Trang chủ Blog Nhân cách

Tự Vấn Bản Thân Và Trưởng Thành Hơn: Khoảnh Khắc Vụt Sáng Của Người Nghiện Và Đam Mê

By: OopsyAdmin, 2020-09-08 18:17:58

Đọc phần trước tại: http://oopsy.vn/blog/nhan-cach/tam-li-hoc-ve-nghien-nhung-nguoi-nghien-va-nhung-nguoi-co-khat-vong-deu-la-nhung-nguoi-khuay-dao-cac-trat-tu-hien-hanh-565

Để có thể hạn chế những người nghiện và những người đam mê, chúng ta có ba cách: GIÁO DỤC, TRÔNG CHỪNG và GIÁM SÁT họ cho kĩ

  • Thứ nhất là giáo dục. Tức là dạy dỗ người ta thật là nhiều những giá trị, khuôn phép người ta lại
  • Thứ hai là trông chừng. Tức là phải có người kèm cặp
  • Và thứ ba là giám sát. Tức là trong những công việc đều phải kiểm tra xem người đấy làm như thế nào

Đây là ba cách thức để giúp những người nghiện có thể cai được. Kể cả là cai thuốc phiện, cai thuốc lá, cai rượu, kể cả cai game, cai yêu, cai công việc, kể cả bắt người ta từ bỏ đam mê

Chẳng hạn một người lập ra một tôn giáo, người ta thấy rằng tôn giáo của anh ta không nên được đưa ra xã hội bởi vì xu hướng đam mê bao giờ cũng khiến cho mọi thứ rối loạn, hay như ngày xưa, khi triết gia Socrates truyền triết lý của mình thì chính quyền đương thời Athen thấy là, “Ơ ông này làm loạn tinh thần thanh niên rồi, làm cho thanh niên bỏ bê hết công việc ra nghe ông ta nói (tức là đam mê đấy). Thế thì phải xử tử!”

Vậy thì lại kiểm soát bằng ba điều đấy thôi: bắt đầu giáo dục lại thanh niên, đưa ông ấy ra chất vấn, tức là giáo dục lại. Sau đó trông chừng ông ấy, giám sát ông ấy. Và khi cả ba cái đấy không hiệu quả thì giết

Đấy là cách mà chúng ta vẫn hay tư duy như thế trong lịch sử

Đơn giản như trong nhà bạn có một người nghiện điện tử, thì việc bạn làm đầu tiên là gì? Là bạn làm đúng quy trình như thế thôi: Lại làm sao để người ta không được chơi điện tử nữa, bởi vì bạn cho rằng chính vì thả ra nó mới chơi, còn quản nghiêm nó đã không chơi. Đấy là một quy trình, lại bắt đầu GIÁO DỤC lại, “Con ơi, chơi điện tử là khổ lắm đấy. Chơi điện tử là bỏ bê xao nhãng, con chơi điện tử con làm gì có tương lai!”. Xong bước tiếp theo thì lại trông chừng, đi học phải đưa nó đi, và giám sát tức là xem “Mày đã làm bài tập về nhà chưa?”. Đấy là cách để ngăn một người nghiện điện tử, ngăn nghiện đọc truyện tranh, ngăn nghiện điện tử, nghiện nhắn tin, nghiện facebook. Chúng ta đều dùng cách như thế cả.

Ta quay lại, đấy là tư duy phổ biến của con người, cho rằng nghiện là do anh có điều kiện nghiện thôi, cho nên chỉ cần ngăn được anh là ngăn được tất, kể cả đấy là từ cái bản nhiên của anh. Thế nhưng, ở đây tôi đề xuất, tôi muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghiên cứu phổ thông, phổ biến hiện nay, đó là một quan điểm rất kinh điển đấy, nó cho rằng, chưa chắc chứng Akrasia này, việc tham những cám dỗ này là những nguyên nhân gây ra nghiện. Không phải chỉ vì con người thích những sự thỏa mãn dục vọng và cám dỗ mà con người sinh ra nghiện ngập đâu. Có thể là chứng nghiện mà chúng ta đã đề cập vào những phần trước, nó có một vai trò, đóng một chức năng nhất định trong việc kiểm soát lại những triệu chứng tâm lí của con người, và giúp cho con người ta tự kiếm soát mình tốt hơn. Chuyện này nghe có vẻ vô cùng kì quặc, nhưng chúng ta sẽ nhìn nhận ngay sau đây. Chúng ta hãy xem một ví dụ thế này.

