Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Thoát khỏi bóng tối của sự chán nản nhờ một đơn thuốc độc đáo không có tác dụng phụ: Thơ

By: OopsyAdmin, 2019-08-26 17:12:17

Từ cầu vồng đen: Làm thế nào từ chữa lành vết thương của tôi - Hành trình vượt qua trầm cảm Rachel Kelly. Bản quyền © 2015 của Rachel Kelly. In lại dưới sự cho phép của Quercus, một công ty của Hachette.
Ba tháng sau khi sinh đứa con thứ hai, Rachel Kelly thấy mình chìm sâu vào cơn trầm cảm. Trong cuốn sách Back Rainbow (Cầu vồng đen), cô kể lại mình đã mất kiểm soát như thế nào và cách thoát khỏi cơn điên của bệnh trầm cảm với niềm đam mê với thơ ca.

***

Tôi đã sống trong những chuỗi ngày dài đầy sợ hãi. Trong đầu tôi đầy các tưởng tượng về những ngày tồi tệ nhất sẽ xảy đến với gia đình tôi. Tôi tưởng tượng các con tôi George, Edward sẽ chết. Những suy nghĩ này không chấm dứt dù tôi cố làm cách nào đi chăng nữa. Tôi đã cố gắng đánh lạc hướng nỗi sợ hãi nhưng đều không có tác dụng. Thậm chí chúng còn nhân nỗi sợ hãi của tôi lên gấp bội.

Tôi nằm trên giường nắm chặt tay mẹ tôi, siết chặt nó cho đến khi tay tôi trắng bệch. Tôi cảm giác, nếu buông tay ra, tôi sẽ chết, sẽ bị nghiền nát bởi những sự dày vò thân thể, lạc vào nỗi đau và chìm vào quên lãng. Tôi cảm tưởng như chiếc giường đang rơi xuống, tôi đang rơi. Mọi cơ bắp đều căng ra. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình đau đớn đến thế.

Nếu không có phương thuốc nào chữa được căn bệnh này thì tôi muốn được chết. Tôi sẽ hạnh phúc khi được chôn bên cạnh những tán cây, nằm trong cái hố, không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì, không còn cảm thấy mình tồn tại, đặt xuống cái hố đó như một con thú bị thương.

***

Lúc đó tôi không thể ra khỏi giường để đi vệ sinh mà phải có ai đó bế tôi vào đó. Khi ở trong phòng tắm, tôi không thể di chuyển về giường. Nếu tôi bước đi, tôi sẽ ngã. Thế là tôi nằm trên sàn nắm chặt tay, không chịu buông. Mẹ tôi chạy đến, cố gắng nới lỏng từng ngón tay rồi đỡ tôi dậy.

Đó là những ngày thật khủng khiếp. Tôi không còn biết đó là ngày hay đêm. Không thức dậy, không đi ngủ, không có bữa ăn, không có bình minh hay hoàng hôn. Thời gian dường như ngừng trôi, tan biến. Sự nghỉ ngơi duy nhất là thuốc an thần. Mẹ tôi sẽ hỏi ý kiến ​​bác sĩ và cho tôi uống thuốc an thần theo chỉ định. Nó – thứ thuốc an thần đó đã đánh gục tâm trí tôi, khiến tôi choáng váng và buồn nôn nhưng tôi lại thích nó. Nhờ nó, tôi không cảm thấy đau đớn. Chỉ một chút thôi, rồi tôi chìm vào giấc ngủ bởi lời ru của lũ quỷ.

Tôi uống cả thuốc an thần và thuốc ngủ vào ban đêm. Tôi uống thuốc như một thói quen, vồ lấy nó và nuốt chửng, cứ như thể đó là nhiên liệu sống vậy.

Một tuần lễ trôi qua, chồng tôi, Sebastian, đang tìm cách chăm sóc tôi và lũ trẻ. Anh ấy rất bận rộn khi khối lượng công việc tăng gấp bội. Thế rồi, mẹ tôi và anh ấy đã quyết định sẽ đưa bé George – con trai chúng tôi đến ở với ông bà nội. Tôi nhớ mình đã khóc ở cửa sổ phòng ngủ vào một buổi sáng khi nhìn thấy con mình chui vào chiếc xe đang chờ sẵn ngoài cửa. Tôi cảm thấy một sự mất mát vô cùng.  

Tôi nghĩ về con vào ban đêm trước khi đi ngủ và mỗi khi thức dậy ban sáng. Sự đền bù duy nhất của tôi là sự nhẹ nhõm rằng tôi vẫn có thể cảm thấy được lo lắng cho con, như bất cứ người mẹ nào lo cho con cái của mình.

