Trang chủ Blog Nhân cách

Tại sao xã hội cho rằng những người nghiện và đam mê có nhân phẩm và giá trị xã hội thấp?

By: OopsyAdmin, 2020-09-08 18:17:41

Đọc phần trước: Cuộc Xung Đột Giữa Giá Trị Xã Hội Và Ý Chí Cá Nhân Kiến Tạo Nên Bản Sắc Nội Tâm

Bài thứ 5 Tâm lý học về Nghiện

Ở bài trước, chúng ta đã nói đến chuyện một chức năng sinh lý, tâm lý và có lẽ là xã hội của nghiện trong việc hình thành một con người trưởng thành, tạo ra một con người mà có thể tái phân phối lại năng lượng trong cơ thể để chống lại - thậm chí đấy là một phương thức – để chống lại các chứng rối loạn dopamine bằng cách tạo ra một chứng rối loạn dopamine. Những người làm về y sinh thì cách thức đấy chúng ta không lạ gì. Tôi cũng nhấn mạnh lại một lần nữa là không nên nhầm lẫn giữa các chứng nghiện thông thường với các chứng nghiện mang tính chất hủy hoại thần kinh như là nghiện ma túy

LỖI VỀ NHẬN THỨC, NÊN BIẾN THÀNH NGHIỆN?

Chúng ta quay trở lại, trong bài trước chúng ta cũng đã đề cập qua chuyện là: vấn đề về nghiện bằng một phản ứng xã hội thường được xem là một lỗi về nhận thức. Tức là bởi vì “nó ngu nó dại”, “bởi vì nó không khôn ngoan, bởi vì nó đù đì”, bởi vì một lý do về nhận thức hoặc về giá trị nào đấy, mà một người trở thành một người nghiện. Thế là, chúng ta thường mặc định là những người thông minh thì không nghiện. Còn đã nghiện là không thông minh

Đơn giản, chúng ta gặp một người mà người ta nghiện chơi điện tử, nghiện ngày nghiện đêm, hoặc nghiện một cái gì đấy ngày đêm, hay chúng ta gặp những người đam mê, hay những người sẵn sàng từ bỏ mọi thứ để bước theo cái đam mê và khát vọng của mình, chúng ta cho rằng họ dại dột, thì đấy là một nhận thức mang tính chất rất thực dụng, theo nghĩa tức là dùng những tiêu chí về tính hiệu quả vật chất để đánh giá hành động và những vấn đề mà người nghiện đang gặp phải

Ở trong những bài đầu, chúng ta cũng đã nói qua là một trong những đặc trưng của nghiện đấy là người ta sẵn sàng đánh đổi rất nhiều sự tổn hại bản thân, sự tiêu tốn thời gian, ảnh hưởng đến các kế hoạch của tương lai, việc xâm phạm chính những mối quan hệ của mình, thách thức các định kiến xã hội để có thể tiếp tục hoặc là tình trạng nghiện hoặc là tình trạng đam mê. Thì đấy là một vấn đề lớn

Bài hôm nay chúng ta quay trở lại với chuyện đấy là, trong quan niệm chung của xã hội, cái rào chắn xã hội đối với vấn đề nghiện là rào chắn cho rằng một nhận thức sai lệch sẽ gây ra chứng nghiện, và nhận thức sai lệch được đánh giá đấy là: Khi đã sai lệch như vậy, thì cái giá trị, cái nhân phẩm của người này bị đánh giá là gây tổn hại đến xã hội hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến xã hội hoặc là không ưu tú, không được sử dụng, trở nên vô dụng, vô ích. Tức là xã hội bài trừ tất cả những người liên quan đến những đam mê, khát vọng, hoặc những nghiện ngập mà khiến cho họ trở nên khác thường với xã hội, một giá trị rất thấp, một nhân phẩm thấp. Nên việc mà dựng ra những cái trại để cai nghiện hoặc bản thân từ “cai nghiện” là một diễn ngôn đã bao hàm trong đấy những định kiến xã hội rồi

Nhưng mà chúng ta cũng đã thấy từ bài lần trước, từ góc độ tâm sinh lý, kể cả trong khoa học cũng đã đạt đến một điểm, chúng ta thấy là chứng nghiện dù theo bất kỳ nghĩa nào, thì đấy là một khoảnh khắc xung đột giữa các giá trị xã hội và ý chí cá nhân, và đấy là khoảnh khắc hình thành bản sắc cá nhân. Cho nên chúng ta nhắc đi nhắc lại một điều đấy là nếu không có chứng nghiện xảy ra trong đời một con người thì người ta hoàn toàn không hề là một người thông minh, không hề là một người giá trị và không thể trưởng thành. Đúng không? Tất nhiên cái công thức theo kiểu “Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần”, thì từ “dại” đấy cũng ám chỉ một giá trị thấp của chứng nghiện nhưng không phải như vậy. Đấy là điều mà chúng ta lưu ý

NGHĨ GÌ VỀ NGHIỆN? TOÀN LÀ ĐỊNH KIẾN!

