Trang chủ Blog Nhân cách

MUỐN HIỂU VỀ NGHIỆN, HÃY HIỂU VỀ NÃO: cuộc chiến giúp chúng ta tránh việc phải đối chọi với những áp lực mà không cách nào phản kháng

By: OopsyAdmin, 2020-12-09 15:44:29

Đọc phần trước: Tại sao xã hội cho rằng những người nghiện và đam mê có nhân phẩm và giá trị xã hội thấp?

.

MUỐN HIỂU VỀ NGHIỆN, HÃY HIỂU VỀ NÃO!

 

Những phán xét đấy có đúng không, thì ít nhất chúng ta có thể nói là hiện nay chúng ta vẫn nghĩ vậy. Để giải bài toán là liệu những điều đấy nên suy xét thế nào, chúng ta sẽ nói đến một vấn đề rất cách biệt, nhưng chúng ta phải bắt nguồn từ thành tựu về mặt y học như thế này:

Đấy là trong cơ thể có một khu vực mà dopamine hoạt động rất mạnh, nó gọi là vùng não trung gian. Vùng NÃO TRUNG GIAN thì nằm giữa trụ não và đại não, nó gồm có ĐỒI THỊ và VÙNG DƯỚI ĐỒI. Tất nhiên cái này hơi y lý, nhưng các bạn cứ tạm hình dung vậy, các bạn search trên mạng thì sẽ thấy ngay sơ đồ của vùng đồi giữa, nó được coi là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới, từ khắp thân thể mà đi lên não, và nó có khả năng điều hòa thân nhiệt

Tôi quay lại là nó gồm hai phần: Một là vùng đồi thị - Vùng đồi thị chức năng quan trọng lắm; và vùng dưới đồi. Đại khái là như vậy

  • VÙNG ĐỒI THỊ là trung tâm để xử lý các THÔNG TIN CẢM GIÁC lên vỏ não và có vai trò quan trọng trong việc hình thành các ĐỘNG TÁC mới, các KỸ XẢO VẬN ĐỘNG mới, tham gia CÁC PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN, là trung tâm của các cảm giác nông và sâu của ý thức. Và nếu vùng đồi ở trong vùng não trung gian này bị tổn thương, thì chỉ cần chạm nhẹ lên da cũng sẽ thấy đau đớn, tức là nó quản lý cái cảm giác và cái cảm giác liên quan đến toàn bộ quá trình vận động, toàn bộ quá trình chúng ta tạo ra các hành vi và hành động. Chuyện này rất quan trọng. Chúng ta biết là một trong những việc để chúng ta làm một cái gì đấy là cái cảm giác khi chúng ta làm cái đấy. Uống nước thì hết khát nước, cái cảm giác hết khát nước nó đã, thì cái đấy có vai trò của nó cả. Hay là kiểu cầm một vật thấy nặng, hay là nói một chuyện thấy thoải mái. Tất cả những chuyện này tôi thấy là chúng ta đều bị khuyến khích bởi phần thưởng cho những hành động của mình kể cả chuyện nhỏ nhất như kiểu ngồi dựa vào nệm thấy êm
  • Phần thứ hai của vùng não trung gian này là VÙNG DƯỚI ĐỒI. Vùng dưới đồi này là gì? Đấy là nó có ĐIỀU KHIỂN, các chức năng về mặt DINH DƯỠNG, chức năng về mặt NỘI TIẾT và đặc biệt nó liên quan đến các hoạt động của tuyến yên, nó ĐIỀU HÒA TIM MẠCH, SINH DỤC, HÔ HẤP và CÁC TRẠNG THÁI THỨC NGỦ. Ngoài ra vùng dưới đồi này còn có thể ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT, chẳng hạn như việc toát mồ hôi qua da hay là việc co giãn mạch máu đều là liên quan đến vùng dưới đồi này

Và vùng dưới đồi, trong số các chức năng của nó, thì nó liên quan đến cả THỎA MÃN những nhu cầu về ĐÓI KHÁT, THÈM KHÁT, hay là những nhu cầu rất thiết thân của con người

MUỐN SỐNG HAY KHÔNG, TÙY VÀO ĐỒI THỊ!