Rất chậm, nhưng sự lo lắng của tôi đã lắng xuống một chút, nhưng nó vẫn khó để sốc lại tinh thần của tôi. Cứ như thể tôi cố thoát khỏi một đường hầm rồi trèo lên một ngọn núi cheo leo. Tôi sẽ lên đến đỉnh, và rồi lại trượt xuống phía bên kia, và lại leo lên một cách mệt mỏi.Tiến sĩ Fischer, bác sĩ điều trị tâm lí của tôi đã vẽ một bức tranh về một đường răng cưa, như thể phác thảo dãy Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya). Ông ấy nói đây là cách giúp tôi trở nên tốt hơn. Tôi rất thích bức tranh đó và ghim nó bên giường.

***


Tôi không biết mình đã nằm viện bao lâu. Buổi sáng là khoảng thời gian tồi tệ nhất. Tôi uống một vốc thuốc chống trầm cảm. Lúc đầu tôi cảm thấy cơn hưng phấn thoảng chốc trỗi dậy, và hy vọng ngày hôm nay sẽ khác. Nhưng ngay sau đó, tất cả dường như tan biến. Có lẽ chúng chỉ là một giấc mơ. Tôi nhanh chóng rơi vào trạng thái tuyệt vọng khi cơn trầm cảm lại kéo đến. Tôi cảm thấy mất chỗ dựa, không có gì đảm bảo rằng tôi sẽ ổn cả.

Tất cả những gì còn lại là sự lo lắng, thậm chí hoảng loạn. Những việc rất nhỏ như đứng dậy hay ngồi xuống cũng cần một nỗ lực. Chưa kể đến những việc như vệ sinh cá nhân: đánh răng, nói xin chào, thậm chí là đi vệ sinh... những việc đó tôi cần một nỗ lực lớn lắm.

Tôi nhớ lúc ấy mình đã không thể đứng dậy, tay vịn vào chiếc xe lăn để cố gắng đứng lên, nhưng tôi không thể. Mọi thứ trong căn phòng đó dường như đảo lộn, và rồi tôi ngã xuống đất. Nằm trên nền đất lạnh, tôi nghe thấy tiếng chim hót, trong ấy có cả nắng gió và và cỏ cây. Rồi nó đưa tôi trở về quá khứ, khi tôi ở độ thanh xuân, 18 – 30, tôi nhớ về lũ bạn. Bất cứ khi nào một người bạn cần sự an ủi, tôi sẽ gửi tặng họ một bài thơ. Tôi không nhớ mình đã viết những gì, nhưng một số người bạn của tôi đã nói đùa rằng “Cứ như cậu có hẳn một loại dược phẩm bằng thơ, kê đơn bằng từ ngữ thay vì thuốc viên ấy.” Hóa ra, những bài thơ ấy lại có tác dụng với họ như vậy. Bây giờ, khi nằm giường bệnh, tôi là người cần sự an ủi là thơ ca. Và mẹ tôi là một nguồn thơ ca tuyệt vời.

***
Một số bà mẹ và con gái yêu thích bánh trái hay đan lát. Họ cùng nướng bánh và đan những chiếc lót li để bàn xinh xắn. Nhưng tôi được sống với mẹ cùng những bài thơ. Tôi và mẹ có chung sở thích là thơ ca. Ngày đó, tôi giống một đứa trẻ, nằm trên giường trong khi mẹ đọc thơ cho tôi nghe.

Mẹ tôi, suốt mấy chục năm, luôn lưu giữ cuốn sách chứa đựng các vần thơ mà hai mẹ con thích nhất, đó là những bài thơ, lời cầu nguyện, những giai thoại đặc biệt. Cứ thế, mẹ tôi đọc cho tôi hết bài này đến bài khác, ngày này sang ngày khác.

Tôi “uống” hết bộ sưu tập thơ đó như thể đó là nước mát lạnh được cung cấp cho một khách du lịch khô cằn. Tôi đã “uống” nó như liều thuốc thiên nhiên mà chẳng viên an thần nào chữa được.

Rồi tôi đã biết lắng nghe tốt hơn, còn có thể tự đọc, rồi bắt đầu làm được một điều gì đó dài hơn một vài câu thơ. Mặc dù, dùng não để nghĩ đối với tôi lúc ấy rất khó khăn, thậm chí điều đó làm tôi kiệt sức, tôi vẫn tiếp tục cố gắng. Để tạo nên những câu thơ có câu từ cô đọng, xúc tích hàm chứa ý vị đòi hỏi một sự tập trung khiến tôi bị sốc trong một khoảnh khắc. Lúc ấy dường như tôi mất hết cảm giác, nhưng lại giải phóng tôi khỏi cơn đau, những lo lắng trong quá khứ và tương lai.

