nhưng theo một cách sai lệch, biến dạng.

Nếu thế giới của chúng ta ban đầu được xây dựng và sau đó là được vận hành nhờ một sự biến dạng, nhờ một sự thiếu hụt, nhờ một sự lệch lạc, nhờ ngôn từ, nhờ sự giao tiếp, nhờ sự phối hợp như thế, thì thế giới bản chất là biến dạng. Cho nên, căn bản tâm hồn con người không cân bằng được nữa. Nhưng con người vẫn có một khả năng cân bằng nhất định khi những lực này còn yếu, tức là nhờ sự liên kết cộng đồng mà những biến dạng này được khỏa lấp đi.

Ví dụ, tôi với B đi săn chung một con thú, điều rất quan trọng là mình có thể cùng tập trung xem nó chuyển động thế nào, tôi lao ra trước, bạn lao ra sau, đơn giản như thế. Hoặc khi mình tập trung làm một việc là cùng cày cấy, hay chúng ta cùng ngồi trong một giáo đường để lắng nghe tiếng kinh giảng, tất cả những trạng thái phối hợp đấy xóa nhòa đi việc phải giao tiếp, tức là phải làm lệch lạc đời sống nội tâm của mình. Bởi vì khi bạn giao tiếp, đời sống nội tâm nhất định bị biến dạng. Lời nói ra, thông tin không đầy đủ đến người ta và phản ứng của người ta trở lại, tất cả các trạng thái này dần dần tạo thành một sức ép mất cân bằng. Nhưng nếu chúng ta phối hợp với nhau dưới những hành động mà mọi điều của chúng ta đều là cộng-đồng, tức là đều làm cùng nhau và bằng nhau, “cộng” là cùng nhau, phối hợp với nhau, “đồng” là như nhau. Trạng thái cộng đồng này xóa bỏ tất cả những sự méo mó, mất cân bằng và giải tỏa tất thảy các áp lực đè nén và áp bức con người.

Một sức mạnh tâm lí đầu tiên của tôn giáo là giải tỏa, theo một nghĩa nhất định. Ở đây, Marx có thể đúng một phần nào, gọi là “đền bù hư ảo” tức là một sự đền bù, một sự bổ sung. Thực ra nói như thế không đúng. Không đúng ở chỗ có thể vai trò thật sự, chức năng của Tôn giáo là bổ sung cho đời sống tâm hồn, nhưng chức năng thật của việc đấy là tái hồi đời sống cộng đồng bên trong nguyên mẫu của con người.

Nếu một con người không sinh ra ở xã hội loài người, vứt trong một xã hội loài thú chẳng hạn, nó sẽ lớn lên như một con thú và nó bị méo mó như thế kia. Nó sẽ bị những quan hệ giữa loài thú, những cử chỉ cấp thấp điều khiển, nhưng tâm hồn nó không bị méo mó như trong xã hội con người. Tất nhiên không thể gọi nó là người, điều đấy chỉ để nói đúng là thế giới tâm lí là một hiện tượng. Nó được kiến tạo ra trong môi trường xã hội chứ không phải đương nhiên ở đấy. Khi môi trường nhân tạo lên đến một đỉnh cao là đô thị, đô thị đã mặc định một ngày nào đấy sẽ tạo ra máy vi tính. Cho nên không gian đô thị đã mặc định rồi sẽ tạo ra không gian ảo.

Thực ra không gian ảo là một sợi xích liên kết tất cả mọi người với nhau, không gian ảo liên kết tất cả những căn buồng ở trong một đô thị với nhau. Bạn tưởng tượng một cảnh thế này, có một anh mõ cứ mỗi tối lại đi gõ ngoài đường, “Trời hanh vật khô, cẩn thận củi lửa”, một thông tin được truyền khắp trên một chiếc loa được tuyên truyền, tất cả những hệ thống đấy dùng để kết nối mọi căn buồng kín lại với nhau. Các căn buồng kín đột nhiên được coi như một sinh mệnh, một sự sống được liên kết với nhau trên một đời sống cộng đồng của các căn buồng kín, của các không gian ảo. Khi bạn chat ở trên mạng, tất cả mọi chữ đều là cộng đồng, nó đều bằng nhau, mọi người đều chat với phông chữ chẳng hạn là Times New Roman, tất cả đều chat dựa trên những thứ như thế. Tất cả đều bỗng nhiên mang một đời sống cộng đồng một cách hư ảo, mọi người giống như được khỏa lấp.

