Trang chủ Blog Nhân cách

Những Người Vừa Hướng Nội Vừa Hướng Ngoại - Sự Rối Loạn Bắt Nguồn Từ Tổn Thương

By: OopsyAdmin, 2019-03-18 11:18:30

I. PHÂN BIỆT HAI LOẠI NGƯỜI: HƯỚNG NỘI VÀ HƯỚNG NGOẠI

1/ Người Việt Nam có một đặc điểm nổi tiếng trong lịch sử là duy tình, họ coi trọng cái phát sinh trong mình, gặp một chuyện đầu tiên là thái độ, sau đó đến phản ứng rồi cảm xúc. Nhưng Áp lực của xã hội hiện đại bắt người ta phải tính toán, suy nghĩ và đưa ra giải pháp. Tức áp lực xã hội bắt người ta phải hướng ngoại trong khi bản tính lại là hướng nội.

Ví dụ, khi gặp một đối tượng thì một người Hướng ngoại sẽ có:

  • Khả năng nhận định
  • Khả năng phân tích
  • Khả năng đưa ra giải pháp
  • Tính toán rất giỏi dựa trên việc người ta tương tác hiệu quả với thế giới bên ngoài.

Chẳng hạn, khi cãi nhau với một người hướng ngoại phản ứng thế này:

  • Đầu tiên họ sẽ nhận định: Thằng nào đang đánh mình?
  •  Sau đó họ phân tích: À, nó định đấm vào mắt trái của mình
  • Cuối cùng là giải pháp: Mình cần tránh sang bên phải

Bản chất lí trí thể hiện ra lời, cho nên bình thường họ đều thích nói, thích giao tiếp, phát triển các kĩ năng giao tiếp, sau đó phát triển các phong cách nói. Cuối cùng, họ đưa ra hệ thống tương tác, lời nói, thỏa thuận, hợp đồng.

Ngược lại, với người Hướng ngoại, khi gặp một đối tượng như thế thì

  • Phát sinh một thái độ
  • Phát sinh một phản ứng
  • Phát sinh một cảm xúc/ tâm cảm cụ thể trước vấn đề
  • Khả năng liên tưởng rất giỏi (thu vấn đề vào bên trọng, biến vấn đề thành một phần của đời họ)

2/ Vấn đề của người phương Tây gặp phải thì khác, bởi vì họ đã quen sống trong một thế giới thuần lí hơn. Đây là chúng ta giả thiết như vậy, còn tất nhiên họ vẫn có một thế giới tâm trạng riêng, họ luôn luôn có thế giới nội tâm. Bằng chứng là họ phát triển về tâm lí học rất mạnh. Nhưng giai đoạn trở nên tư bản hóa mạnh mẽ quá, xã hội biến đổi, các cơ chế mới hình thành, thời đại của các chuyên gia đến, ai cũng phải học một chuyên ngành riêng, phải cắt đứt với xã hội ở mặt nào đấy.

Vào khoảng thế kỉ XVIII-XIX, một vấn đề ra đời ở phương Tây là thế giới tâm cảm trở nên rất bức bối. Đó là do áp lực của tính toán, hay của lí trí hóa – thời đó được gọi là thời đại lí tính hóa (rationalism). Thời đại đó bắt người ta phải lí trí hóa, bắt người ta trở thành các chuyên gia, nó tạo nên sức ép, bắt đầu dồn nén những thế giới nội tâm.

Thế giới nội tâm ban đầu của họ không phải là quá lớn, nhưng về sau nó trở thành một sức ép khiến họ nổi điên. Nói chung, trong xã hội nào mà sức ép của một trong hai phần (lí trí và tâm cảm) quá lớn thì đều xuất sinh vấn đề.

3/ Bình thường, theo tư duy phương Đông, chúng ta biết là khi hai phần lí trí và tâm cảm cân bằng với nhau, thì người ta còn ổn. Tức là, khi ta gặp một người nào thì người ấy vừa có một vị trí trong lòng ta và chúng ta vừa xác định một ranh giới với họ, thế là ổn đúng không? Đấy là chúng ta có một ranh giới nội tâm (tức là hướng ngoại) dành cho họ một vị trí trong trái tim, nhưng cũng suy nghĩ về họ bằng một sự tỉnh táo. Đó là một người bình thường, một mối quan hệ lành mạnh.

Tuy nhiên, trong một xã hội mà ta không biết được thông tin về người đấy, chúng ta bị cắt đứt các thông tin, chúng ta chỉ biết một mảnh của họ. Chẳng hạn, lúc gặp nhau thì họ cười, làm sao biết được đằng sau lưng họ nói xấu mình.