Thơ là một phước lành. Nó là cơn gió mát, là tiếng chim ca, là tiếng nước chảy, trong đó là cả tự do bay lượn trên bầu trời xanh

Tôi không còn cảm giác cô độc. Thật may mắn tôi đã không phải một mình, chịu đựng sự giày vò của cả thể xác lẫn tinh thần trong một thời gian dài vô cùng như những bệnh nhân khác. Thơ đã bao dung và hồi sinh sự sống trong tôi.

Mẹ tôi và tôi bắt đầu chép lại những bài thơ ngắn. Một trong số các bài thơ tôi yêu thích là New Every Morning của Susan Coolidge. Nó là liều thuốc tự nhiên giúp đỡ tôi vào những đầu ngày đau đớn:

(Tạm dịch:

Ánh dương soi rọi khi ngày mới bắt đầu

Nghe kìa, tận cùng con tim, nơi thẳm sâu tâm hồn đang cất tiếng

Xóa sạch nỗi buồn

Và mọi tội lỗi

Mặc kệ biển âu sầu và đại dương tổn thương

Xoa dịu con tim và ta trở về vẹn nguyên)

Rồi tôi bắt đầu nghe nhạc. Lời bài hát yêu thích của tôi là của Oscar Hammerstein, ‘You’ll Never Walk Alone’. Đó là bài hát mà mẹ tôi luôn nhẩm khi nắm tay tôi. Tôi thường nghe đi nghe lại bài hát này vào mỗi sáng. Sau đó, khi sự tập trung của tôi được cải thiện, tôi chuyển sang đọc thơ của nhà thơ thế kỷ 17, George Herbert. Khi tôi đọc câu thơ đầu tiên về Tình yêu (III), tôi cảm thấy một luồng năng lượng cực kì mạnh mẽ, nó như dòng điện chạy xuyên qua tôi. Tất cả những sợi lông trên tay dựng lên, trái tim tôi rưng rưng kì lạ, não tôi khởi động lại bộ máy trì trệ suốt mấy tuần, còn vùng bụng cũng được kích động, cứ như thể các hormone đã lâu lắm rồi không tiết ra vậy. Có lẽ thân thể tôi đang rục rịch phục hồi.

Tình yêu vô tận anh mang từ thiên đàng

Lấp lánh kim quang ôm trọn người thương trong vòng tay

Bùn đất thân em từ nay rũ sạch

Tội lỗi vướng rối nơi tâm hồn dần tan

Em sẽ trở về vẹn nguyên cùng trời đất

Thắm màu nắng vàng, tinh sáng như tuyết đông sương

Đó là một bài thơ với ý tứ tuyệt vời, mô tả hoàn hảo nhất về căn bệnh trầm cảm, rằng linh hồn của tôi đầy bụi và tội lỗi. Bài thơ đã cho tôi hiểu ra một điều vô cùng quý giá, đây là căn bệnh mà tôi phải chịu đựng, phải vượt qua nó. Dù được ban phước với một ngôi nhà yêu thương, chồng con, mọi thứ vẫn chẳng có gì thay đổi, số phận phải trải qua căn bệnh này đã được định sẵn.

Đôi khi ta nghĩ rằng những tai ương mình gặp phải là đen đủi. Thật ra, chẳng có gì là bất công ở trên đời, sự sự đều công bằng, chẳng qua ta có chấp nhận được hay không. Nếu vượt qua căn bệnh trầm cảm ấy mà không một lời than vãn, linh hồn tôi sẽ thanh thản hơn ít nhiều. 

Tôi cũng lặp lại các cụm từ trong bài the Flower, một bài thơ khác của Herbert. Tôi đã viết nó trên một ghi chú Post-it và dán nó trên gương phòng tắm.

Trong những khoảnh khắc trong ngày khi tưởng tượng rằng mình đang lạc vào một khu rằng và nắm tay Herbert, căn bệnh trầm cảm không thể tìm thấy tôi. Cảm giác như thể nhà thơ đang ôm tôi từ nhiều thế kỷ, bao bọc tôi trong một cái kén tĩnh lặng và yên bình đến kì lạ. Trong đầu tôi như thể là những tiếng chuông ngân, như những lời cầu nguyện, rao giảng những đức tính của sự chấp nhận và hy vọng hơn là đấu tranh và tuyệt vọng.

Nhiều tuần trôi qua và tôi ngày càng khỏe mạnh, việc làm vườn cũng giúp ích tôi ít nhiều. Tôi bắt đầu thích nghi với sự thay đổi của thời tiết của các mùa. Mùa hè phong phú tự nhiên phù hợp với sự phục hồi của chính tôi. Tôi sẽ tiếp tục trồng cây vào mùa hè tới.