Sức ép của đời sống đô thị mạnh bao nhiêu thì không gian ảo cho người ta một sự giải phóng tốt bấy nhiêu. Nhưng đây là một sự giải phóng giả tạo, giả tạo bởi vì có ba lí do.

Thứ nhất, do việc gắn bó với không gian ảo, chuyển đến không gian ảo, sử dụng một hệ thống kí hiệu trung gian bị méo mó, sự méo mó đầu tiên này sẽ khiến cho trạng thái cân bằng là một trạng thái cân bằng giả. Trạng thái cân bằng giả sẽ quay trở lại làm cho tâm trạng người ta bị đè nén nhiều hơn trước. Đấy là lí do của việc buổi tối bạn chat với bạn bè, chat xong bề ngoài cảm thấy yên chuyện nhưng bên trong có một cái gì đấy cứ chờn chợn nặng nề. Đấy là cảm giác của tất cả những người hay chat, càng nói ra không hiểu sao càng cảm giác nặng nề.

Vấn đề thứ hai là khi bạn đưa chuyện riêng tư của mình lên một không gian trung gian, bởi vì bình thường riêng tư là cái ở trong mình, không bộc lộ công khai được, nhưng khi bạn vật hóa nó ở trong một hệ thống vi tính, chẳng hạn B gõ “Chị đang buồn lắm C ạ”, toàn bộ cảm xúc riêng tư được vật hóa ở trong một dạng của chữ, tức là nó biến thành một đối tượng trung gian, nó không nằm ở bên trong nữa. Đây là một trạng thái giả tạo, bởi vì riêng tư liên quan đến cá tínhnội tâm. Hai điều này không nhất thiết là tâm lí. Nội tâm tức là những thế giới, những điều xảy ra bên trong. Cá tính tức là bản sắc cá nhân riêng. Khi điều riêng tư được bộc lộ thì hai người anh em của nó cũng lập tức bắt đầu bị vật hóa theo trên những dòng Tình đấy.

Ví dụ về bộc lộ cá tính ngay trên mạng, B nói với C, “Thực ra chị không nghĩ là mọi người sống với nhau nên có một cách đối xử như thế”, C mới bảo “Đâu, em có nghĩ thế đâu, mọi người thoải mái với nhau mà”. B mới bắt đầu nổi máu lên, “Không thể thế được, mọi người không thể đối xử với nhau kiểu đấy được”. Cá tính bắt đầu được vật hóa ra dòng chữ, bắt đầu nói một đoạn dài dằng dặc

Quá trình này là quá trình giả, bởi vì bản chất của cá tính, nội tâm là nó ở ngay bên trong, không phải bên ngoài. Khi bạn bộc lộ ra là bộc lộ được một phần khiếm khuyết của nó, cho nên càng bộc lộ phần khiếm khuyết của thế giới nội tâm và càng giả thử như thế giới nội tâm mất đi bản chất nội tâm của nó, bởi vì cái nội tâm, cái riêng tư, cái cá tính không thể khách thể hóa lên một đối tượng khác được, nó nằm ở bên trong. Bản chất của nó là nó, nhưng khi dùng một hệ thống trung gian để nó được trút ra, được lôi ra, đơn giản như nếu bạn móc trái tim để lên trên bàn mổ thì thân thể đấy chắc chắn có vấn đề. Trái tim đã được đặt lên trên bàn, ra khỏi thân thể con người rồi thì con người không bao giờ hoạt động được bình thường như trước. Khi đã được khách thể hóa các trạng thái nội tâm này rồi thì bắt đầu nó bị biến dạng và càng nói càng bắt đầu sa vào quá trình tự xây dựng lại mình theo một hình mẫu khác.