  • Một trong những lập luận liên quan đến chuyện nghiện là hạ thấp nhân phẩm và giá trị xã hội của một người, lập luận thứ nhất là HẬU QUẢ VÔ CÙNG TIÊU CỰC của chứng nghiện để lại trên người nghiện. Chẳng hạn chúng ta thấy chơi điện tử thì ù ì điểm kém, đấy là một tổn hại. Hay là chúng ta nghiện chơi chim thì bỏ bê gia đình, nghiện ma túy thôi không nói rồi, nó rất là rõ rồi, nghiện cờ bạc thì tán gia bại sản, dạng như vậy. Hay bất cứ một đam mê nào, chẳng hạn một người đam mê tôn giáo thì đánh mất những cơ hội cuộc đời, một người đam mê một lý tưởng thì đánh mất tuổi trẻ và những ngày tháng sung sức nhất để phụng sự cho điều đấy, thì đấy là quan niệm của con người bình thường cho rằng họ đang tự gây tổn hại và họ chịu những hậu quả tiêu cực to lớn. Mà cái hậu quả tiêu cực này là gì? Hậu quả tiêu cực là để đánh đổi lấy một đam mê, đánh đổi lấy một sự say mê, đánh đổi lại một sự ham muốn – “ham muốn”, “say mê”, “đam mê”, những cái danh từ khác nhau - Tức là, vì những điều đấy, cho nên thay vì nghe lời khuyên và nghe sự kiềm chế xã hội của những người xung quanh, họ sẵn sàng bất chấp để đạt đến mục đích của mình, và đây được đánh giá là TỰ GÂY TỔN HẠI ĐẾN BẢN THÂN, một định kiến rất là thông thường
  • Cái thứ hai liên quan đến việc hạ thấp nhân phẩm và bị đánh giá những người đam mê hay những người nghiện là những người gặp vấn đề lớn hay những người có giá trị thấp ở trong xã hội, đấy là họ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG ĐIỀU HÒA CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI để thúc đẩy và khuyến khích mình hành động sao cho phù hợp với những định kiến này

Chúng ta đã thấy là, những người nghiện thì quá rõ rồi, và kể cả những người bảo vệ đam mê khát vọng, lý trí và bản sắc của mình cũng thế thôi, đấy là họ sẵn sàng va chạm với định kiến xã hội, họ sẵn sàng va chạm với ý kiến của những người xung quanh họ, họ sẵn sàng chống lại đám đông. Tất nhiên chúng ta không phải cứ thế chống lại đám đông là tốt, đấy là điểm rất rõ ràng, có rất nhiều người chống lại đám đông một cách rất ngu xuẩn và sai lầm, nhưng đấy cũng là cái lựa chọn cá nhân của họ. Và nếu mà chúng ta không tôn trọng cái lựa chọn cá nhân đấy thì về căn bản đấy là một nền văn hóa mang tính chất rất bảo thủ. Nhưng ở đây để nói là những người trong trạng thái đam mê và nghiện, họ không thể bị thúc đẩy bởi động lực điều hòa phù hợp hài hòa và cân bằng các quan hệ, họ bị xô lệch hẳn về một phía

Tất nhiên ở đây tôi cũng phải phân biệt thế này, những người bị các triệu chứng tâm thần, họ có khả năng gây hấn hoặc là cố gắng đi tàn sát một thực thể tưởng tượng nào đấy thì đấy hoàn toàn là chứng tâm thần mà chúng ta còn gọi như kiểu bản thân các nhà tâm lý học tôn giáo là “những tâm trí không lành mạnh”, “những tâm trí tiêu cực”, luôn luôn say mê để đánh nhau một cái gì rất là tệ hại, như DonKihote thôi, một khát vọng chống lại các lực lượng bất công một cách ngu dốt, thì chúng ta không gọi đây là lý tưởng

