Trang chủ Blog Nhân cách

Đây Là Nơi Bạn Được Lập Trình Để Sinh Ra Nghiện: 4 Bí Mật Về Các Môi Trường Dễ Gây Nghiện Hoặc Đam Mê

By: OopsyAdmin, 2020-09-08 18:17:57

Nhân tố THỨ BA trong tâm lí học hành vi chúng ta phải nghiên cứu liên quan đến người nghiện, đấy là các nhân tố về môi trường. Trong môi trường có bốn yếu tố này và nó cũng rất giống với Nạn nhân học nếu mà chúng ta nghiên cứu, bởi vì nó vẫn dựa trên khung của tâm lí học hành vi

1/ GIA ĐÌNH

Nhân tố thứ nhất liên quan đến gia đình. Chẳng hạn đơn giản, trong gia đình có người có đam mê hoặc là môi trường có người nghiện, thì những thành viên trong gia đình đấy rất dễ bị lây lan truyền

Cũng giống như đường truyền sự say mê tôn giáo chẳng hạn, nó truyền thông qua gia đình mạnh nhất,  truyền người qua người cũng có nhưng mạnh nhất vẫn là qua gia đình. Trong gia đình có một người theo tôn giáo nào đấy rất dễ là người còn lại bị ảnh hưởng, ít nhất là chịu kích thích lớn, xác suất là như vậy. Hay bố mẹ trong gia đình nghiện rượu thì xác suất con cái nghiện rượu rất cao

Chúng ta nhớ là nhân tố gia đình còn liên quan một loạt đến cơ chế không chỉ về gen mà còn là về văn hóa,… nhiều nhân tố nữa, nhất là cũng có một trường hợp thế này. Nếu như gia đình thiếu sự giám sát và hỗ trợ, chăm sóc đối với đứa trẻ hoặc đối với một thành viên nào đấy thì người này cũng rất dễ nghiện. Chúng ta nhớ là trong một gia đình một người mà thiếu sự hỗ trợ, giám sát của các thành viên khác thì họ rất căng thẳng và họ muốn trút vào các nhân tố khác. Đấy có thể là một sở thích, một đam mê, có thể là một chứng nghiện, nghiện bất cứ gì

Thậm chí như thế này, một đứa trẻ dễ nghiện thì nó thường sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ không yêu thương nhau, hoặc là li hôn, hoặc có một sự lạm dụng thể chất tinh thần nào đấy cũng đều rất dễ tạo ra một người có tiềm năng nghiện, đúng không? Bạo lực cũng là một dạng nghiện. Thậm chí nghiện lẩm bẩm một mình nhé. Chúng ta đã nói, rất nhiều triệu chứng ở đây, tất nhiên về mặt tâm lí học không quy như vậy, về mặt chặt chẽ, về chứng tâm thần chúng ta không nghĩ như vậy, nhưng thực tế khi gia đình để “sổng” một thành viên hoặc tác động đến một thành viên hoặc tạo ra một sự kiện làm chấn thương mà các thành viên đều cảm thụ chấn thương đấy, thì sản sinh ra những người có tiềm năng nghiện rất lớn

2/ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

Yếu tố thứ hai là môi trường làm việc. Bởi vì thế này, thực ra về mặt tâm lí  chúng ta vẫn định nghĩa môi trường làm việc là một gia đình thứ hai. Chúng ta ở công sở đấy nhiều hơn ở gia đình. Chúng ta có: một ngày ngủ tám tiếng; tám tiếng ở công sở thì đã chốt cứng trong đó; bốn tiếng vệ sinh cá nhân và làm những việc cá nhân khác, thực ra ăn uống hoạt động đã giảm trừ. Còn lại bốn tiếng, có khi không đủ đâu – dành cho người nhà

Chúng ta thấy, khi một người đến tuổi trưởng thành thì người ta dành thời gian chủ yếu ở công sở. Cho nên khi ở trong công sở nảy sinh một mốt nào đấy, một cái chứng nghiện nào đấy, một đam mê nào đấy thì nó rất dễ lan truyền đến các thành viên khác ở trong công sở, bởi vì môi trường có xu hướng dễ nghiện đấy là công sở