4/ Thế là, bạn tưởng tượng, có một mối quan hệ phổ biến ở trong xã hội hiện đại kiểu này. Giả sử có một người sếp với một cô nhân viên. Trước mặt thì chị chị - em em, rất ngọt ngào nhưng sau lưng thì người sếp ấy bảo với một đồng nghiệp khác là: “Con bé ấy đáng lo lắm. Nó không ổn”. Tất cả những chuyện này chứng tỏ giao tiếp bề mặt không thống nhất với thế giới nội tâm. Và nếu một ngày cô nhân viên kia biết được điều đấy, trong lòng cô ấy sẽ vô cùng khủng hoảng và không thể chịu đựng nổi.

Nếu như cô ấy là một người đã quen ghi nhận, về bề mặt, rằng “người kia là sếp, chị ấy rất quý mình, và mình để chị ấy ở một vị trí rất quan trọng trong tim,” rồi một ngày nghe được tin ấy thì sao? Cảm giác không phải là phản bội (đây có gì là phản bội đâu), thế nhưng toàn bộ thế giới nội tâm này sẽ khủng hoảng. Tất cả những thái độ, phản ứng, tâm cảm sẽ chấn thương. Nó đòi hỏi một giải pháp, nó đòi hỏi một sự thay thế. Trong khi thế giới nội tâm này đang rất bình thường, đang có một nhận định, phân tích như thế, thì đột nhiên sự đòi hỏi kia trồi lên, phát triển lên. Nó bắt thế giới này phải tan rã ra, trái tim phải vụn vỡ, tổn thương. Đấy là các tình trạng chúng ta gọi là tổn thương.

5/ Thứ tổn thương này khi tích đến một giai đoạn nhất định thì sao? Bạn biết logic của tổn thương rồi, cũng cùng một quy trình như thế. Đầu tiên là người ta gây ra tổn thương cho nhau. Sau đó tổn thương này tích thành những trạng thái bất thường, sự bất thường trong việc xáo trộn cấu trúc của quan hệ. Và bất thường này hình thành trạng thái tâm thần, hay chúng ta gọi nhẹ hơn là rối loạn, rối loạn thần kinh, rối loạn chức năng, hoặc ám ảnh, hay điên, tùy cách gọi.

Một người đang trong trạng thái cân bằng của mối quan hệ giữa lí trí với tình cảm, đột nhiên mối quan hệ bị làm tổn thương thế này, một sức ép làm họ phải toan tính, thì bắt đầu gây ra sự bất thường, bắt đầu gây ra sự rối loạn.

II. SỰ RỐI LOẠN BẮT NGUỒN TỪ TỔN THƯƠNG

1/ Người ta rất buồn cười. Trong khi nhắc đến người hướng nội với người hướng ngoại, người ta thường quên mất rằng có một vấn đề nổi cộm hơn nhiều. Đấy là chúng ta gánh chịu sự tổn thương trước khi biến thành người hướng nội và người hướng ngoại. Có những loại người đã hoàn toàn đồng nhất mình với một vai diễn. Họ chuyển hẳn sang dạng tính toán, cho dù tâm cảm họ rất mạnh.

Nhưng bạn tưởng tượng, khi chúng ta gặp một cuộc đời rất nhiều sự éo le, rất nhiều cửa hẹp và mâu thuẫn như thế, nếu chúng ta không lựa chọn một trong hai chỗ đứng – hoặc là trở thành một người hoàn toàn duy cảm, duy trì những mối liên hệ; hoặc là trở thành một người hoàn toàn tính toán – thì chúng ta sẽ trở thành người như thế này, luôn luôn sống trong một cuộc xáo trộn.

2/ Chẳng hạn cô nhân viên nghĩ: Rốt cuộc chị sếp có tốt không?

Người sếp thì nghĩ: Cô nhân viên đó tốt không? Mình nên nâng đỡ con bé không nhỉ? Thôi cũng khổ cho nó.

Hiểu cho cô nhân viên ấy, nhưng đi một đoạn lại tức. VÌ hôm sau lên gặp sếp tổng lại bị mắng (bởi vì kẻ này không làm, thì kẻ kia chịu mà!).

Sếp tổng mắng:

  • Thương hiệu của em tháng này ra sản phẩm kiểu gì đấy?!!!
  • Tại mấy bạn nhân viên của em…

Về công ty chị sếp ấy lại tức, lại thấy cái mặt của cô nhân viên kia nhởn nhơ:

  • Em chào chị ạ!
  • Chào cái gì mà chào. Lên làm việc đi. Cần gì phải chào!

3/ Nếu không lựa chọn một trong hai thái độ này, người ta căn bản sẽ rơi vào bi kịch nằm ở giữa thế giới hướng nội và hướng ngoại: tổn thương, bất thường, tâm lí, ám ảnh, hay tâm thần. Đấy là một tình cảnh không lối thoát.

