Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Hóa Ra Chúng Ta Quá Cảm Tính Và Hời Hợt

By: OopsyAdmin, 2019-10-26 16:25:48

6 cú lừa ngoạn mục của tư duy cảm tính
Bạn không logic như mình tưởng đâu
---
Hầu hết chúng ta không nhận ra vấn đề của cảm tính. Chúng ta và cảm tính của mình được xếp đặt vào một hệ thống xã hội, và thế là ta cảm thấy an toàn trong đó. Chúng ta phán xét, đánh giá, quyết định nhờ mặc cả; bị thôi đẩy bởi cảm giác nhất thời; bị bọc trong nhiều lớp nhận thức sai lệch và thiên kiến. Chúng ta không còn biết cái gì thực-là-mình, mà phải khoác một cái-tôi vốn không-là-mình lên.

Vì con người và tư duy cảm tính “sống” cùng nhau rất lâu trong hệ thống xã hội, đến nỗi con người tưởng tư duy cảm tính chính là mình. Trước khi khơi dậy được tư duy trực giác, hãy biết tư duy cảm tính là gì đã. Hãy điểm qua 6 cú lừa ngoạn mục mà Tư duy cảm tính vẫn luôn làm với chúng ta:

1. Cả tin. Ta thường lí giải sự việc theo cách gần gũi với ta nhất và không bao giờ cảm thấy nghi ngờ những phán đoán của mình. Nên đôi khi ta không biết gì nhiều hơn những điều mình học được từ bên ngoài

2. Giản tiện: Khi xử lí tình huống, ta thường đơn giản hóa sự việc để dễ bề giải quyết. Nhưng nhiều khi sự việc được giản tiện xong không chấm dứt, nó biến thành vấn đề khác.

3. Hời hợt. Tai chỉ muốn nghe lời khen, mắt chỉ muốn nhìn cái đẹp, mũi chỉ muốn ngửi mùi thơm, miệng chỉ muốn ăn ngon, thân chỉ muốn thoải mái. Cái gì không hợp với tai mắt mũi miệng đều bị liệt vào dạng “Xấu, không tốt, cần loại bỏ.” Chắc gì đã như thế đúng không? Người xịt nước hoa chắc gì đã không hôi nách. Người ăn mặc trông quê mùa chắc gì đã nghèo (rất có thể là đại gia). Người lái xe ô tô ngoài đường chắc gì đã giàu, nhỡ đâu là Grab hay họ phải vay tiền để mua thì sao? Nếu hành động theo cảm tính, chúng ta cũng đánh giá sự việc hời hợt và tức thời chỉ bằng biểu hiện bề ngoài của vật – việc.



4. Người ám ảnh bởi tiền bạc. Nếu những người xung quanh chúng ta hay nhắc đến tiền, hay nhìn thấy tiền, dễ bị ám ảnh bởi tiền (như kế toán viên chẳng hạn), thì họ thường dễ dàng bị gợi ý bởi các động lực về tiền bạc hơn. Các hành động của họ đều gắn với động lực vì tiền: Ích kỷ, nghĩ đến lợi ích bản thân. Nên nếu gặp ai nhắc nhiều đến tiền bạc, lợi ích, thì chúng ta chắc mẩm rằng người này chỉ biết đến bản thân. Nếu miệng họ bảo làm điều tốt cho ai, tuyên dương hành động vì lợi ích của ai, thì trong họ đang mang động lực trục lợi khủng khiếp.

5. Một kịch bản có thêm các chi tiết kịch tính giúp nó tăng sức thuyết phục. Các chi tiết làm một câu chuyện trở nên hợp lí. Nó đem lại cảm giác đáng tin cho người đọc. Ví dụ khi viết một câu văn, chúng ta có thói quen là ít khi dùng câu đơn với ý nghĩa đơn giản, chẳng hạn “Tôi đi chơi”. Chúng ta sẽ chọn một đoạn văn phức tạp với nhiều chi tiết, chẳng hạn như “Tôi đi chơi với bạn cũ học từ thời cấp ba ở phố cổ. Cả hai ăn cháo sườn quẩy không ruốc và uống trà chanh Nhà Thờ.” Bỏi vì chúng ta thường thấy là câu nào trông dài hơn, nghe hay hơn thì có lí hơn. Nó phải có-gì-đấy để chúng ta không thấy nó cụt lủn và khô khan.

6. Cảm tính rập khuôn và định kiến xã hội. Chúng ta lập tức đánh giá sự việc thông qua một lượng thông tin giới hạn, từ đó suy ra tính chất của toàn thể và coi tất cả những người ở trong toàn thể đó đều mang đặc tính đấy. Nếu nhìn một người xăm đầy thân thể thì đoán “Chắc anh này không phải dân văn phòng”. Nhưng nếu cách nói chuyện của anh ta rất lịch thiệp thì bạn không cho rằng lập luận của mình sai, mà lại đi tìm một nguyên nhân khác “Không biết anh này làm gì mà vừa đạo mạo vừa mang hình xăm như thế?!” Vậy đấy! Và không chỉ có cô bạn Huyền mới nghĩ thế đâu. Có rất nhiều người cũng quen máy móc, áp đặt như vậy. Thực ra, mang hình xăm và là dân văn phòng có liên quan gì đến nhau đâu!

 


(Còn nữa)

🌿 Tham khảo ngay cuốn sách NGAY BÂY GIỜ TRỰC GIÁC SẼ GIÚP BẠN SẮC BÉNJames Biết Tuốt

🌿 http://bit.ly/trucgiacsenben-TIKI


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147