Tôi quay lại đây là, triệu chứng thứ hai là họ không có khả năng điều hòa các hành động của mình và thúc đẩy hành động của mình, nhưng một khi họ rơi vào, họ phải cân nhắc cơm áo gạo tiền, cân nhắc những mối quan hệ đời thường, cân nhắc sao cho được yêu thương bố mẹ, yêu thương bạn bè, yêu thương gia đình, và có được sự yêu thương của mọi người, thì họ lại quay trở lại trạng thái cũ. Tức là họ dùng cái giá trị xã hội lấn át ý chí cá nhân hoặc là xem giá trị xã hội là ý chí cá nhân và dần dần họ cũng từ bỏ cái giấc mơ của mình thôi, cái này thì lại thấy rất là nhiều. Bởi vì thế này, trên con đường theo đuổi đam mê cũng giống như trên con đường theo đuổi chứng nghiện sẽ có nhiều lực cản, một là lực cản để giúp cho người ta không rơi xuống vực thẳm của nghiện ngập, một lực cản là không cho người ta vươn tới những đỉnh cao của đam mê và lý tưởng. Thì hai lực cản này cho dù là trái chiều nhưng nó có cùng một chức năng là để không cho người ta bước tiếp, và gia đình - đối với những người nghiện, liệu pháp hồi phục liên quan đến liệu pháp gia đình, liệu pháp nhóm, sở dĩ nó có tác dụng là bởi vì nó thế - Đấy là một lực cản, lực cản cho người ta không rơi, hoặc lực cản cho người ta không thể tiến tới được

  • Cái thứ ba, bằng chứng thứ ba cho thấy những người nghiện hoặc là những người đam mê thái quá, đam mê mang tính chất lý tưởng, thì họ bị xã hội xem là có giá trị thấp là thế này: Đấy là trong suốt các quá trình mà họ hình thành chứng nghiện hoặc là xác định, cố định hóa các hành động, hành vi và nhận thức liên quan đến đam mê của mình thì họ đã trải qua một loạt những pha nhận thức khác nhau, những sự cân nhắc khác nhau, những chi phí, lợi ích khác nhau, và họ đã có cơ hội để đưa ra các lựa chọn khác nhau. Cho nên về mặt logic mà nói, cái lựa chọn sau cùng của họ, đam mê của họ hoặc là sự nghiện ngập của họ, là một sự THOÁI HÓA, là một sự SUY SỤP, là một sự ĐẦU HÀNG, hoặc là một sự ĐÁNH MẤT BẢN THÂN trong cái thực tại trước đó của họ đấy là “một con người bình thường có cuộc sống bình thường, đang được bạn bè yêu thương, đang nỗ lực, đang có gia đình, đang có mọi thứ ổn định”, dạng thế. Nên đấy là cái phán xét này rất phổ biến

Tất nhiên là có nhiều người chúng ta sẽ có cách nhìn khác, nhưng cách nhìn ở đây tôi nhắc lại có ba điểm:

  • Điểm thứ nhất đấy là chứng nghiện, hậu quả nó quá tiêu cực, đánh mất nhiều thứ ở đời
  • Cái thứ hai là: họ không thể điều hòa được những quan hệ xung quanh
  • Và cái thứ ba là: suốt quá trình để lựa chọn trong việc điều hòa quan hệ và bảo vệ lợi ích, có cả một quá trình để họ đưa ra một loạt các lựa chọn, nhưng họ đã không thể ngăn mình vươn tới cái đam mê hoặc chứng nghiện ngập đấy

Đấy là cho những người đã nghiện ngập và đam mê. Với ba điều đấy chúng ta thấy là ba bằng chứng đanh thép về mặt TÂM LÝ, về mặt SINH LÝ, về mặt NHẬN THỨC, về mặt XÃ HỘI, GIÁ TRỊ đối với một người nghiện để khẳng định rằng nhân phẩm của họ là “bọn vứt đi” rồi, “bọn không bình thường, bọn bất ổn”, và đây chúng ta quay trở lại chủ đề mà từ bài 2, bài 3 chúng ta đã nói: đấy là họ được xem là “NHỮNG NGƯỜI MẤT KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI CHÍNH MÌNH”. Và chúng ta có các mức mất kiểm soát về:

  • mặt thành tựu xã hội
  • mất kiểm soát về mặt thành tựu cá nhân
  • mất kiểm soát về mặt giá trị xã hội
  • mất kiểm soát về mặt giá trị cá nhân

Đấy là những cái phán xét giá trị rất nặng nề dành cho họ

Những phán xét đấy có đúng không, ít nhất chúng ta có thể nói là hiện nay chúng ta vẫn nghĩ vậy. Để giải bài toán là liệu những điều đấy nên suy xét thế nào, chúng ta sẽ nói đến một vấn đề rất cách biệt, nhưng chúng ta phải bắt nguồn từ thành tựu về mặt y học, khu vực mà dopamine hoạt động rất mạnh, nó gọi là vùng não trung gian. Vùng NÃO TRUNG GIAN thì nằm giữa trụ não và đại não, nó gồm có ĐỒI THỊ và VÙNG DƯỚI ĐỒI... Đấy là những điều chúng ta sẽ bàn ở bài sau!

(còn nữa...)

---

-- HVHĐ (một tác giả OOPSY) -

Album series Tâm lí học về Nghiện
https://bit.ly/TamlihocveNghien-album


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147