Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Làm Thế Nào Để Lí Trí Với "NYC" Của Người Yêu: Khi Ta Không Biết Đâu Là Do Cảm Xúc Tiêu Cực Điều Khiển, Đâu Là Trực Giác

By: OopsyAdmin, 2019-10-26 16:24:39

Có lần mở điện thoại của người yêu mình ra, tôi thấy có nhân vật “CAO SU” lạ hoắc

- Ai đấy em? Nó hay đến muộn hay sao mà em đặt tên thế?

- Anh không biết đấy là ai à?

Xong cô ấy chìa ảnh ra, tôi suýt té xỉu: Người yêu cũ của tôi

- Sao em lưu tên vậy?

- Vì người yêu cũ của người yêu mình bao giờ chẳng là cái thể loại dai nhất, anh!

- Ủa “Cao su” làm gì em sao không mách anh?

Tôi cũng hùa vào gọi cái tên cô ấy đặt. Chấp nhận trước phản đối sau luôn là quy tắc vạn năng, nhất là khi chúng ta cần sống thọ qua mọi sóng gió. Sóng gió mang tên “Người yêu cũ” thì thuộc cấp độ cao nhất rồi

- Chả làm gì cả, là em tự “dai”
- Anh biết rồi. Người yêu cũ có lẽ là nhân vật “dai dẳng” nhất trong các nhân vật dai dẳng

Lần này không phải là nói “vuốt đuôi” xoa dịu nữa, cụm từ ấy còn phổ biến đến nỗi người ta viết tắt được cơ mà (NYC), tôi biết thật sự cái ám ảnh “NYC của người yêu mình” nó có thể hành hạ một người ra sao, đẩy người ta đến chỗ nghi ngờ khó chịu thế nào

Và này, đây cũng chính là lúc Cảm xúc của bạn đang đánh nhau với Trực giác, duy trì cuộc chiến bất tận trong Thân bạn từ thuở hồng hoang đấy.
Nhìn lại xem

Ta rất dễ gán một tâm lí sai lệch cho trực giác thế nào nhỉ? (Hãy biết rằng, đã nảy sinh vấn đề tâm-lí, thì nó thường sai lệch!)

 

Quay trở lại với “NYC của người yêu mình” nhé, bạn rất ghét cô ta. Lần nào phải chạm mặt, bạn cũng thấy vô cùng khó chịu. Đến khi cô gái này gây ra một chuyện tệ hại, bạn liền khẳng định rằng, “Tôi đã có linh cảm đấy mà. Tôi luôn cảm giác là con bé này kiểu gì cũng gây chuyện. Tôi cảm nhận được là nó rất xấu xa.” Bạn khó mà rõ ràng rằng đâu là cảm xúc gây ra bởi sự ghét bỏ, đâu là trực giác của mình. Nếu thật sự tin rằng những cảm giác như vậy là trực giác, thì rất có thể lần khác bạn sẽ gán một tâm cảm sai lệch về ai đó cho trực giác, và thấy đấy là điều đúng lí lắm

Khi một ý nghĩ nổi lên, để biết nó là trực giác hay tâm cảm, hãy nhìn lại trong tâm mình xem, nó có yên ắng bình thản, hay đang nổi sóng cảm xúc?

Hãy hỏi mình những câu thế này:

• Mình có đang mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, tham muốn?
Hãy chân thành với chính mình, đi vào sâu trong mình. Nếu bạn thật sự bình thản, vậy thì rất tốt rồi. Hãy nhìn cho rõ hơn ý nghĩ đó và tìm cách thấu hiểu nó. Tìm ra những biểu hiện tinh tế làm bạn ghi nhận thông tin – tín tức ấy

Còn nếu có tâm cảm nổi lên, hãy tiếp tục hỏi chính mình:

• Cảm giác đó cụ thể như thế nào? Họ tác động đến mình như thế nào?

• Tại sao mình lại có cảm giác đó? Đó là vì mình hay vì ai?

• Nó có tốt cho mình không?

• Làm sao để bỏ nó đi bây giờ? Làm sao để giải quyết vấn đề?

Chẳng hạn, quay lại với cái cô người yêu cũ của người yêu hiện tại chúng ta vừa nói. Tâm cảm tiêu cực gán đủ thứ lên trực giác của bạn, bạn không biết rằng đâu là cảm xúc gây ra bởi sự ghét bỏ, đâu là trực giác của mình, đúng chứ? Lúc này bạn có thể hỏi mình là:

• “Cảm giác của mình về cô ta là gì? Cô ta đã làm gì mình, gây tổn thương, ấn tượng gì cho mình?” Câu trả lời có thể là “Cảm giác đề phòng, đối địch, sợ cô ta lại gần gũi người yêu mình, sợ hai người đó quay lại với nhau.”

• “Tại sao mình lại có cảm giác đó?” – Vì sợ mất người yêu, vì cô ta thực sự có thể là mối đe dọa. Cảm giác đó là vì mình, chẳng phải vì người yêu mình hay ai cả

• “Nó có tốt cho mình không?” – Không, cảm giác đó rất mệt mỏi

• “Làm sao để bỏ nó đi? Giải quyết vấn đề thế nào?” – Chủ yếu là do mình quá lo sợ mất người yêu, quá tham tình, mới sinh ra những cảm xúc tiêu cực. Nhưng tâm cảm chỉ hại mình chứ chẳng ích gì. Tốt hơn là nên tập trung “nuôi dưỡng” mối quan hệ với người mình yêu

Sau một quá trình như vậy, về cơ bản đầu óc bạn sẽ rõ ràng hơn, tâm cũng bình thản trở lại

Hãy nhớ, giữ tâm bình thản mới có thể sử dụng trực giác. Đừng để tâm cảm khiến bạn lẫn lộn

Đó chỉ là một cách anh James mách trong cuốn sách mới của ảnh, để chúng ta đánh thức trực giác và luôn tỉnh táo trong tình yêu. Và nếu đọc tiếp những gì anh nói, bạn sẽ thấy Trực giác còn giúp bạn sống khỏe ở nhiều “lĩnh vực” khác, nói chung là bao tất luôn!

Bởi vì Trực giác không có gì thần bí, đó là tiềm năng to lớn trong mỗi người

NGAY BÂY GIỜ hãy làm chủ Trực giác của mình

TRỰC GIÁC SẼ GIÚP BẠN SẮC BÉN

- Peter Hơi Ngoan -


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147