Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Làm Sao Thoát Khỏi Những Lời Hằn Học Lúc Nào Cũng Bủa Vây Ta, In Sâu Trong Óc Ta

By: OopsyAdmin, 2019-10-26 16:25:16

Tiếng nói của nỗi sợ về mặt cảm xúc và tâm lí dễ ngụy trang dưới tấm áo của lòng vị tha, tâm hồn sâu sắc, đời sống thiêng liêng, và do đó nó có thể lừa bằng cách làm ta tin rằng tinh thần trì trệ thế này mới là đang trải nghiệm cuộc sống, trong khi nó đang rút hết sức lực và sự sống của cơ thể và tâm hồn chúng ta. Thường thường tiếng nói của trầm cảm hay bị nhầm với tiếng nói của tôn giáo, vì nó có vẻ như vinh danh cho khắc khổ, chuyện của thế giới khác và những thử thách, thực tế không phải vậy

Chúng ta đều biết nỗi sợ là một là cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa. Đây là một cơ chế cơ bản xảy ra khi phản ứng với một kích thích cụ thể, chẳng hạn như đau đớn hay từ những nguy hiểm đe dọa. Ngắn gọn là, sợ hãi liên quan đến khả năng nhận ra nguy hiểm và chạy trốn khỏi nó, hoặc để chiến đấu chống lại

Trong đời sống mỗi người, chúng ta đều phải đối mặt với một tổn thương tâm lí từ khi là trẻ sơ sinh với những nỗi sợ hãi vô hình (sợ bóng tối chẳng hạn), đây cũng là một trong những nguồn gốc chính gây nên giọng nói sợ hãi trong con người

Đến thời niên thiếu, nỗi sợ hãi càng được củng cố như sợ làm phật ý cha mẹ, sợ bị bỏ rơi, sợ không được yêu thương

Đến lúc trưởng thành, nỗi sợ hãi càng nhiều hơn – do lo kiếm tiền, lo giữ gia đỉnh toàn vẹn, lo bệnh tật, lo già đi, và sợ chết

Cứ theo thời gian, nỗi sợ trong chúng ta càng ngày càng chất đầy, đi kèm với những quan niệm về cuộc sống và xã hội. Sợ hãi là nỗi ám ảnh giết chết mọi ước mơ, tài năng, ý tưởng của chính bạn. Tệ hơn nữa, nó kiến tạo nên tính cách của bạn



Sợ hãi là cảm xúc có sức tàn phá khủng khiếp nhất, nó bóp méo nhận thức của chúng ta về thực tế. Nó khiến chúng ta phóng đại các mối đe dọa, rất nhiều trường hợp chúng ta tự hù dọa chính mình, ngay cả khi mối đe dọa ấy không hề có

Cảm giác bất lực, tình trạng trầm cảm, sự dồn nén tiêu cực trước khiến chúng ta dễ dàng gục ngã. Dần dần theo thời gian, sự sợ hãi này còn gây ra những hậu quả khủng khiếp hơn

Theo một thống kê tại Mỹ, cứ 5 nhà trị liệu thì có 1 nhà trị liệu có bệnh nhân tự tử. Việc hiểu biết và ngăn ngừa tự sát là một trong những trách nhiệm hệ trọng nhất của bất kì một nhà tâm lí học hay cố vấn nào. Để điều trị bệnh nhân có xu hướng tự tử, một nhà trị liệu phải hiểu những gì đang xảy ra trong tâm trí của những cá nhân này, điều gì đang thúc đẩy hành vi tự tử của họ. Đồng thời tìm ra cách để nhà trị liệu có thể giúp họ thấu hiểu và đối phó với trạng thái tự hủy hoại

Nhà tâm lí học Lisa Firestone trong suốt 25 nghiên cứu của mình, đã thấy được rất nhiều trường hợp chứng minh rằng tồn tại những tiếng nói bên trong gây ra sự sợ hãi khiến một người tự sát. Trong nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và đánh giá về tự sát, điều khiến bà mê mẩn nhất là phát hiện về vai trò của giọng nói bên trong đối với tự sát. Giọng nói này thúc đẩy xu hướng tự tử, thuyết phục người ta rằng thà kết thúc cuộc sống còn hơn là tìm một giải pháp chữa lành cho nỗi khổ của họ

Một mối liên hệ rõ ràng giữa chuyện tự tử và giọng nói cổ xúy bên trong được làm rõ qua một trường hợp thế này: Một người phụ nữ sau nỗ lực tự tử bất thành, đã miêu tả lại những giọng nói, suy nghĩ độc ác, tàn bạo hướng dẫn cô ta suốt quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc tự sát

Có thể kể đến như:

- “Ai sẽ quan tâm nếu mày không ở đấy? Mọi người sẽ nhớ mày một chút lúc đầu, nhưng liệu có ai thực sự quan tâm. Ngay cả mày cũng không quan tâm ... Mày nghĩ rằng mình quan trọng à, mày không là gì cả. Mày không hề có ý nghĩa ... Vậy thì sao chứ? Chẳng sao cả. Mày đang chờ đợi điều gì?”

- “Gia đình của mày không yêu mày. Không ai sẽ yêu mày. Mày sẽ chỉ có một mình, mày sẽ chết một mình. Điều duy nhất mày có thể làm là đi đi và tự giết chính mình.”

- “Tôi là người xấu. Tôi là một gánh nặng cho gia đình và bạn bè tôi. Tôi đang gây tổn thương và phiền phức cho họ với tâm lí lưỡng cực này. Đây là cách mà con người thật trong tôi nghĩ.”

May thay, cô ấy đã tìm đến sự giúp đỡ của nhà trị liệu, và trở lại cuộc sống bình thường.

Các quá trình giọng nói gây ra sự sợ hãi tiêu cực đã khiến những người này hành động như tuyệt vọng. Việc tự sát chứng minh cho ta thấy rằng kẻ thù tồi tệ nhất của một người thường sống bên trong anh ta. Do đó, các nhà trị liệu điều trị cho những cá nhân tự tử cần giúp bệnh nhân hiểu biết về những lời nói, suy nghĩ tự hủy hoại này. Đồng thời giúp họ nhận thức được cách có thể tách biệt khỏi chúng
---
Làm sao thoát khỏi những lời hằn học lúc nào cũng bủa vây ta, in sâu trong óc ta?

Làm sao để những tiếng tiêu cực lùi xa, nhường bước cho những lời ngân nga tích cực?

Hãy áp dụng các phương pháp tự kỉ ám thị trong #cuốn_sách "ĐÁNH THỨC CHÍNH MÌNH VIỄN CHINH SỐ PHẬN" - Ryu Vội Vã


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147