III. CUỘC CHIẾN BẤT TẬN GIỮA LÍ TRÍ VÀ TÂM CẢM

1/ Trong cuộc chiến giữa những lí thuyết về hướng nội với hướng ngoại, rút cục đều quy về xem chúng ta lựa chọn cái gì. Chúng ta lựa chọn thế giới lí trí, có một đời sống xã hội, sống với các lợi ích tách bạch rõ ràng, khôn ngoan, sắc bén – “Tình ra tình, tiền ra tiền;” hay chúng ta lựa chọn thế giới tâm cảm mà mỗi điều đều vận vào thân?

2/ Nhưng thường, con người ta nói chung là sống trong một trạng thái tâm lí, và thường sống trong một trạng thái bị tổn thương từ lúc đầu. Cho nên hãy tưởng tượng thế này. Khi chúng ta có một người bạn, trong mối liên hệ này, bình thường thì vẫn cười với nhau, đột nhiên một hôm sáng sớm đến cơ quan, mặt họ rất lạnh lùng, đi qua mình họ không chào. Tự nhiên trái tim đau nhói. Bạn từng trải qua cảm giác này chưa? Sống với cô bạn cùng phòng, hoặc đi với một người bạn cùng lớp, đang tốt, đột nhiên có một sáng họ cau có không nói gì với mình. Họ cười nói với mọi người, riêng mình họ không nói. Trái tim đau nhói, và chúng ta rơi vào bất thường, tổn thương. Hai phần này – thế giới của lí trí và tâm cảm – cứ va đập với nhau.

3/ Bạn tưởng tượng, một khi chúng ta lựa chọn thế giới liên tưởng và tâm cảm, chúng ta luôn luôn thấy mình như là nạn nhân, và luôn luôn thấy người ta như một phần trái tim mình. Hai phần này cứ va đập mãi, đau khổ mãi. Nhưng nếu lựa chọn phần lí trí, tức là, giai đoạn đang tổn thương người ta lại lựa chọn thế giới lí trí, thì càng bị người phụ giãy, càng bị phản bội, người ta càng trở nên sắt đá, tàn nhẫn, và càng trở nên đáng sợ. Người ta chỉ còn biết đến lợi ích, chỉ còn biết đến tiền, chỉ còn biết rõ ràng cái nào là cái được – “Nó chơi tao, tao chơi nó”. Cho nên, một lựa chọn là chuyển sang trạng thái rất tàn nhẫn, trong khi lựa chọn kia là trở nên rất đau khổ, và dằn vặt – nếu chúng ta lựa chọn một trong hai cực.

4/ Và nếu chúng ta không lựa chọn cực nào trong hai cực, thì chúng ta sống mãi trong những nỗi ám ảnh. Một tâm trạng vật vờ, muốn xua tan đi tất cả, bằng một bữa nhậu, hoặc bằng một buổi sinh nhật, hoặc bằng một bữa hát karaoke, hoặc bằng việc là nếu hôm nay sếp giận mình thì mình đi chơi với đồng nghiệp khác. Trong cuộc đi chơi đấy mình bảo:

  • Sếp giận anh, chẳng biết tại sao cả, đi làm rất mệt mỏi.

Thế là hai người lại đồng tình với nhau:

  • Em cũng thấy mệt mỏi. Lần nào sếp cũng bảo em ‘’Sao em làm kém thế?’’…

Thế là lại phải kiếm người chia sẻ. Càng chia sẻ những tổn thương, tổn thương càng nhân lên. Cái trục này càng khiến chúng ta rối loạn giữa hướng nội và hướng ngoại. Đây là một sự thật.

IV. BẠN ĐƯỢC LỰA CHỌN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI HƯỚNG NỘI HOẶC HƯỚNG NGOẠI

1/ Chẳng ai sống làm người hướng ngoại riêng, chẳng ai sống làm người hướng nội riêng, chúng ta đều biết. Nhưng chúng ta có một cực đoan, chúng ta đều biết rằng có một mẫu hình để sống, có một cách để chúng ta phản ứng với cuộc đời. Chúng ta có thể phản ứng với cuộc đời theo kiểu tự chịu đựng, tự dằn vặt bằng sự liên tưởng, bằng việc tự nói với bản thân, bằng việc tự đưa người ta vào trong cảm xúc, bằng việc đau đớn ngồi một chỗ, bằng việc là mỗi lần bị sếp mắng thì cúi mặt xuống, tiếp tục làm cho bằng được, về nhà thì khóc lóc hoặc xem phim một mình, lên mạng chat với bạn. Đấy là một lựa chọn.

2/ Chúng ta có lựa chọn, và lựa chọn đấy bao giờ cũng thế. Nếu A gây tổn thương cho B, thì B sẽ trút nó sang C. Nguyên tắc là thế. Bố mẹ gặp chuyện ở cơ quan, bị ông sếp mắng hoặc bất đồng với đồng nghiệp, hay không được lên chức, thì về trút vào con cái. (“Giận cá chém thớt,” một lối rất phương Đông!)

