Trang chủ Blog Nụ cười Ánh sáng

'Tính khả dịch' có sẵn trong 'văn bản gốc' hay không?

By: OopsyAdmin, 2020-11-26 10:34:09

http://triethoc.edu.vn/.../nhiem-vu-cua-dich-gia_220.html

"Tính khả dịch" có sẵn trong "văn bản gốc" hay không? Đây là một trong những vấn đề bản nguyên của tồn tại.

Hãy nói về việc này: Nói lại lời người khác.

Đó là một việc kì dị: trong một khoảnh khắc đơn giản, bộ não cực kì phức tạp trở thành một trạm lưu chuyển tư tưởng, ý thức của người khác. Vì việc này kì dị, bộ não nghĩ ra một cách rất độc ác: không bao giờ nói lại nguyên văn, cứ như việc không nói lại này (bằng từ ngữ, thái độ, cách cắt trích, bất cứ gì có thể) bị xúi bẩy bởi ma quỷ.

Nếu đúng là ma quỷ, thế giới hẳn tồn-tại như một địa ngục: vì ngay cả nhớ về nhau cũng là xuyên-tạc. Nhìn ngắm, xem xét, nhận định... cho đến cả ăn uống: có cái gì thật biến dạng, thật quái gở giữa những sự chuyển giao. Cho một bông hoa đẹp vào miệng, nhai, và xem cái trạm thân thể trung chuyển bông hoa ấy thành cái gì. Anw, đời sống là thoái hóa, có đúng thế không? Có thể ngừng gọi tên người ta thương yêu, tôn kính, sùng bái không? Vì mỗi lần ấy có một điều thật độc ác nảy sinh.

Có một tội báng-Chúa cho tất cả những ai quỳ lạy dưới chân Ngài. Đó là điều quái gở có sẵn trong tất cả mọi sự giao tế và diễn giải.

Ít nhất có thể gọi tên sự quái gở ấy là ích-kỉ.

Sự hãm hại vô tội này có một hình thức tao nhã: Dịch văn chương. Cứ như dịch là một điều cao quý: thầm lặng, im ắng, vinh danh người khác hơn là vinh danh mình, đem ngôn-từ của mình để làm rõ ngôn-từ của người khác. Nhưng vì bản chất của việc làm này, trong giới hạn con người, là tội-ác xuyên-tạc. Thật đấy. Để che giấu tội ác này, người ta đề thêm tên người dịch, tên của kẻ thủ ác lên bản dịch - chưa từng có kẻ nào dịch vô tư trong lịch sử, kẻ ấy nhất quyết thêm tên mình vào bản dịch dưới mọi hình thức. Sự ích kỉ ấy còn có dấu tích của sự thú-tội.

Sau đây là đoạn dễ đọc và đáng nhớ nhất của bài viết:

"Trong đó nghĩa rơi từ vực thẳm này sang vực thẳm khác, cho đến khi có nguy cơ biến đi ở những vực sâu không đáy của ngôn ngữ. Nhưng có tồn tại một điểm dừng. Tuy nhiên, không văn bản nào đảm bảo được điều này, ngoài văn bản thiêng nơi nghĩa đã ngừng là đường phân cách giữa cơn sóng ngôn từ và cơn sóng Khải ngộ. Nơi mà văn bản, ngay lập tức, không có sự trung gian của nghĩa, trong tính chất trực nghĩa của mình, hé lộ ngôn từ đích thực, chân lý hay học thuyết, nó là khả dịch một cách tuyệt đối. Trong trường hợp này các bản dịch được thực hiện chỉ bởi tính nhiều của ngôn ngữ. Đối diện với nó bản dịch bị đòi hỏi phải có một niềm tin vô hạn đến mức, không có một xung đột nào, như ngôn ngữ và Khải ngộ trong văn bản thiêng, tính chất trực nghĩa và tự do phải nhất thống với nhau trong bản dịch dưới hình thức phiên bản với các dòng được viết thêm vào giữa các dòng đã có. Bởi, ở một mức độ nào đó, mọi tác phẩm viết vĩ đại, mà cao nhất là các thánh kinh, đã chứa đựng sẵn giữa các dòng bản dịch ảo của mình. Phiên bản viết thêm dòng của văn bản thiêng chính là cổ mẫu của mọi bản dịch."

........

Bài viết: Midas của Lời

Link gốc: https://www.facebook.com/logosmidas/posts/243176052733805


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147