Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Cách Để Chế Ngự Cảm Xúc

By: OopsyAdmin, 2019-02-01 11:36:23

1. Khi một cảm xúc khởi lên, chúng ta có hai cách để phản hồi: hoặc giải tỏa, bộc lộ nó ra ngoài, hoặc là kìm nén, trấn áp nó bên trong. Thường thì chúng ta hiếm khi bộc lộ nó, mà thường kiềm chế lại để nó không làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tàn phá các mối quan hệ của chúng ta. 

Nhưng ta lại thường giải tỏa khi nó đã ở dạng biến thể. Chẳng hạn bạn cảm thấy đứa bạn thân không để ý đến mình, nhưng bạn thường không bộc lộ ngay ra là mình đang tự ái, mà đến một lúc nhân cơ hội sẽ phát tác cái bực bội, ấm ức trong lòng rất khó hiểu. 

Tất nhiên chúng ta chưa thể làm các cảm xúc này biến mất. Cảm xúc như một con sóng luôn trực trào ngầm ẩn bên dưới, và nếu chúng ta không bỏ được chúng, chúng có thể trở nên rất độc hại và đầu độc, định hình nhân cách của chúng ta.

2. Đối diện với cảm xúc như đối diện với một mê cung, chúng như hệ thống kênh rạch chẳng chịt âm thầm chi phối chúng ta. Này, chớ nghĩ yêu thương được bộc lộ ra thì không phải nguy hiểm. Nó cũng nguy hiểm như sự tức giận đấy thôi. 

Đằng sau sự yêu thương được bộc lộ ra chắc chắn phải là một cảm xúc ẩn sâu nào đó, hoặc một tổn thương ẩn sâu. Chúng ta trút cái năng lượng tổn thương đó lên một cá thể khác, dưới hình dạng của một điều cao đẹp. Nhưng chắc chắn không sớm thì muộn, nó sẽ bộc phát các tình trạng tồi tệ hơn, chính là các biến thể khác của tổn thương đó.

Bạn thường thấy, điển hình là những người mẹ trong gia đình, buổi sáng có thể yêu thương quan tâm hết mực, đến chiều thì đùng đùng giận giữ, mắng mỏ con cái (mọi người hay gọi là sáng nắng chiều mưa để ám chỉ sự khó hiểu này). Thực ra chúng chỉ là các hình thức thể hiện khác nhau, hay chúng là một. 

Vì vậy đừng vui mừng khi ai đó yêu thương bạn, vì vào một lúc nào khác, bằng một cách khác, họ sẽ làm tổn thương bạn thôi. Nói cách khác, sự bộc lộ và kìm nén là hai cách xử lí sai lệch với một cảm xúc, chúng sẽ chỉ làm biến dạng thế giới nội tâm của chúng ta.

Nhưng có một cách thứ ba, một cách thay thế có thể giúp chúng ta thoát khỏi các cảm xúc của mình một cách an toàn mà không cần bộc lộ hay kìm nén chúng. Đó là nhìn thấu chúng.

một con đường mới để chế ngự cảm xúc
 

3. Chúng ta sẽ không để cảm xúc xuất hiện rồi thúc ta nói: “Mày làm thế đi, không làm thế chứng tỏ mày kém cỏi".

Hay chúng ta sẽ không sợ hãi và trốn tránh cảm xúc, để rồi càng ngày càng tổn thương hơn nữa.

Chẳng hạn trong ví dụ trên, bạn đang không vừa ý với đứa bạn thân. Bạn phải làm gì để xử lí cảm xúc của mình? 

Trước tiên bạn nên công bằng nhìn nhận cảm xúc đấy của mình là gì. Chúng ta hãy đi từ biểu hiện đến bản chất:

Không vừa ý <= Truy cầu mà không đạt được, có thể là tình cảm, có thể là lợi ích vật chất, có thể chỉ là sự công nhận <= Nhìn nhận các giá trị của mình thông qua một người khác, tức là bạn ràng buộc mình vào thái độ, cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Tức là bạn mất tự tại, thích kiểm soát, tham lam, có thể bình thường rất cô đơn, không ai thấu hiểu.

Có thể vẽ sơ đồ cảm xúc của bạn phát triển thế này:

Cô đơn, không ai thấu hiểu => tham lam, thích kiểm soát => ràng buộc mình vào người khác => nhìn nhận giá trị của mình thông qua người khác => mong muốn được nhìn nhận giá trị, thông qua các biểu hiện từ người khác như tình cảm, lợi ích hoặc sự công nhận => không đạt được => tức giận, không vừa ý.