 

Nói cách khác là gì, VÙNG ĐỒI THỊ trong não trung gian gồm hai phần:

  1. Một phần là quản lý mọi hành động hoạt động, nhận thức, kỹ xảo, vận động, hành động của người ta
  2. Phần thứ hai là quản lý mọi hoạt động căn bản và nhu yếu nhất của thân thể chẳng hạn như hít thở, đói khát, mạch máu, thân nhiệt, và nó tạo ra cả những hiện tượng chẳng hạn như rùng mình, những rùng mình của cơ thể đều xuất phát từ vùng não này. Thì trong những nghiên cứu gần đây về chứng nghiện, người ta đã tìm ra là những tế bào thần kinh dopamine ở khu vực vùng não trung gian này giúp cho chúng ta KHÔNG NGỪNG MUỐN SỐNG, tức là cái cách chúng ta hành động với thế giới, cảm nhận chúng ta nhận lại từ đấy, sự rùng mình của chúng ta, những cơn đói khát của chúng ta, những nhu cầu sinh tồn then chốt của chúng ta, thì đều liên quan đến cuộc sống này. Nhưng điều mà họ thấy ở đây nữa, là việc tiết ra dopamine và phản ứng của dopamine ở trong vùng não giữa, não trung gian này, là giúp cho chúng ta cảm giác được rằng thế giới này có gì đấy đáng sống, nó phong phú, nó tuyệt vời, và chúng ta muốn cảm nhận thêm những điều đấy

Tức là, chúng ta hãy nhớ là đam mê với nghiện có một đặc điểm chung thế này: là mỗi lần chúng ta tiếp tục cái cơn nghiện hoặc là tiếp tục thực hiện đam mê của mình, thì chúng ta cảm giác rằng mình đang khám phá một điều gì đấy, chúng ta cảm giác cuộc sống này có thêm một bước đi chúng ta muốn làm điều đấy. Bởi vì muốn làm điều đấy thì mình cảm giác mình mới đang tồn tại, thì mình mới có ý nghĩa. Có một cái gì đấy từ cơn rùng mình, từ việc tiết mồ hôi ra. Từ cảm giác chạm nhẹ vào da, đến cảm giác vô cảm và mệt mỏi, cảm giác đờ đẫn đến cảm giác bất lực trong cơn nghiện hoặc đam mê. Tất cả những cảm giác đấy, nó mới tạo nên cho người ta cảm giác tồn tại. Nó sẽ liên quan chặt chẽ đến chuyện này, cơ cấu nhận thức của con người, từ thời nhỏ cho đến lúc trưởng thành, và sau đấy nữa, thực ra không được tạo ra để chịu đựng các áp lực. Cho nên mỗi khi gặp một áp lực và chấn thương, thì dù nó 1 tuổi, tức là dù nó chưa được 1 tuổi, cho đến lúc nó gần nằm xuống mồ, thì tất cả sự tổn thương về mặt nhận thức, từ mặt áp lực xã hội, từ mặt cảm xúc, cho đến tổn thương thân thể, đều khiến cho nó cảm giác vô cùng mệt mỏi và khó chịu

Nói đơn giản thế này, có những đứa con ở trong nhà bị mẹ mắng nhiều chẳng hạn, thì cứ lần nào ông bà già mở miệng ra là thấy khó chịu, “Ồ cả đời mày gặp rồi bây giờ mày vẫn khó chịu”, bởi vì cơ cấu thần kinh của chúng ta không được tạo ra để chịu đựng những áp lực như vậy. Cho nên vùng não trung gian và các dopamine này, khi nó nhận những áp lực căng thẳng, tác động đến hệ thần kinh của chúng ta, đòi hỏi rất nhiều câu hỏi, các vùng não nháy liên tục. Vùng não trung gian này là nơi duy nhất, nó phải xử lí chuyện là “Bây giờ tôi sống để tôi đối chọi với những căng thẳng, hay tôi sống để tìm ra bản thân tôi giữa cuộc đời.” Đấy là một động lực tích cực hoặc tiêu cực. Nếu hoạt động dopamine này xử lí tốt, thì nó phải hướng chúng ta sang những trạng thái tích cực hoặc hướng chúng ta sang việc tránh phải đối xử, hoặc là mức thứ hai, chúng ta trượt dài, là để chúng ta trốn tránh được các áp lực đấy