Còn lối phương Tây là gì? Ai gây ra người đấy chịu! B bị A đánh chẳng hạn, thì B lôi C đi, “Anh em mình đi! Đi trả thù B, đi đập nó.” Đó là một cách rất lí trí đúng không? Tương tác xã hội,  một mắt trả một mắt, và cả thế giới mù lòa.

3/ Chúng ta có hai hệ phản ứng, vì chúng ta có cách nào khác đâu. Cho dù chúng ta lẫn lộn giữa lí trí và tâm cảm, lẫn lộn giữa hướng nội và hướng ngoại, thì cuộc đời vẫn phải xử lí như thế. Nếu sếp mắng chúng ta, chỉ có hai lựa chọn.

Phản ứng của lí trí: Tại sao chị mắng em? Em làm cái gì? Em vẫn làm đúng công việc của em mà!

Tất nhiên người làm thế thì sẽ nhanh chóng xách va li ra đi đúng không? Rất ít khi người ta làm thế! Tất nhiên vẫn có chuyện là nhân viên sau một hồi tức tối quá, họ tích đủ thì họ bỏ “xừ” đi. Trước khi đi thì gửi thư cho toàn bộ mọi người, “Tôi nói cho mọi người biết là công ty này sẽ không phát triển đâu.” (Phản ứng rất hay thấy!)

Hoặc là người đấy xóa hết dữ liệu đi (Đừng hòng tìm lại!). Chẳng hạn sếp hỏi một nhân viên mới nghỉ việc: “Em ơi, mấy file trước em để ở đâu?” Nhân viên đó bảo: “Hình như ở trong máy ấy. Em không biết” – trong đầu thì nghĩ là “Đi mất rồi thì liên quan gì nữa, thích thì đi mà kiện!”

4/ Còn nếu không thì chúng ta lại tự dằn vặt, mỗi lần bị chửi lại cúi mặt, lại lầm lì, mỗi ngày lại âu sầu. Mỗi chiều mùa đông lại đi dạo Hồ Tây. Mỗi sáng mùa hạ lại đi dạo Hồ Gươm, hưởng cái thanh sáng của buổi sáng, ngồi trong một quán café. Đi du lịch để ngắm mỗi bình minh ở một phương trời khác, gặp gỡ những con người xa lạ. Có lựa chọn nào đâu, chúng ta khốn khổ thế mà!

---

Hãy nắm lấy những kỹ năng cần thiết để sống một đời giá trị thay vì vạ vật trong những khoảng thời gian vô hại, vô nghĩa Ðây không phải là một cuốn sách self-help tầm thường ăn nói lấy lòng, vì thế bạn sẽ mất lòng và tìm cách phản kháng.

Lời khuyên cho bạn là, để không trở thành kẻ thất bại, hãy đọc đi. Ðọc bằng đôi mắt đỏ vằn và bàn tay run rẩy, nhưng đọc xong hãy ngước lên nhìn bầu Trời, và tự nói rằng ta sẽ hoàn thiện mình bằng cách trở nên có lí trí hơn, biết giao tiếp khôn ngoan, có năng lực chuyên môn, biết thấu hiểu, làm chủ nội tâm và quan trọng nhất là có thể đồng cảm với mọi người. Thiếu đi bất cứ gì, bạn sẽ chập chờn giữa thành công và thất bại. Bạn sẽ chờn vờn giữa hướng nội và hướng ngoại. Vì thế, đừng ngại, hãy đọc đi.

Chỉ có cách vượt qua sự thất bại của xã hội, chúng ta sẽ thành công. Nếu học sự thành công của xã hội thì chúng ta sẽ thất bại, nó chẳng dẫn đến đâu cả. Có người hôm nay thất bại, mai đã đứng lên thành công rạng rỡ. Lại có người vừa giàu có, chẳng lâu sau đã thành nghèo khó dở dang. 

Cần phải mở mang điều gì trong ta để biết lối nào dẫn đến thành công, đường nào khiến bao công sức đổ sông đổ bể? Làm sao để vượt qua bức tường thành của hiện tại, và tìm đến tương lai đích thực của mình?

Bạn đang cầm trên tay một hướng dẫn rõ ràng nhất cho hành trình nhận thức sẽ giúp bạn tìm ra hành trình đích đáng trong đời! Hành trình ấy bắt đầu với việc nhận thức, nỗ lực, hành động và gặt hái những thành quả. Đừng chần chừ nữa, vì: 

HÔM NAY, BẠN PHẢI BẮT ĐẦU SỐNG NGAY CUỘC ĐỜI ĐẸP NHẤT!

Trích sách:

Im lặng hay cười nói đừng trói buộc thành công

Hôm nay bạn phải bắt đầu sống ngay cuộc đời đẹp nhất!


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147