Một anh chàng, anh ấy được dặn là không được chơi điện tử. Anh ta còn phải hoàn thành một bài khóa luận tốt nghiệp, sáng hôm sau là phải nộp đề cương rồi. Nhưng tối hôm nay, anh ta đứng trước việc là anh ta ngồi chơi Liên Minh Huyền Thoại tiếp, hay là anh ta ngồi làm đề cương. Trong khoảnh khắc, anh ta chặc lưỡi nghĩ thế này, “Mình chơi khoảng 1 tiếng, sau đó mình sẽ làm”. Chúng ta thấy triệu chứng tâm lí này rất hay xảy ra. Hoặc là tối hôm đấy phải đi ngủ rồi, bởi vì sáng mai có chuyện quan trọng, thế nhưng ngồi nghĩ là, “Thôi nhắn tin nốt với người yêu vài tin nhắn”. Thực ra nhắn thế 2 tiếng sau vẫn chưa ngủ mà còn cãi nhau nữa. Đấy là những chuyện rất phổ biến.

Thế vấn đề là gì? Chúng ta hãy phân tích cấu trúc của hoạt động, hành vi này khi xảy ra.

Thứ nhất, chúng ta thấy, những người nghiện thường cân nhắc rất rõ ràng trước khi bắt đầu bước vào việc hưởng thụ, tức là ba vấn đề chúng ta đã nói: tham gia vào một hành vị, thực hiện một hành động và sử dụng một chất cấm, một chất gây ra nghiện. Một trong ba việc đấy, chúng ta thường có ý thức cân nhắc. Chúng tôi đã nói chuyện này rồi, bằng một cách nào đấy, những người nghiện, những người nhiều đam mê, họ tỉnh táo hơn người bình thường, trước khi bước vào việc hưởng thụ họ cân nhắc rất kĩ tình trạng của họ, ngay cả trong lúc đang thụ hưởng cái sự nghiện đấy, não đang lấy phần thưởng từ sự nghiện đấy, thì con người ta cũng rất tỉnh táo là “Mình không muốn thế này đâu”. Lúc đấy là những giá trị mà họ được biết về cuộc đời, hãy nhớ là các giá trị này là cuộc đời dạy họ, chưa chắc nó là đúng hay sai, nhưng cuộc đời dạy họ là thế, khi đấy bắt đầu họ mới cân nhắc là, “Ủa mình có nên làm thế nữa không nhỉ”, đấy là khoảnh khắc rất đặc biệt.

Những điều đấy chúng ta gọi là một hành động trưởng thành, bởi đây là sự cân nhắc về những giá trị: Mình nên làm tiếp cái gì, mình không nên làm tiếp cái gì, mình nên làm cái nào trước và mình muốn làm cái gì. Tức là những điều cần, những điều nên, những điều muốn, những điều phải, mà bình thường trong cuộc sống, chúng ta hãy nhớ trong cuộc sống, chúng ta sống một cách bình thường, chúng ta không có nhiều cân nhắc về điều này.

Chúng ta chỉ đơn giản là làm theo một hoạt động được vạch ra sẵn, làm báo cáo đi, học bài đi, đi chợ đi,… tất cả những hành động chúng ta thực hiện nó là bình thường, nó có những buồn vui của nó, nhưng nó không gây nên một nhận thức rõ ràng về hoạt động của mình. Chúng ta nói như kiểu những người theo thuyết âm mưu, là chúng ta sống trong một thế giới mà chúng ta như những cỗ máy được điều khiển và được lập trình: chúng ta sinh ra, chúng ta kiếm tiền, chúng ta cố gắng xây nhà, nuôi con, tích lũy tài sản và chết. Cuộc đời theo cỗ máy đấy, những người theo thuyết âm mưu họ hỏi là, “Ủa vậy sống cuộc sống đấy làm gì?”, như những nhà hậu hiện đại và như cánh tân tả hay chất vấn về mặt triết lí, “Không phải là các anh chỉ sống như là một lí tính công cụ, một thứ lí trí gắn liền với cuộc đời, và sống đến hết một cuộc đời mà chẳng thể làm lại cái gì sao? Chẳng làm nên một cái gì cả, ngoài việc phục vụ cho một sự tồn tại mà các anh chẳng bao giờ được hưởng, một ý nghĩa nhân bản nào từ nó cả.”

Quay lại vấn đề đặt ra ở đây, là chỉ trong khoảnh khắc trước khi người ta tham gia hành động, tham gia một hành vi, thực hiện một hành động và sử dụng một chất, thì lí trí của người ta đột nhiên tự vấn về bản thân. Nói như Immanuel Kant, đây chính là năng lực của người trưởng thành. Trong khoảnh khắc một sát na ấy, một giai đoạn rất là ngắn, thậm chí trong giai đoạn đấy nữa, và sau giai đoạn đấy nữa, những suy nghĩ về những điều cần, nên, phải, muốn, nó hiện ra trong đầu khi chúng ta ngồi xuống.