Cho nên xu hướng của những chứng nghiện là gì, ngoài chuyện đối đầu giữa các giá trị xã hội và các ý chí cá nhân, nó còn một chuyện, đây là một cuộc chiến trung gian giúp chúng ta lách tránh việc chúng ta phải đối chọi với những áp lực mà chúng ta không cách nào phản kháng. Thế bây giờ chúng ta thấy ông bà già mắng, chúng ta nhảy lên đấm một cái à? Không được. Thầy cô ở lớp thiên vị một người và cho chúng ta điểm thấp, trù dập chúng ta, chúng ta không thể cầm dao đâm được. Đấy là những thứ mà bản thân giá trị xã hội trong chúng ta, lương tâm trong chúng ta, phần con người trong chúng ta biết là không thể như vậy, cho nên xu hướng chung của chúng ta thường là lùi bước trước điều đấy. Nhưng áp lực này đi đâu mất, chúng ta nói là trưởng thành bằng những áp lực này, nhưng để những áp lực này nó cấu thành một phần kinh nghiệm, trải nghiệm và giúp ta trưởng thành lên, bình tĩnh suy xét khi gặp chuyện đấy một lần nữa, thì dopamine phải được tiết ra để chúng ta hướng hành động của chúng ta theo hướng chịu áp lực đến một đối tượng khác. Những áp lực này sẽ không còn là tổn thương trong chúng ta nữa, đây chính là cơ chế vô cùng quan trọng của vùng đồi giữa này. Chúng ta làm một điều gì đấy, với một lượng dopamine rất lớn, để chúng ta cấu thành một hành động sao cho, cơ cấu, cấu trúc nhận thức hành vi và cảm xúc của chúng ta là không còn cảm thấy những áp lực này là nặng nề. Điểm này hơi phức tạp ở chỗ đấy

Nếu như một người không nảy sinh ra một chứng nghiện nào đấy, để đối phó với những áp lực, những tổn thương và những sự bất lực đời thường của mình, thì người ta sẽ thường rơi vào chứng rối loạn dopamine. Và chứng rối loạn dopamine này nó cũng xảy ra ở trong vùng não trung gian, nhưng vùng não trung gian không có kịch bản nào để đối phó với những tình huống tổn hại theo kiểu dịch bệnh thiên tai nào ở trong não cả. Nó phải làm đúng một việc là từ đấy trở đi, con người này rất nhạy cảm, con người này rất bối rối, con người này lúc nào cũng cảm thấy bất lực, lúc nào cũng cảm thấy co rúm, gặp áp lực cái là co người lại, gặp những chuyện gì là không tỉnh táo, không nghĩ được gì nữa. Đấy là những người đã vào các cơ chế dùng những chứng nghiện để chống lại những áp lực này

Tất nhiên bạn có thể hỏi là, “Ủa đâu, tôi thấy bọn chơi điện tử nó mới là thứ động vào là co rúm chứ?” Bạn nhầm, bọn nghiện điện tử thì lại không phải loại co rúm thế. Còn thằng chơi điện tử vì thấy nó vui vui không, mà nó cũng chả nghiện chơi hôm nay ngày mai chán ấy thì không nói làm gì. Bạn phải gặp bọn chơi điện tử nó ngồi lì ở quán, bố mẹ xách tai về, rồi hôm sau vẫn luồn ra nó chơi được, trốn học bỏ học ra ngồi chơi ấy, thì các bạn thấy là sự phát triển đầu óc của nó, bản lĩnh trách nghiệm của chúng nó, tất nhiên phải sau giai đoạn mà nó cai được nghiện, sau giai đoạn nó không còn dùng những thói nghiện của nó để đáp ứng lại, để chống chọi lại các áp lực thì nó mới trưởng thành

Còn với trường hợp của những người đam mê, đam mê nó rất giống nghiện ở chỗ này. Một người đã trải qua rất nhiều nấc thang để đạt tới trạng thái đam mê, lí tưởng, khi các chất dẫn truyền của dopamine được sản xuất ra hàng loạt để tạo động lực cho người ta bước tiếp trên đam mê lí tưởng của mình, thì khả năng hấp thu lại các dopamine này ở các vùng khác của não, ở trong não là nó thấp nên người ta cứ duy trì động lực đấy rất lâu, duy trì động lực đấy rất nhiều

Tất nhiên, chúng ta thấy người theo tôn giáo chẳng hạn, một cách rất thuần thành cả đời, mỗi khi làm một việc tốt họ cảm thấy rất hài lòng về bản thân, “À hôm nay tôi làm một việc tốt đây này.” Những người này thực ra họ không phải những người đam mê lí tưởng, họ rất dễ bằng lòng với những thành tựu nhỏ nhất của mình. Không phải những người đam mê, không phải những người cuồng tín, không phải những người sống cho lí tưởng, nhưng thực ra họ rất bạc nhược. Loại đấy vác vào đồn, ngồi ở đấy, đe dọa, hoặc dí dao vào cổ là khóc ra máu luôn, họ không có đam mê nhiều. Dopamine tiết ra dưới dạng nghiện, thì đam mê nó mới là đam mê rất khủng khiếp, không ai kiềm chế được họ. Nên những người làm lập trình ngôn ngữ tư duy NLP, họ cứ nhắm đến loại nghiện thần kinh như thế

.