Để nhìn được, có một cách thế này. Tưởng tượng trí tuệ và tâm cảm là hai con người khác nhau cùng tồn tại trong thân thể mình. Trí tuệ thì trầm tĩnh, lạnh lùng và sáng suốt. Còn tâm cảm thì bộc phát, khó hiểu, luôn luôn hỗn loạn và ồn ào. Con người trí tuệ hiện lên, to lớn, đôi mắt mở to trừng trừng nhìn tâm cảm. Khi ấy tâm cảm từ hỗn loạn, bắt đầu hiện hình. Nó hiện hình trong hình dáng bé nhỏ. Hình dáng và khuôn mặt nó sẽ miêu tả cảm xúc bạn đang trải qua là gì. 

Ví dụ bạn đang thấy bất công, không vừa ý. Bạn dùng trí tuệ nhìn vào tâm cảm mình. Thấy nó hiện nguyên hình là một người đang tức giận, nó đang thôi thúc bạn phải làm tổn thương người kia để tiếp tục kiểm soát, nó đang biểu hiện bản chất tham lam vô độ của nó. Nếu có thể bạn hãy lắng nghe nó nói, những lời nói độc địa và điên cuồng. Nhìn rõ nó rồi, bạn sẽ hóa giải được nó và sự kiểm soát của nó lên bạn.

Chẳng hạn, bạn nhìn thấy một người tức giận đến đỏ mặt, người đó cứ chực để chửi rủa một điều gì đấy lên một ai đấy (Nó ở trong tâm bạn thôi, không quá khó để thấy.) Bạn hãy để nó lên tiếng, hãy hỏi: “Ngươi tức giận vì gì?” Và để cho nó bộc phát hết tất cả những gì trong lòng nó. Nó sẽ nói với một giọng phẫn nộ, ác độc như muốn đốt cháy tất cả. 

Chẳng hạn nó nói: “Tao muốn đập cho nó một trận. Nhìn cái mặt nó đã thấy ghét. Nó chỉ biết nghĩ cho mình nó. Nó không quan tâm đến tao. Nó không biết tao mệt mỏi thế nào, blah blah,” nó nói một tràng như vậy. Khi nó đã nói hết, bạn cũng cảm thấy như cái gai trong tâm cảm được bắn ra ngoài. Và rồi bạn mới bắt đầu trầm tĩnh, suy nghĩ: 

“Nhìn cái mặt nó đã thấy ghét” có thể là hám sắc (chấp vào vẻ ngoài); “Nó chỉ biết nghĩ cho mình nó” nghĩa là đang muốn được quan tâm, cầu tình; “Nó chỉ biết nghĩ cho mình nó” tức là ám chỉ người ta ích kỷ, mình thì cảm thấy bất công, oán hận, thất vọng vì không được thỏa mãn; “Nó không biết tao mệt mỏi thế nào” tức là chị ấy cảm thấy mình không được ai hiểu, không được ai trân trọng, công nhận.

4. Tổng kết lại, câu chuyện của bạn là như thế này: Có thể bạn là người ham sắc, thích cái gì cũng phải được biểu hiện ra (yêu thương thì phải biểu hiện ra là yêu thương, phải mua quà, phải nói lời yêu, chứ cứ im ỉm thì không được); bạn cầu tình và nếu không được đáp lại thì sinh ra oán hận, thất vọng. 

Nhưng bạn không hiểu mình và tình thế của mình, bạn luôn cảm thấy mình cô đơn, không ai hiểu, không ai tôn trọng. Vì cách đặt vấn đề của bạn sai lầm nên cách giải quyết là sai lầm. Câu chuyện tức giận của bạn sẽ không bao giờ chấm dứt, trừ khi người bạn hiểu tâm lí ấy và tìm cách chữa lành. 

Còn nếu nhận ra điều này rồi, bạn phải bỏ tâm lí ham vẻ ngoài, bỏ tâm lí cầu tình và học cách tôn trọng, trân trọng người khác thì chị ấy mới có thể tự chữa lành cho mình. Những cảm xúc tiêu cực kia mới biến mất.

Quá trình loại bỏ cảm xúc là quá trình liên tục dùng lí trí để kiểm soát. Bất cứ khi nào cảm xúc xuất hiện, chúng ta hiểu là có cả một hệ thống những điều tiêu cực đang xâm nhiễm chúng ta như những con virus. Chương trình diệt virus phải luôn hoạt động, luôn đề phòng và phát hiện ra các loại virus. Phải nhìn ra và kiểm soát, loại bỏ nó thì chúng ta mới yên ổn được. Như thế chúng ta không được lười biếng, không được ngại.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147