Môi trường tức là gì? Tuy chúng ta tiếp xúc nhiều và buộc phải đối xử với họ như là những con người gắn bó với chúng ta, nhưng họ rất hay gây chuyện với chúng ta. Thực ra, những áp lực công sở nặng nề và liên tục hơn áp lực gia đình. Đấy là sự thật. Còn tất nhiên áp lực gia đình thì sâu hơn, nhưng áp lực công sở thì liên tục, trực tiếp và lớn hơn

Cho nên, khi những người ở công sở phải đối diện với một việc là họ cảm thấy không ai ủng hộ họ, họ cô đơn lắm không ai giúp họ, hay họ không được phát huy hoặc không ai nhìn nhận, không ai thừa nhận,… khi họ căng thẳng như vậy thì họ rất dễ nghiện một cái gì đấy. Và thường nghiện tình dục là một triệu chứng rất rõ của những người làm công sở. Tất nhiên có nhiều cái nghiện khác, thế nhưng đấy là triệu chứng mà họ tìm kiếm một đồng minh ở công sở. Vì sự tìm kiếm đồng minh đấy nên xu hướng tính dục của họ phát triển rất mạnh, họ rất dễ thành nghiện tình dục

3/ CÁC NHÓM ĐỒNG ĐẲNG

Yếu tố thứ ba là các nhóm đồng đẳng. Tức là các nhóm mang tính chất tương đồng với mình. Chẳng hạn như bạn làm kĩ sư, nhóm bạn tìm kiếm cũng có thể là cộng đồng các kĩ sư, hoặc bạn làm một ngành nào đấy có các cộng đồng ngành đấy, hoặc  những cộng đồng mang đặc tính giống bạn, hoặc bạn tham gia những cộng đồng đặc biệt nào đấy, chẳng hạn như ‘’Cộng đồng những người thích đi phượt”... Nếu như trong nhóm đấy, cộng đồng đấy xuất sinh một người nghiện ở gần bạn thì bạn rất dễ bị lây nhiễm và trở thành một người mang tính chất nghiện

4/ TÍNH DỄ TIẾP CẬN

Yếu tố thứ tư là tính dễ tiếp cận. Đây là một lí thuyết quá nổi tiếng đúng không? Chúng ta tưởng tượng nhé, một người nghiện hay một người bị lây nhiễm khát vọng họ giống như thanh củi và khi bị lây lửa thì bắt đầu họ cháy phừng lên. Trạng thái cháy phừng này là trạng thái nghiện – tức làm tổn hại mình để làm một việc gì đấy. Những người này thường tháo bỏ những rào cản cá nhân, hoặc có ba yếu tố liên quan đến tính dễ tiếp cận:

+ Một là họ ở những nơi mà người bên ngoài cuộc đời họ dễ tiếp cận. Nếu gia đình là một nơi hổng thì người ta dễ tiếp cận, nếu công sở là một nơi mà nhiều mối quan hệ phức tạp họ cũng dễ tiếp cận. Nếu họ thường xuyên lui tới một quán café, họ cũng trở thành một người dễ tiếp cận. Vì họ thiếu tính bảo trọng trong môi trường đấy nên họ dễ tiếp cận. Đây là các môi trường, các địa điểm dễ tiếp cận

+ Thứ hai là bản thân đặc tính của gia đình và công sở là những cái tạo ra sự dễ tiếp cận này

+ Thứ ba là một mối quan hệ đặc biệt nào đấy khiến cho họ dễ tiếp cận. Chẳng hạn như bạn yêu một người, cô bạn gái của bạn lại nghiện thì bạn rất dễ lây nghiện, phải không? Nhưng nếu một cô gái yêu một người mà mang đầy lí tưởng và khát vọng thì cô ta cũng có thể lây nhiễm cái lí tưởng và khát vọng này, trở thành một người mang đam mê…