TRONG TRẠNG THÁI NGHIỆN HOẶC ĐAM MÊ CON NGƯỜI TA CÓ THỰC SỰ TRƯỞNG THÀNH?

Tôi quay trở lại là, chính bởi vì cơ chế của não trung gian tạo ra chứng nghiện như một mặt trận để tiết ra dopamine, và đã tạo ra một triệu chứng bên trong, thì nó cần một đối tượng. Tôi lấy một ví dụ đơn giản này cho bạn thấy, bạn đến trường và bị bọn đầu gấu đánh, thì việc bạn làm là gì? Về nhà mách bố mẹ à? Mách hiệu trưởng à? Thì tất cả những đòn mách đấy của bạn nó cũng tốt thôi, nhưng bạn đến trường thì đấy, lúc nào bạn cũng nơm nớp. Bố mẹ bạn xử lí được thì ngon, mà nếu không xử lí được thì triệu bọn kia lên phòng giáo dục rồi phòng hiệu trưởng, chửi vài câu xong thế là hết, thế thôi. Hôm sau chúng nó lại kéo hội đánh bạn tiếp, thế là bạn cảm thấy nó không có cách nào cả

Thế thì lúc gặp phải chuyện đấy ở trong não, nếu giả thử vùng não trung gian nó dùng kịch bản nghiện, nó dùng như một chức năng, nghiện như một chức năng xã hội và chức năng tâm sinh lí của cơ thế để giải quyết các áp lực này và đưa cho người ta vào trạng thái trưởng thành. Đầu tiên, thay vì nó trả thù, thay vì nó nói chuyện này, thì nó tìm một chuyện để vui, xong bắt đầu nó ra hội chơi điện tử, hoặc nó ra hội tập gym, hoặc nó đi hội tập võ. Bắt đầu nó nghiện, nó thích việc nó làm, nó cảm thấy ngày ngày nó quay trở về, thấy cơ bắp mình nổi cuồn cuộn, nó ngắm trước gương tốt lắm. Để bảo bọn đấy là sau này sẽ đi trả thù hoặc đi đấm lại thì chúng nó sẽ không làm, thế nhưng chúng nó cảm thấy việc chúng nó làm rất sung sướng. Thậm chí cứ đến giờ tập võ, đến 30 phút trước giờ tập võ. Nếu chuyển sang chơi điện tử, chơi điện tử cả ngày, chuyển sang chăm học thì suốt ngày ngồi lì trước sách. Hoặc mới chuyển sang hoạt động nào bất kì chẳng hạn như là, định hướng sang thiền chẳng hạn, nhưng thiền lại là hoạt động trấn áp khu đồi giữa, não trung gian, cho nên nó lại không tạo được chuyện này.

Nếu như vùng não trung gian thực hiện được kịch bản hướng sang một đối tượng năng lượng khác, chẳng hạn như yêu đương, trong lúc bị đánh, thay vì phải mách, tự nhiên lại được con bạn nó đỡ, từ đấy cứ say mê yêu đương. Người sau khi say mê yêu đương sau khi vấp váp cuộc đời thì đa phần được xem như một loại chứng nghiện. Sau đấy người ta bắt đầu, người ta ý thức rõ hơn về cách sống ở trong đời, người ta trưởng thành hơn, người ta hiểu rõ những việc mình cần làm, người ta có bản lĩnh, hoặc người ta có thể tìm kiếm một niềm vui đích thực của mình. Còn loại mách thầy mách cô, phản ứng rồi đấm lại xong rồi khóc, xong lúc nào đến trường cũng sợ sệt mà không có kịch bản nghiện nào xảy ra với nó để nó quên đi áp lực này mà, thì cả đời nó cứ sống trong một tâm trạng bực bội, đau tức, khốn khổ, sợ hãi nào đấy. Chúng ta biết đấy là những người không trưởng thành. Đấy là kịch bản của vùng não trung gian này. Dùng nghiện như một chức năng tâm sinh lí của xã hội để kiểm soát hoạt động phân bố dopamine.