Nếu như vậy, đây mới là điểm mấu chốt, chính cái mà chúng ta tưởng là Akrasia, chúng ta tưởng là chứng xao nhãng của cám dỗ này, thì hóa ra lại cho phép con người ta tự vấn bản thân và trưởng thành hơn, nó củng cố nhận thức, thậm chí là suy xét các giá trị. Cho dù lựa chọn thực tế của anh ta không phải là một lựa chọn sẽ tuân theo các trật tự. Xác suất để anh ta kiềm chế mình lại trước cơn nghiện là thấp, nhưng lúc đấy anh ta lại có thể cố định hóa các giá trị ở trong mình. Anh ta lại có thể ngồi nghĩ những vấn đề về đạo đức, về giá trị, về tương lai, và khoảnh khắc đấy, phán đoán về giá trị, cùng với hành vi, mà chúng ta gọi là hành vi nghiện, nó xảy ra đồng thời.

Đây là điểm vô cùng đặc biệt của tâm lí học về nghiện, bởi vì nó liên quan đến nhận thức. Làm sao mà cái phán đoán giá trị vốn ít khi được xảy ra trong đầu chúng ta, trừ khi là các nhà triết học, trừ các nhà triết học hay tự hỏi, hoặc là những người có nỗ lực, những người có ý chí kinh người, những người được dạy dỗ vô cùng nghiêm trọng và tử tế, hay chất vấn về giá trị, mình làm điều này có đúng có xấu có tốt không, nó có ảnh hưởng đến người khác không, ảnh hưởng đến xã hội. Đấy không phải là những điều mà con người bình thường cân nhắc. Những người phải cân nhắc đến những điều đấy là những người không bình thường. Chỉ trong hành vi nghiện hay là hành vi đam mê, trong trạng thái nghiện hoặc đam mê, theo đuổi đam mê của mình bất chấp, hoặc là theo đuổi cơn nghiện của mình bất chấp, thì người ta mới cân nhắc trên cái phán đoán giá trị, và hành động theo ý chí cá nhân. Giá trị xã hội và ý chí cá nhân đúc đầu nhau ở một điểm đấy. Tất nhiên từ ý chí nó có nghĩa tốt, nhưng ở đây chỉ nói là, mong muốn ở Thân Tâm Trí của con người là lúc đấy đang hướng đến đúng một việc, người đam mê cũng vậy mà người nghiện cũng vậy, cơ chế giống hệt nhau.

Trong khoảnh khắc đấy, ý chí cá nhân xung đột với phán đoán giá trị, và lúc đó nó làm cả hai mạnh lên rất nhiều, cái ý chí cá nhân trở nên rất hùng cường, và phán đoán giá trị cũng trở nên cứng nhắc hơn và được cố định hóa ở trong đầu người ta. Cho nên tôi nói một chuyện này, nhưng người cai nghiện, bất kể anh đang nghiện cái gì, nghiện ma túy nó hơi đặc biệt hơn, nhưng nghiện ma túy nó phá hủy hệ thần kinh thì không nói. Nhưng mà bất kì người nào thoát được một chứng nghiện, thì người ta đều có sự đứng đắn trưởng thành và có gì đấy nó ghê gớm, có cương quyết, nó cá tính hơn những người khác.

Đây là một điều mà bạn có thể gặp ở bất kì đâu trong xã hội, tất nhiên trong đầu óc của các bạn mà thường xuyên nghĩ đến hình ảnh người nghiện là gì? Một thằng nghiện gầy gò, ngồi ngáp một cái, con ruồi bay qua, gãi gãi ngực, xong rồi đập đầu vào tường, không biết đau, đầu tóc thì rối bù, bẩn thỉu hôi hám, thôi không nói làm gì. Nhưng cũng không phải như các bạn tưởng tượng đâu. Kể cả người ta lạm dụng những chất ma túy, những chất gây nghiện như ke, kẹo, người ta cũng không như các bạn hình dung đâu.

Tôi quay lại đây là, những hành động nghiện chất vấn chúng ta lại một lần nữa, nghiện không phải là cám dỗ, một cám dỗ làm cho người ta không thể làm theo các kế hoạch. Nghiện ở đây, trạng thái nghiện, và phán đoán giá trị, trạng thái nghiện hay đam mê, phán đoán giá trị, ý chí cá nhân và các giá trị, nó lần lượt nó bùng nổ, có một khoảnh khắc như vậy. Đây không phải về mặt triết học, và không phải là bình luận, nhưng khi bùng nổ như vậy, đấy là lúc chúng ta phải nhớ vì sao chuyện này quan trọng. Khi người ta rơi vào trạng thái nghiện, là lúc DOPAMINE bắt đầu tái cấu trúc dẫn truyền thần kinh, hành vi và nhận thức trong một người.