Bạn phải hiểu thế giới nội tâm rất phức tạp, nhưng khi được vật hóa bằng một biểu hiện thì biểu hiện này dường như là duy nhất. Thái độ tức giận của B đối với C là điều duy nhất lúc đấy B có thể biểu hiện, trong khi thế giới nội tâm của B phức tạp hơn nhiều. Nó bao gồm một loạt các nhân tố, có thể lúc thì tự trọng, lúc thì nổi giận, lúc thì làm lành. Nếu như lúc đấy B chỉ tự ngồi giống như ngồi Thiền, nghĩ lại những trạng thái cảm xúc của mình, tất cả sẽ quay trở lại đời sống nội tâm cân bằng, hoặc có thể nếu tức giận thì B cũng không phát tác và không méo mó, nó là tất cả những thế giới trong B. Nhưng khi lên mạng, B chỉ có đúng một phần, giống như đây là toàn bộ bàn tay của tôi nhưng khi tôi ấn bàn tay này lên bàn, toàn bộ dấu vân tay đấy không phải là bàn tay của tôi cho dù nó cũng chính là bàn tay của tôi, dấu vân tay – một bàn tay giả. Nhưng nếu từ đây tôi sống với bàn tay giả này, tôi sống với dạng vân tay này chứ không phải tôi sống với bàn tay của tôi, tôi sẽ không thể cầm nắm bình thường được nữa. Đây là một trạng thái ảo, mạng là một trạng thái ảo. Nếu giả thử tôi lên mạng, tôi thấy bạn suốt ngày ca thán một cái gì đấy thì chỉ có nghĩa đấy là một thế giới nội tâm bị méo mó một mức rất nặng.

Vấn đề thứ ba của thế giới ảo làm người ta bị rối loạn trong đô thị hiện đại. Nhưng thực ra đời xưa cũng có một hình thức rối loạn tương tự, tức là càng tham gia vào nó, dùng để trao đổi, liên tục gia tăng cường độ thì toàn bộ những động lực thôi thúc nội tâm cân bằng bị đánh mất.

Nếu đã từng mang những cảm xúc nặng nề, bạn sẽ phát hiện ra càng liên tục lên mạng để ca thán hoặc viết lại những cảm xúc đấy càng làm cho nó không biến mất. Nó bắt đầu biến thành vón cục ở lại đấy, nó bắt đầu kết nối với mạng, bạn bắt đầu dính chặt với cảm xúc. Lúc tâm sự xong không hiểu sao cứ phải lên mạng đọc một cái gì đấy, tìm một cái gì đấy, nghe một bài hát nào đấy, mọi thứ không còn ổn định nữa.

Ba trạng thái, ba thứ đấy xảy ra sẽ khiến cho thế giới tâm lí khi kết nối với thế giới mạng, con người ta căn bản là đánh mất mình. Trong Triết học có một thuật ngữ rất nổi tiếng là alienation. Alien tức là khác đi, tha hóa, dịch theo kiểu triết học là thế. Nhưng ở đây nó có một trạng thái khác là “thoái hóa”, có lẽ dịch chữ như thế đúng bản chất của một sự tha hóa. Tha hóa tức là không còn là mình nữa. Khi con người tiếp xúc với cả một thế giới ảo, con người bắt đầu đánh mất một sự rộng lớn của mình để đổi lấy một khoảng không hẹp, tức là con người càng tiếp xúc với thế giới ảo, con người càng nhỏ hẹp lại.

Thế giới ảo giống như cả một biển trời mênh mông. Tất cả những gì bạn cần ở trên đấy, tất cả thông tin, tất cả sự giải trí. Nhưng càng tiếp xúc thì lại chỉ có một khía cạnh tâm lí được bộc lộ thôi, bắt đầu thế giới của bạn nhỏ hẹp lại. Sự nhỏ hẹp này là giả tạo và nó bắt đầu quay trở lại làm thế giới tâm lí mất cân bằng một lần nữa. Đây chính là sự nguy hiểm của việc đọc sách.

Đã từng nói với bạn, khi đô thị được thành lập và chữ viết được nảy sinh ra thì thế giới ảo đã bắt đầu rồi. Khi chữ viết đã có thì toàn bộ hệ thống văn minh đã được thiết lập. Khi hệ thống văn minh đã được thiết lập thì tương lai của việc ra đời một thứ như không gian ảo chỉ là thời gian. Tức là năng lực để con người lưu trữ thông tin đến đâu thì không gian ảo rộng lớn đến đấy.