Bởi vì thế này, thực ra với vai trò của dopamine ở vùng não trung gian như vậy, một trong những vai trò rõ nhất của nó là nó dự đoán những vấn đề mà thân thể gặp phải. Bởi vì chính chức năng dự đoán này, giống như các nghiên cứu của năm 2011, những nghiên cứu được các nhà khoa học thực hiện rồi, chúng ta thấy là do chức năng như vậy của vùng não trung gian, cho nên nó không phải là một ý thức nữa. Đây không phải là vấn đề ý thức, không phải là tôi nghĩ gì, tức là nó sẽ vượt lên trên ba lập luận về nhận thức và giá trị xã hội của những người phê phán người nghiện. Đối với vùng não trung gian nó hình thành một cơ chế phản ứng của tâm sinh lí đối với các vấn đề mà thân thể gặp phải. Cho nên nó vượt lên trên tầng của ý thức và cảm xúc thông thường, nó dự đoán những gì người ta sẽ gặp, và dựa trên dự đoán này, nó lựa chọn trên những thông tin về đời sống, vùng não giữa nó bắt đầu lựa chọn các vấn đề thông tin, để nó hướng thần kinh sang một hoạt động hiệu quả hơn. Vì chúng ta biết là những người tiêu cực, những người hay sợ hãi là những người không lành mạnh, cho nên chúng ta thấy, nhất là với triệu chứng chơi điện tử, nghiện khi mà chơi điện tử, là trong lúc chơi rất máu, hò hét chửi bởi xong cảm thấy mình rất là ức chế với mỗi lần thất bại trong trò chơi? Tại sao lại thế? Bởi vì lúc ấy dopamine đang tiết ra một trạng thái tích cực đạt đến các phần thưởng và sử dụng cái đấy để tăng thêm lòng dũng cảm hoặc tăng thêm cách nghĩ về số phận, về địa vị của mỗi người. Cho nên các trò chơi nó phải được thiết kế tương ứng với cả một phiên bản xã hội. Mọi người hiểu điều này không?

Ngay cả trong tình cảm cũng thế. Tại sao nó lại dễ dàng dồn năng lượng của dopamine cho não trung gian vào việc nghiện sex, bởi mỗi việc thừa nhận của bạn tình thì cho phép anh ta cảm giác mình có giá trị. Cho nên khi anh ta không được phục vụ, anh ta có thể chuyển sang mô hình bạo dâm, tức là cho bạn tình  hành hạ mình hoặc là mình hành hạ bạn tình để cảm thấy là mình có giá trị

Đấy đều là việc lên cấp, lên giá trị ở trong những chứng nghiện như vậy. Thì nó phải có những hoạt động của đời sống, những hành vi xã hội, nó phải được đảm bảo một tiêu chuẩn là nó dễ dàng cung cấp các phần thưởng chớp nhoáng và lâu dài, và cung cấp những địa vị trải nghiệm. Nó giống như kiểu một hình ảnh, một biểu tượng về xã hội về một con người thì lúc đấy vùng não mới đưa ra, nó khớp với kịch bản, tức là nó có nhu cầu. Chúng ta hãy tưởng tượng thằng não trung gian như một công ti, ‘’Tao có nhu cầu làm hoạt động marketing thì thằng nào đáp ứng được hoạt động marketing của tao, những bọn nào đủ yêu cầu thì chúng mày ngồi đây. Tao cần chúng mày đẫ có ba năm kinh nghiệm, chúng mày chạy quảng cáo, chúng mày đã từng làm truyền thông. Thì tất cả chúng mày đáp ứng tiêu chuẩn đấy thì tao đều có thể cấp ngân sách cho chúng mày để chúng mày làm”. Đấy chính là kịch bản ra đời những chứng nghiện.

Cho nên là việc thiết kế, đối với những người bậc thầy làm ứng dụng phần mềm các platform hoặc là các dịch vụ, hàng hóa, họ bao giờ cũng thiết kế làm sao cho người mua hàng họ trải nghiệm quá trình đạt được các thành tựu xã hội, đạt được địa vị của mình trong quá trình tiêu dùng dịch vụ hoặc sản phẩm này và cảm thấy được khuyến khích dùng cái đấy như là việc trốn tránh những áp lực căng thẳng