Tôi nói đơn giản thế này, chúng ta biết là DOPAMINE nó có ở 3 vị trí chính trong cơ thể: thứ nhất chắc chắn là não rồi, thứ hai là tuyến thượng thận, và thứ ba là trong đám rối ở ruột. Mỗi DOPAMINE có chức năng cụ thể khác nhau, nó có những thụ thể, những chất dẫn truyền thần kinh khác nhau. Chúng ta hãy nói là DOPAMINE ở trong não có 4 lộ trình chính, nó liên quan đến gồm: xử lí tưởng thưởng, xử lí cảm xúc, xử lí nhận thức, kí ức và vận động, và đơn giản là tưởng thưởng. Đây là động lực, mô hình để chúng ta làm một cái gì đấy để nhận được một phần thưởng, thì chúng ta phát sinh một cảm xúc, phát sinh một nhận thức, phát sinh một kí ức, một hoài niệm, và sau đấy hoạt động dựa trên những cái ghi dấu đấy. Nói đúng hơn, DOPAMINE là kiểm soát và xử lí mô hình hành vi của chúng ta. Vì hành vi ở đây là bao gồm các yếu tố tâm sinh lí lẫn tình cảm nhận thức, và để cấu thành một hành động đặc trưng bởi xã hội, cho nên là ở đây tôi nói qua một chút đấy là những người bị rối loạn hệ thống dopamine thì chúng ta thấy rất là nhiều hội chứng bênh, Pakinson là một thôi, có thể là tâm thần phân liệt, có thể là trầm cảm lưỡng cực, có thể là loạn động, có thể là… nhất là những lạm dụng hóa chất sẽ làm rối loạn dopamine. Thế nhưng mà cái ở đây là trong quá trình mà người ta nghiện, trong quá trình mà cơn nghiện làm phát sinh vấn đề về giá trị, thì nó được khắc sâu vào, và lúc đấy dopamine được tiết ra rất nhiều để xử lí mong muốn của người ta mà. Trong khoảng khắc đấy có một cái gì đấy rất là sâu nó diễn ra ở thế giới nội tâm lẫn nhận thức của con người. Tức là các chất dẫn truyền thần kinh nó có ghi dấu cùng một lúc các dopamine cùng một lúc cái tưởng thưởng của hành động, nó hướng đến cái tưởng thưởng nhưng nó lại ghi dấu cái giá trị vào bên trong cảm xúc, nhận thức và kí ức. Tức là cả ba cái này là: cảm xúc và nhận thức, thì thường cảm xúc và nhận thức nó sẽ cấu thành gì? Nó sẽ cấu thành hai cái: một là kinh nghiệm, hai là tri thức. Thì ở đây chúng ta không nói đến là tri thức, chúng ta chỉ nói đến là cảm xúc – nhận thức kết hợp với nhau trong một thứ gọi là kinh nghiệm và trải nghiệm, và nó cấu thành hành vi mà mỗi lần lặp lại hành vi này thì cái cấu phần giá trị, cái giá trị ở trong con người nó lại nổi lên một lần nữa và nó được khắc sâu vào bên trong người ta.        

Nói đơn giản như thế này, nếu như điều chúng ta đang nói vốn được chứng minh qua rất nhiều công trình khoa học nhé, đăng trên tạp chí Science trong rất là nhiều kì và qua nhiều nhà thần kinh học nổi tiếng nghiên cứu suốt từ năm 1992 đến những kết quả tôi cập nhật là 2014, thì chúng ta thấy là ai không trải qua một thời kì nghiện một cái gì đấy, nghiện một trò chơi, nghiện yêu, nghiện điện tử, nghiện bất kì một cái gì thì không có một lí trí lành mạnh và không có một cá tính chắc chắn. Nếu chúng ta dạy một đứa trẻ từ bé đến lớn mày cứ ngoan đi, mày cứ học đi, nó không có quá nhiều động lực như những chứng khác. Chúng ta không cho nó được trò chơi, không cho nó được yêu, không cho nó được sống theo kiểu không cho nó trải nghiệm, không cho nó thành một người từng trải thì nó không có cá tính quái gì. Đấy là một con cừu. Đấy là nếu chúng ta kết luận một cách theo cái lối là như vậy

(còn nữa...)

-- HVHĐ (một tác giả OOPSY) -

Album series Tâm lí học về Nghiện
https://bit.ly/TamlihocveNghien-album


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147