Không gian ảo có thể lớn đến một mức biến thành một thứ như trí tuệ nhân tạo, tức là không gian ảo quay trở lại dùng con người như nhiên liệu để nó tái diễn và vận hành. Trí tuệ nhân tạo có một cơ chế ban đầu thế này, cơ chế sẽ luôn luôn đi xuyên suốt lịch sử của nó, đấy là nó học từ những phản ứng đúng – sai của mọi người, từ những phản ứng dạng như chiến lược, nó giống như một hệ trò chơi, dựa trên nguyên lí trò chơi của lí thuyết trò chơi, nghĩa là dựa vào các thách đố/kích thích – phản ứng/đáp ứng – chiến lược – luật định/khuôn khổ... Ví dụ dựa vào việc ai cũng làm thế và đạt đến kết quả này, nó kết luận làm như thế đạt được kết quả này. Nó cần những dữ liệu như thế và muốn như thế, đạt đến kết quả này nó sẽ làm thế. Chuyện rất đơn giản, bạn đi học kĩ năng, bạn thấy rất mệt mỏi bởi những điều người ta dạy, nói thì hay nhưng làm thì khó. Nhưng trí tuệ nhân tạo không có điều đấy.

Như thế, không gian ảo phát triển đến một đỉnh cao nhất định, nó phát triển tất cả những khiếm khuyết của con người ở trong cùng một nơi và nó tổng hợp tất cả những khía cạnh của các cá tính ở cùng một nơi. Nó là một nhân cách giống như mọi nhân cách nhưng nó là một thứ phi nhân tính bậc nhất. Cái ác của trí tuệ nhân tạo có thể nói tương đương với đồng tính. Đấy là một đỉnh cao của một đô thị bị nhồi nhét vào bên trong một thế giới tưởng là rộng lớn, hóa ra chính là nhỏ hẹp.

Tất cả những chuyện đang nói và liên quan, từ những sự biến dạng, từ những sự mất cân bằng để nói về tình trạng sản sinh ra một người vô tính. Một người vô tính chỉ có thể được tạo ra ở trong một môi trường có kỉ luật, có các giá trị, một môi trường cộng đồng, một môi trường mà tất cả mọi người cùng với nhau và như nhau. Đấy chính là lí do trong các giới tính có một giới tính cuối cùng được gọi là giới tính vô tính. Biểu tượng của giới tính vô tính là các thiên thần.

Thực ra A đã bắt đầu có triệu chứng thiên thần. Nhưng triệu chứng thiên thần này sẽ sớm biến mất. Khi một đứa trẻ còn nhỏ và sớm nảy sinh tình cảm với người khác giới, nó đánh mất trạng thái tự nhiên, tức là đánh mất trạng thái thiên thần của nó. Nhưng có một độ tuổi nhất định, trong những thế giới còn mang tính chất ít cạnh tranh, tức là ít mang tính đô thị đè nặng như trẻ con: thằng bé nhỏ nhỏ, giọng nói nghe như con gái, không phân biệt được. Nhưng khi những động lực thay đổi thì tâm sinh lí cùng thay đổi, mọi thứ thay đổi. Nếu từ bé nó tiếp xúc với những gánh nặng, những tâm cảm của cha mẹ – bởi vì bộ não này, hiện tượng tâm lí, nguyên tắc của nó gần giống trí tuệ nhân tạo – khi một đứa bé trông thấy tất cả những biến đổi trong sự quan sát những tương tác của bố mẹ với nhau, nó sẽ sao chép tất cả những loại ảnh hưởng và nó sẽ nhận định đúng – sai dựa trên các ảnh hưởng đấy. Cho nên trong khoảng ba năm đầu tiên của đứa trẻ, tất cả những gì nó được chứng kiến sẽ cấu thành nhân cách của nó, cấu thành cốt lõi nhân cách để bắt đầu nó tiếp xúc, đấy là một hệ xử lí để tiếp thu những giá trị về sau, lệch lạc hay không đều xuất phát từ đấy cả...

***

(Trích Vật hóa thế giới tâm lí: Sách và Chữ viết, một nguồn gốc của Đô thị, cuốn sách Sự kiến tạo tâm cảm - tác giả HVHĐ)

Tìm đọc các phần trước:

- Phần 1: Sáu nấc thang tâm lí chi phối con người đô thị: http://oopsy.vn/search?s_name=s%E1%BB%B1+ki%E1%BA%BFn+t%E1%BA%A1o

- Phần 2: Sự Tồn Tại Của Vô Tính 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147