Còn lại bán hàng hay marketing thuộc loại hạng bét thì chúng nó nhằm trực tiếp vào nỗi đau của người tiêu dùng để chúng nó nói. Chẳng hạn như mày xấu đúng không, tao cho luôn mày đẹp. Nhưng thực ra nguyên lí của nghiện lại không phải thế. Tao xấu thì tao phải cảm giác cho tao giỏi, đấy mới là dễ sinh ra nghiện

Đấy là những căn bản chúng ta hiểu về việc chứng nghiện không hề làm hạ thấp nhân phẩm và giá trị, mà đấy là một quá trình phục hồi nhân phẩm và giá trị của một người trước các sức ép của đời sống

Cho nên ở đây chúng ta quay trở lại ba lập luận mà chúng ta đã gặp

Lập luận thứ nhất là người nghiện nhân phẩm thấp là vì họ chấp nhận một cách không cưỡng được những hậu quả tiêu cực để đổi lấy ham muốn của mình. Vấn đề này không phải ở ý chí hay ý thức của họ, mà vấn đề cao hơn, đây là một cơ chế tâm sinh lí để điều hòa các giá trị của một người để người ta có thể tồn tại tiếp và tiếp tục vươn lên sự trưởng thành. Như chúng ta thấy, đây là sự điều hòa của vùng não trung gian, chứ nó không phải của ý thức, mà cũng không phải của cảm giác, cũng không phải của các giá trị, nó cao hơn thế đấy là sự tồn tại của con người

Lập luận thứ hai là họ không thể điều hòa các quan hệ xã hội, họ không thể phù hợp với những người xung quanh. Chúng ta thấy, bởi vì những người xung quanh chinh là áp lực khiến cho người nghiện hoặc những người đam mê – họ bị đẩy vào đường cúng quẫn, đường cùng. Chúng ta nhớ những lời của những người ở trong tôn giáo, chẳng hạn như những lời của Otto Rank mà tôi rất là thích, “Bởi vì thực tại là khổ đau”, sống là khổ đau rồi. Hoặc là như lời của Đức Phật nói, “Chân lí thứ nhất của thực tại là khổ đau”. Chúng ta biết là bởi vì những áp lực như vậy cho nên não trung gian buộc phải hướng hoạt động của con người đấy chứ không phải là của tâm sinh lí bình thường, hướng hoạt động của con người này sang một trải nghiệm tích cực hơn, sao cho có thể hồi phục, có thể cân bằng, có thể tiế tục tồn tại theo một hướng tích cực, theo một hướng dự trữ, kể cả phải ngủ đông những hoạt động xã hội của họ

Đấy chính là điều gây ra điều thứ ba, suốt quá trình này họ phải cân nhắc cân nhắc liên tục, họ lựa chọn theo hướng để cân bằng mình và không trở thành một sự hiểm họa đối với người khác trong tức thời. Không phải bởi vì mày đấm tao nên mai tao mang dao đến đâm mày, mày cứ suốt ngày bắt nạt tao trước cổng trường là tao đổi sang tao thích chơi chim. Bản thân cái chơi chim này xấu hay tốt ta không nói, bởi vì với vùng não trung gian ấy cái việc chơi chim chỉ là tái cấu trúc lại trật tự tâm sinh lí của tao, loại bỏ các ảnh hưởng tiêu cực, chữa lành tâm hồn, chữa lành cảm xúc cá nhân và vươn đến một trạng thái tốt đẹp hơn

Và những người trong tôn giáo là đặc trưng của quá trình chữa lành như thế này một cách trực tiếp luôn.

Chúng ta thấy ba lập luận: hạ thấp nhân phẩm và giá trị của người nghiện hay là những người có đam mê mang tính chất cực đoan là đánh đổi.

Tạm thời hôm nay chúng ta dừng ở đây, buổi sau chúng ta tiếp tục nói về trạng thái kiểm soát, làm cách anof, đúng hơn là, chúng ta thấy là không thể kết luận chứng nghiện hay chứng đam mê làm cho chúng ta mất kiểm soát. Vậy thì nó phải là kiểm soát và kiểm soát  chúng ta thế nào. Chúng ta thấy là, khống chế được các xung lực liệu có phải là kiểm soát không hay là cân bằng trước các áp lực mới là kiểm soát, đấy sẽ là chủ đề của buổi sau. Chúng ta nhớ là tất cả những nỗ lực cân bằng cá nhân đều sẽ dẫn đến một loại nghiện

---

-- HVHĐ (một tác giả OOPSY) -

Album series Tâm lí học về Nghiện
https://bit.ly/TamlihocveNghien-album


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147