Làm vườn kích hoạt cảm giác hy vọng và đổi mới, không chỉ nó cho tôi cảm giác rằng mình sẽ trở nên tốt hơn, mà niềm tin rằng các ý tưởng về vườn tược sẽ xuất hiện vào mùa xuân tới và những cây dâu tây sẽ ra hoa vào thời điểm của chúng đã giúp tôi có thêm niềm hứng khởi.

Công việc làm vườn không vội vã, cũng giống như tôi không thể vội vàng hơn. Làm vườn thậm chí còn “giúp” tôi mất ngủ. Thỉnh thoảng các thuốc chống trầm cảm hoạt động chậm. Khi không thể ngủ, tôi sẽ đi dạo quanh khu vườn đầy nắng trong đầu, tưởng tượng ra những bông hồng đang đâm chồi và những hạt đậu ngọt đang vươn mình trên những tán tre.

Đó là những ngày tháng giúp tinh thần tôi thư thái và thanh thản quanh khu vườn yêu quý. Nhưng tôi không định nghỉ ngơi mãi mãi như vậy đâu, tôi sẽ sớm trở lại với công việc là một nhà báo.

(Bài viết: © OOPSY --- CỘNG ĐỒNG DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI YÊU THÍCH TÂM LÍ VÀ TÂM LÍ TRỊ LIỆU. Nguồn tham khảo: huffpost)

___

Sách tham khảo:

Vạch mặt thiên tài nói dối

Hóa ra, sự thật sau cùng là tổn thương

Cái lưỡi vàng và giọng nói kim cương

Bên trên tổn thương là giá trị, sâu hơn dối trá là lí trí

HAI CUỐN SÁCH NÀY LÀ PHÉP MÀU CHỮA LÀNH BẰNG TINH THẦN KHÔNG DÙNG ĐẾN THUỐC

Với tôi, hai cuốn sách Cái lưỡi vàng và giọng nói kim cương  và Bên trên tổn thương là giá trị, sâu hơn dối trá là lí trí là hai cuốn sách vô cùng giá trị!

Những kiến thức tâm lý được trình bày rõ ràng, chi tiết bằng ngôn từ khá đơn giản, nhờ thế người đọc, dù đã hay chưa có một nền tảng nhận thức về tâm lí học, đều có thể tiếp nhận được nó. 

Cuốn sách đưa ra cách chữa cho hai chứng tâm thần: Trục Lợi và Mất trí hoàn toàn - Mỗi phương cách đi kèm với những ví dụ trị liệu thực tiễn. Như vậy người đọc có thể áp dụng ngay trong đời sống. 

Đây là những cách chữa không dùng đến thuốc, tuy không phải là cách mới, giống như trên thế giới người ta đã biết đến phương cách thôi miên thay cho dùng thuốc của Milton H. Erickson từ những năm 1950, và các phương thức trị liệu tương tự vẫn đang được duy trì ở thời này. Nhưng nói chung là những phương pháp này vẫn khác biệt so với các cách chữa mà giới tâm lí trị liệu Việt Nam đang sử dụng với thân chủ của họ. 

Điều tôi khá ấn tượng là chi tiết về sự cống hiến mà nhà trị liệu dành cho thân chủ của mình. Họ phải tham gia vào quá trình đào luyện chính mình ngay khi bắt đầu sử dụng những phương thức này với người họ muốn chữa lành. Bởi tuy cách thức không phức tạp, nhưng đòi hỏi kiên nhẫn. Tôi cho rằng người thực sự dám làm theo quá trình trị liệu này xứng đáng là một nhà trị liệu tốt nhất. 

Điều tuyệt vời thứ hai là tư tưởng “Bên trong mỗi người đều có một nhà trị liệu” của cuốn sách. Họ chứng minh luận điểm này bằng chính những cách thức trị liệu đơn giản mà họ đưa ra. Tất nhiên, điều quan trọng là phải nhìn nhận được đúng chứng tâm thần, như thế mới áp dụng được đúng cách chữa. Tôi cho rằng họ đã nắm bắt được mấu chốt của tâm lí trị liệu: cái tinh tế lắt léo của tâm cảm con người, sự giản dị của phương cách trị liệu, và sự kiên nhẫn của nhà trị liệu. Lĩnh hội được tinh thần này thì người ta có thể thanh thản hơn khi phải tiếp cận với các vấn đề bất ổn tâm lí xảy ra xung quanh họ.

Nói chung, tôi khuyên bạn nếu có mong muốn tìm hiểu về tâm lí học, tâm lí ứng dụng và tâm lí trị liệu, thì hãy tìm đến những cuốn sách như thế này, nó là một nền tảng giúp bạn có thể đi xa dài trên con đường chữa lành tổn thương nội tâm. 

(Chia sẻ của tác giả Ryu Vội Vã)


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147