Trang chủ Blog Nhân cách

Tại Sao Khi Gặp Chấn Thương, Lạm Dụng Hoặc Căng Thẳng Con Người Ta Lại Dễ Rơi Vào Nghiện Hoặc Đam Mê Bất Thường Nhất?

By: OopsyAdmin, 2020-09-08 18:17:53

Đọc phần trước: Nghiện Nằm Trong Bản Chất, Sự Thật Là Gì? Nguyên Nhân Gây Nghiện Đến Từ Yếu Tố Sinh Học

.

Có ba yếu tố thuộc về tâm lí mà dựa vào đây chúng ta có thể xác định người dễ nghiện hoặc là dễ rơi vào trạng thái đam mê bất thường

1/ Chấn Thương Và Lạm Dụng

Thứ nhất về mặt chất thương và lạm dụng. Tức là những người nào sớm trải nghiệm những sự lạm dụng, những chấn thương từ thuở bé, hoặc là những vướng mắc tâm lí mà họ không vượt qua được, thì nó tạo nên một năng lượng. Nói đơn giản là một sự rối loạn Dopamine. Bởi vì những chấn thương và lạm dụng này khiến họ trốn tránh việc phải làm trong cuộc đời. Thậm chí họ trốn tránh số phận của họ. Hoặc là họ cho rằng bản thân không ổn nữa, thì nó tiết ra một lượng dopamine rất lớn, lượng dopamine này như một đoàn quân và nó yêu cầu một mục đích, một nơi để chuyển vào

Tức họ chuyển mục đích của họ vào những việc mang tính chất tiêu cực hơn, chẳng hạn như nghiện game - rất phổ biến, hay là nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy. Tất nhiên trong quá trình lạm dụng nó sẽ còn nhiều vấn đề phát sinh nữa, nhưng để có nền tảng thì chúng ta phải có một nền tảng mà chúng ta muốn mượn một chuyện gì đấy. Chính bởi vì cái mượn này, chúng ta tiêu tốn một lượng thời gian rất lớn để trốn tránh vấn đề mà chúng ta phải gặp. Thành ra là, chính sự tiêu tốn thời gian lớn này, như bài trước đã nói, nó sẽ là một nền tảng gây ra chuyện nghiện

Đấy là một đằng, nhưng một đằng khác có những người mà nói theo kiểu nhà Phật là họ cảm giác trong suốt cuộc đời họ đau khổ, họ mất phương hướng, họ gặp toàn chuyện oái oăm, toàn chuyện nhiễu nhương, toàn chuyện buồn bã, thế thì họ có xu hướng thấy rằng cuộc đời này không đáng sống, thì họ tìm đến, chẳng hạn đam mê kinh doanh, đam mê vẽ vời, đam mê âm nhạc, hay là họ có thể tìm đến tâm linh và tôn giáo, thậm chí là tìm đến thay đổi nhân loại, bảo vệ các nạn nhân, hay trở thành những nhà thiện nguyện… Những đam mê và những khát vọng lớn này là một cách để họ vượt lên trên vấn đề của họ. Đấy là một sự khác biệt rât căn bản giữa nghiện và đam mê, nhưng về cơ chế là giống nhau

Những người bị chấn thương và lạm dụng thì trạng thái phản ứng của não bộ người ta đối với vấn đề bên ngoài rất nhạy cảm. Nói đơn giản thế này, một người mà có cái tự ti là không xinh đẹp, từ bé bị bạn bè trêu chọc hoặc là bị bạn bè đối xử không ra gì chẳng hạn, thì chúng ta sẽ thấy họ rất nhạy cảm khi chúng ta nhắc đến từ xấu. Tức là dopamine sẽ tiết ra một lượng rất lớn để họ phản ứng lại

Chẳng hạn như đáng lẽ chúng ta nói với một cô gái là “Ôi, sao trông cô ấy xấu thế!”, cô ta phải tát cho chúng ta một cái, nhưng cô ta không tát được, cho nên là lượng dopamine dành để tát do não tiết ra không vận hành được thì nó phải chuyển sang một chỗ khác. Và cứ tích lũy những cái tự ti này người ta rất dễ đến nghiện một cái gì đấy, chẳng hạn nghiện khâu vá, hay nghiện ăn uống, nó cũng là một lối để trốn tránh. Nhưng cũng có những người vượt lên trên đấy, họ trở thành những người tu hành

Hãy nhớ đấy là cách để nếu như sự căng thẳng nào đấy khiến các hormone được tiết ra, các gói năng lượng được giải phóng, nhưng nó lại không thể đối mặt, không thể làm như là nó muốn được thì chúng ta rất dễ chuyển sang trạng thái nghiện là như thế

