Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Loại bỏ nỗi sợ hãi mang tên: Nỗi sợ

By: OopsyAdmin, 2019-07-04 15:04:39

Thông thường các chứng sợ hãi có đối tượng, tình huống nào đó như sợ xã hội, sợ khoảng trống, sợ độ cao, sợ chuột… Bài viết này đề cập đến chứng sợ hãi đặc biệt, sinh ra từ các chứng sợ hãi khác: Nỗi sợ với chính nỗi sợ. Người mắc chứng sợ này cảm thấy lo sợ ngay cả với suy nghĩ đến đối tượng hay tình huống họ sợ, khiến họ trốn tránh. Nếu bạn có nỗi sợ với nỗi sợ, việc đối diện với bất kì nguồn nào của nỗi sợ đều khiến bạn bắt đầu hoang mang lo nghĩ rằng bạn không thể đối phó.

Tâm lý, oopsy, nỗi sợ

 Điểm đặc biệt nữa, nỗi sợ với nỗi sợ khá gần chứng hoang tưởng. Có những trường hợp người mắc chứng sợ này lo xa, phát sinh ám ảnh lo lắng cả với nỗi sợ chưa từng có trước đó. Vì nỗi sợ như bóng đêm trong tâm trí, bạn không muốn bóng đêm đó tiếp tục chế ngự nhưng lại dùng chính nỗi sợ để xua đi chứ không phải giải quyết nó. Cách thức này không khác gì tiếp thêm năng lượng cho nỗi sợ. Ví dụ đứng trước một kì thi, bạn có thể nghĩ đến hậu quả nếu thi trượt rồi nỗi sợ trở nên to đùng, sau đó lập tức chứng sợ với nỗi sợ này cũng sinh ra. Bạn lo ngại rằng sự sợ hãi sẽ là trở ngại thực sự của bạn. 

 Tiền đề của nỗi sợ với nỗi sợ

Nỗi sợ mang tên nỗi sợ hình thành khi bạn đã quen sống trong sợ hãi, quen phát sinh tâm cảm với những điều không như ý. Nó phát triển ở bạn bởi suy nghĩ cố hữu về nỗi sợ sẽ tái sinh trong mình. Nhận biết nguồn gốc của nỗi sợ với nỗi sợ rất khó khăn vì nó ẩn đằng sau các nỗi sợ cụ thể. Chứng sợ này không thể xác định đến khi cuộc sống trở nên rối loạn, bởi vậy nó liên đới chặt chẽ với chứng rối loạn lo âu toàn thể. Đến thời điểm đó, bạn thấy mọi thứ đều ngoài tầm kiểm soát của bản thân.

Chúng ta vẫn biết nỗi sợ thường đi cùng sự yếu đuối, trốn tránh, không muốn chịu trách nhiệm. Nỗi sợ trước nỗi sợ bản thân thể hiện bạn có tâm lí sợ sai, tự ti rất lớn. Con người khó tránh khỏi những nỗi sợ nhất định, nhưng thái độ trước nỗi sợ quyết định trong việc bạn lựa chọn vượt qua hay lùi bước. Điều khiến bạn sợ chỉ to lớn vì bạn nghĩ rằng mình nhỏ bé hơn chúng. Sự tích luỹ các nỗi sợ tạo thành một sinh mệnh nỗi sợ mới bao trùm trong bạn, tái tạo nhân cách, gây ra phản ứng sợ hãi thường trực.

Phép trị liệu thôi miên 

Chắc hẳn bạn từng nghe nói về thuật thôi miên với những bí ẩn của tiềm thức. Thuật thôi miên có sức mạnh chi phối, điều chỉnh từ nhận thức đến hành vi của con người. Những nhà tâm lí học đã vận dụng thuật thôi miên trong trị liệu vấn đề tâm lí, trong đó có điều trị hội chứng sợ hãi. Dù phương pháp này chưa phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, bạn nên tìm hiểu để tự biết cách trị liệu cho mình.

Phép thôi miên có tác dụng khai phá tiềm thức của bạn. Về nguyên lí, bạn đang ở trong rất nhiều thuật thôi miên chằng chịt của đời sống thường nhật. Bạn lặp lại các dao động đều như đi làm, ăn uống, chăm sóc gia đình, đi chơi cùng bạn bè… Tựa như chuỗi thôi miên đằng đẵng khiến bạn đánh tráo, coi trạng thái thôi miên thành sự thực. Vì vậy phép trị liệu thôi miên có thể giúp bạn quay ngược trở lại, tìm về phần thuần khiết ban đầu trong ý thức của bạn. Chúng ta vốn không có sợ hãi.