LỰA CHỌN CỦA MỖI NGƯỜI: NGHIỆN HAY ĐAM MÊ

Tính tổng chúng ta có mười yếu tố để tạo nên một con người có thể gây nghiện hoặc đúng hơn là, nếu chúng ta đi tìm nhân tố tiềm năng… Nếu bạn là một người chạy Marketing, một người chạy quảng cáo, bạn muốn làm sao để tìm ra những người có thể nghiện? Nếu như mà bạn biết người ta gặp nhiều căng thẳng, gặp nhiều mệt mỏi hoặc người ta nhiều chấn thương, người ta thường gặp những vấp váp thì rất có thể bạn chuyển biến họ thành những người nghiện thương hiệu, nghiện hàng hóa của bạn đúng không? Khi nói đến những đặc tính này, chúng ta cũng đang nói đến một chuyện là những người cùng mang một loại chấn thương, mang cùng một loại yếu tố nào đấy thì rất dễ để nhóm họ lại với nhau, lập cho họ những hội, những cộng đồng chia sẻ

Chúng ta biết là với người nghiện thì họ cần cộng đồng để họ trốn tránh vấn đề, nhưng với một người đam mê, khát vọng thì cần lập những cộng đồng để họ vượt lên trên vấn đề. Chúng ta có hai loại cộng đồng: cộng đồng tiêu cực và cộng đồng tích cực – dành cho những người mang năng lượng, mang những vấn đề của đời sống, mang những vấn đề nằm trong chính họ, trong cá tính của họ hay trong môi trường của họ. Cho nên cần phát hiện ra vấn đề và sử dụng để đối thoại vấn đề đấy

Đấy là những yếu tố tạo nên tiềm năng nghiện hoặc tiềm năng đam mê trong một người. Chúng ta từ góc độ cuộc đời có thể nói và nghĩ về những người nghiện theo kiểu rất thái độ một cách tàn nhẫn, “À cái bọn nghiện” – cái bọn nghiện là cái bọn đầy tổn thương, khiếm khuyết ở trong thân thể, trong tâm lí và gặp nhiều chuyện trong cuộc đời, nó khúc mắc không giải quyết được thì sinh ra đổ đốn

Nhưng nếu chúng ta nhìn từ góc độ tôn giáo, chúng ta thấy điều gì? Chúng ta sẽ thấy là, “À những người mà trong cuộc đời trải qua những khiếm khuyết, những sự đau khổ và vượt qua những nghịch cảnh thì người này có thể mang một bản lĩnh lớn, mang một đam mê khát vọng lớn và có thể làm nên nhiều điều phi thường vĩ đại”. Nói như kiểu ngày xưa, muốn thành tài thì phải khổ luyện, cái khổ luyện này chính là trải qua nghịch cảnh, trải qua áp lực, trải qua nỗ lực và trở thành vàng ròng

.

Chúng ta sinh ra để trở thành một kẻ nghiện một cái gì đấy để quên đi mình là một con người hay chúng ta trở thành một người mang đam mê, khát vọng, sống có lí tưởng có mục đích, nhiều khi chỉ là lựa chọn. Bởi vì điểm qua mười yếu tố về tiềm năng gây nghiện, thực ra đúng hơn là 90% chúng ta đều có thể bị nghiện. Nếu như chúng ta không phải bị từ trong nhân tố sinh học thì rất có thể chúng ta bị trong yếu tố tâm lí của mình. Bởi vì chấn thương của đời sống hằng ngày là nhiều vô kể, có thể chúng ta rất dễ đau khổ trong mọi môi trường, chẳng ai thuần túy hạnh phúc cả nhưng năng lượng đấy dùng vào việc gì và nó mang lại ý nghĩa gì, đấy là lựa chọn của mỗi người

Khi bạn gặp nghịch cảnh, bạn thấy đau khổ, bạn thấy lạc lõng, bạn thấy là bạn không thuộc về đâu thì bạn hoàn toàn có thể biến thành một người nghiện. Nhưng nếu bạn có thể biến thành một người có lí tưởng, bạn vượt lên và tỏa sáng hoặc bạn chìm sâu trong vấn đề của mình để trốn tránh, đấy là lựa chọn, đấy thực sự là một lựa chọn!

Như vậy đây là phần kết thúc bài thứ ba chúng ta nói về các các nguyên nhân gây nghiện. Mong bạn lí trí tỉnh táo, sống có lí tưởng, có đam mê, có nỗ lực và biến mỗi khát vọng trở thành vàng ròng. Mong tin bạn, rất nhiều!


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147