2/ Tâm Lí Và Sức Khỏe Tâm Thần

Những người mà bản thân người ta, có thể không phải là chấn thương hoặc lạm dụng, nhưng mà do các áp lực cuộc sống, họ đã rơi vào một trạng thái họ bị đứt mối liên hệ với xã hội, thì thành ra những năng lượng ở trong họ do giải phóng cái hormone, emzyme, dopamine … thì họ không có khả năng thông suốt được quan hệ giữa nội tâm họ với xã hội. Họ bị đứt ở giữa đường. Nó gây ra những rối loạn như là trầm cảm, hay là như kiểu các căng thẳng, chấn thương. Những cái đấy chúng ta đã giải thích ở mục chấn thương và lạm dụng. Thì trạng thái tâm thần và không hòa hợp với xã hội này người ta cũng dễ dẫn đến một trạng thái nghiện. Chẳng hạn như chúng ta vẫn thấy là một anh chàng nghiện game là một anh chàng không có kết nối tốt với xã hội. Cho nên là một trong những biện pháp phục hồi cho họ thường là gia tăng tính chất quảng giao xã hội của một người

Thế nhưng thực ra chúng ta phải nói ở đây, để chúng ta tránh những hiểu lầm về mặt tâm lí. Một người đã bị chấn thương và lạm dụng, hoặc đang bị căng thẳng về tâm thần ở trong quan hệ với thế giới xung quanh họ mà bảo họ hòa nhập lại với xã hội, thì nó khác nào chúng ta nói là một cái cốc bị vỡ rồi, một cái kính bị đập vỡ ra rồi, mà chúng ta hi vọng là dùng keo gắn những mảnh gương lại, thì lại có một cái gương như cũ? Không có chuyện đấy. Nó không đơn giản như vậy. Đấy là cái yếu tố mà chúng ta thấy. Cho nên là những người trầm cảm, lo lắng, rối loạn, họ rất là hay bị rơi vào những cộng đồng riêng tư của họ'

3/ Tính Cách

Chúng ta biết cơ chế này: thái độ tổng hợp lại thì thành thói quen; thói quen tụ lại thì thành tính cách; tính cách tụ lại thì thành bản sắc cá nhân. Chúng ta nói ở đây, yếu tố tính cách, tức là một tập hợp những phản ứng đã thành thói của cơ thể rồi, thói của một con người rồi. Những tính cách này nếu nó mang tính chất bốc đồng, hay nó mang tính chất phản ứng, giải thoát, hoặc nó mang tính chất bất thường, do rất nhiều nhân tố. Nhưng mà khi người ta tựu thành tính cách liều lĩnh, bốc đồng, dễ bộp chộp, bực bội, hay là nó dễ bạo lực, hay xâm phạm người khác thì nó cũng rất là dễ trở thành người gây nghiện

Hay nói đơn giản thế này, có những người rất nghiện dao, họ nhìn thấy một con dao là họ không dừng lại được. Hay là chúng ta thấy những người mà người ta nghiện mua sắm một món đồ gì đấy, thì sự hung hãn và oán trách người khác ở trong họ thường rất là nhiều. Ngược lại cũng vậy, những người mà hay oán trách người khác lại liên quan đến những triệu chứng tiền tâm thần, thì họ cũng rất là dễ trở thành những người nghiện, hoặc trở thành những người đam mê

Tất nhiên bạn có thể hỏi là một người nghiện dao, nghiện súng, nghiện chơi các đồ bạo lực với một người đam mê những thứ này thì khác nhau thế nào? Rất khác nhau. Người nghiện chẳng qua chỉ mua cái đấy để thỏa mãn cơn điên của mình thôi, và họ ngày càng tệ hơn. Thế nhưng một người có đam mê họ thậm chí còn dùng nó để sáng tạo, họ tạo ra rất nhiều điều từ điều đấy. Họ tự nghiên cứu dao, tự sản xuất dao, họ làm những điều rất đẹp và khiến cho họ có một niềm tự tin và kiêu hãnh với những gì họ đang làm. Trong khi nghiện thì không mang nhân tố kiêu hãnh nhiều, nhưng ở một giai đoạn nhất định thì đam mê có thể vấp phải lòng tự tin và kiêu hãnh. Nhưng mà về tựu chung xu hướng nó khác nhau như vậy

 

HVHĐ (một tác giả OOPSY) -
------------

☯️ BÀI 1:
Phần 1: TÂM LÍ HỌC VỀ NGHIỆN
https://www.facebook.com/oopsy.vn/posts/2899573656796270
Phần 2: KHI NGHIỆN VÀ ĐAM MÊ ĐỀU LÀ MỘT
https://www.facebook.com/oopsy.vn/posts/2901825846571051

☯️ BÀI 2:
Phần 1: NGHIỆN QUÁ LÂU, NỖI ĐAU NÀY AI THẤU
https://www.facebook.com/oopsy.vn/posts/2903984353021867
Phần 2: LÀM SAO ĐỂ TẬN DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA NGHIỆN và ĐAM MÊ?
https://www.facebook.com/oopsy.vn/posts/2906223639464605

☯️ BÀI 3:
Phần 1: NGUYÊN NHÂN NGHIỆN ĐẾN TỪ ĐÂU, NHỮNG ĐIỀU TƯỞNG CHỪNG VÔ HẠI NHƯNG LẠI TIỀM ẨN NGUY CƠ LỚN
https://www.facebook.com/oopsy.vn/posts/2908548505898785
Phần 2: NGHIỆN NẰM TRONG BẢN CHẤT, SỰ THẬT LÀ GÌ?

☯️ Album series Tâm lí học về Nghiện
https://bit.ly/TamlihocveNghien-album


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147