Không phải phương pháp vật lí thông thường, bài viết này muốn đưa ra con đường thôi miên chạm tới phần sâu thẳm trong bạn. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của chuyên gia, tuy nhiên bạn vẫn là người phải tự nỗ lực. Không cần chuẩn bị con lắc hay dụng cụ gì, điều bạn cần chuẩn bị là sự mạnh mẽ bạn đã lãng quên. Con đường thôi miên này không dễ dàng nhưng vô cùng thú vị. Bạn khám phá điều gần nhất, cũng là xa nhất: Tâm trí chính mình. 

Một số điều bạn cần làm mỗi khi thực hiện phép trị liệu thôi miên:

Trước tiên, bạn hãy dành những khoảng lặng, tìm không gian yên tĩnh cho riêng mình. Nhớ cố gắng gửi lại toan tính với công việc, tiền bạc, gia đình, bạn bè… bên ngoài khi bước vào không gian đó. Liên tục dẹp bỏ những tạp niệm sót lại trong đầu.

Bạn mang theo cuốn sách (hoặc bản in, hoặc cuốn sổ chép tay) chỉ cho bạn lối đi trên con đường này như sách tâm lí, sách kĩ năng, sách truyền cảm hứng. Đọc sách mỗi lần bắt đầu.

Gấp sách lại, bạn tập trung cho quá trình thôi miên của mình. Bạn ngồi thư giãn, nhắm mắt lại, tập trung tư tưởng vào bên trong mình. Hãy hình dung thân thể bạn rất rộng lớn, bạn đang đi vào không gian đặc biệt của miền tâm tưởng. 

Bạn gọi ra chủng sợ hãi trong mình, trò chuyện với chúng, tập trung lắng nghe từng tiếng nói vang vọng bên trong. Không còn ánh mắt phán xét của người ngoài, bạn cần chân thành nhìn vào những tổn thương, mệt mỏi, cả phần xấu xí bạn không muốn thừa nhận. Dù bạn bật khóc, chán chường, có thể để những cảm xúc diễn ra tự nhiên, sau đó trấn tĩnh lại.

Giờ đến lượt lí trí lên tiếng. Từ tiềm thức, bạn thử phân tích, liễu giải những cảm xúc sợ hãi bạn tìm thấy. Bạn nên dừng ở hai nguyên nhân chính trong việc tìm lí do cho sự sợ hãi đó như lí do bên trong và bên ngoài. Tránh việc nghĩ lan man làm bạn phân tán.

Từ nguyên nhân đã liễu giải, bạn kết thúc cuộc trò chuyện nội tâm với những dự định việc phải làm để nỗi sợ không còn làm phiền. Thực ra khi tìm ra nguyên nhân chủ chốt, bạn đã biết mình phải giải quyết thế nào, chỉ còn việc bạn quyết tâm thực hiện hay không. 

Bạn cần tự nhắc nhở điều nữa, hãy cố gắng đến cùng để loại bỏ sợ hãi hơn là chú tâm vào kết quả. Vì nỗi sợ với nỗi sợ tồn tại giống như bạn chưa chiến đấu đã đầu hàng, tự gây thêm phiền phức. 

Khi bạn loại bỏ thói quen sợ hãi, kết hợp với việc trừ bỏ các chứng sợ cụ thể, bạn sẽ cắt đứt được vòng quay quẩn quanh của nỗi sợ sản sinh nỗi sợ. Chúc bạn tạo lập thành công vòng quay mới của sự trưởng thành.

_OOPSY, Nguồn tham khảo: epainassist.comverywell.com_

---

Tham khảo sách: ĐÁNH THỨC CHÍNH MÌNH VIỄN CHINH SỐ PHẬN - Ryu Vội Vã

Cuốn sách này dành tặng những ai chạnh lòng đến tức thở, một "phép màu tâm lí" chữa lành tinh thần bằng tự kỉ ám thị, nó đánh thức những gì là vô giá nơi thẳm sâu linh hồn. Để từng ngày, dù việc này hay việc kia, ta đều biết mình đang trở nên tốt hơn và tốt hơn.


 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147