Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Chúng Ta Vẫn Luôn Bị Lừa Như Thế Đấy

By: OopsyAdmin, 2019-10-26 16:25:47

4 cú lừa ngoạn mục của tư duy cảm tính
Con người ta thường xuyên bị đánh lừa bởi cảm giác
Tư duy phương Đông: Duyên - Nghiệp
---
1. Ưa thích chuyện giật gân. Trí não chúng ta thường dễ tập trung vào các chuyện giật gân, những gì dị thường (người gặp bất hạnh, scandal, chuyện người ngoài hành tinh…). Vì tập trung vào chúng nên ta nghĩ đến nó nhiều hơn. Càng nghĩ nhiều về điều gì, ta càng cảm thấy nó có thực, sắp xảy ra đến nơi, cho dù xác suất là rất thấp. Ví dụ, mẹ bạn đọc báo thấy đưa tin về vụ tai nạn nổ bình ga. Bà rất lo lắng, đòi mua ngay bảo hiểm, và lúc nào cũng nghĩ mình quên khóa van ga. Hay khi đi đường nhìn thấy cảnh tai nạn, bạn không tài nào gạt đi được các cảm giác, hình ảnh, ý nghĩ về nó, và luôn cảm giác như có ai sắp đâm vào mình

2. Cái gì dễ gợi lên trong đầu thì chúng ta thường nghĩ cái đấy là đúng. Nếu một mệnh đề dễ dàng xuất hiện trong đầu thì sẽ được chúng ta đánh giá là lớn, có khả năng. Thông tin về một xã hội hỗn mang hay xuất hiện, thì khả năng cao là bạn thấy xã hội thật hỗn mang. Hình ảnh về một cuộc sống đi làm hằng ngày ổn định hay xuất hiện, thì ta tự thấy nó chẳng có vấn đề gì

3. Một người có năng lực bình thường nếu trả lời lưu loát một câu hỏi sẽ cảm thấy tự tin. Nhưng một người giỏi mà lại ngập ngừng khi cần đưa ra các câu trả lời thì họ rất thiếu tự tin về khả năng của mình. Chẳng hạn một người sau khi đưa ra lời khẳng định mà có người hỏi lại là “Như thế nào?” thì họ sẽ cảm thấy lung lay về câu trả lời của mình. Vấn đề không phải là đúng hay sai, họ đúng là như thế hay họ không phải như thế. Việc họ không trả lời ngay và trả lời trơn tru câu hỏi khiến họ cảm thấy tự ti. Chúng ta bị đánh lừa bởi cảm giác. Cảm giác về những gì đang diễn ra khiến họ dấy lên một sự thất vọng và bất ngờ với chính mình. Họ cảm giác những gì vừa khẳng định giờ không còn đúng nữa. Ngược lại, có người tự ti về khả năng của bản thân, nhưng sau quá trình nhận ra những ưu điểm của mình, hoặc là họ được khen, được khích lệ, họ sẽ cảm thấy mình tốt



4. Con người thích những lí giải mang tính nhân-quả hơn là sự thật thuần túy. Khi nói đến một sự việc, khả năng liên kết trong tư duy sẽ tìm kiếm nguyên nhân, lục tìm trong kho kí ức bất cứ chuyện gì liên quan và gán cho nó thành nguyên nhân của câu chuyện mà không cần biết đúng hay sai. Ví dụ: Tắc đường vì có xe ô tô tạt ngang qua chắn hết lối; Mất điện vì hôm nay hỏng mất đường dây; Gặp được cô bạn xinh xắn vì hôm nay đi qua chỗ đấy

Tư duy phương Đông đặt ra vấn đề nguyên nhân – hệ quả rất sâu sắc: Duyên nghiệp. Nếu hôm nay ở đây tắc đường, thì là có một duyên liên quan đến sự tắc nghẽn. Gặp một người là vì có duyên nghiệp với người đấy, còn có những mối liên hệ sâu xa trong tương lai, những duyên nghiệp khác liên quan đến người này có thể sẽ còn kéo đến. Theo tư duy phương Đông, mọi chuyện được đặt trong vận hóa của duyên nghiệp. Nếu đã hết duyên, đã trả hết nghiệp, thì đơn giản là thời vận của nó chấm dứt. Hôm nay bạn không được thăng chức, làm mãi vẫn là nhân viên, không phải vì bạn không đủ năng lực, mà vì trong vận hóa duyên nghiệp của bạn không có điều đấy. Trong số mệnh không có, thì nó không thể diễn ra

Một người hôm nay cười với mình, hôm sau không cười với mình, ta thắc mắc “Không biết họ làm sao hay mình làm sai?” Nhưng chúng ta có thể tư duy theo một hướng đơn giản hơn, đó là nếu hôm nay họ có thể cười nói với ta thì hôm sau họ cũng có thể ghét ta mà không có nguyên nhân. Chỉ đơn giản là họ theo dòng chảy của yêu và ghét, của duyên và nghiệp, thả một con thuyền thì chắc chắn nó sẽ xuôi dòng đến nơi cần đến. Thế thôi! Vì thế khi trả lời câu hỏi “tại sao”, bạn hãy nhìn nguyên do sâu xa của mọi thứ, nhé!

 


Và đấy cũng chính là con đường để trừ bỏ Cảm tính và khơi dậy Tư duy trực giác có trong bạn!
---
🌿 Quan điểm của tác giả James Biết Tuốt trong cuốn NGAY BÂY GIỜ TRỰC GIÁC SẼ GIÚP BẠN SẮC BÉN! 🌿


 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147