Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Văn bản khó - có cách xử lí

By: OopsyAdmin, 2018-08-09 02:43:58

Trong quá trình học tập, nghiên cứu hoặc làm việc, chúng ta sẽ phải xử lí rất nhiều văn bản. Văn bản đó có thể là tài liệu học thêm, sách – giáo trình, lời khuyên từ trên mạng. 

Cả trong những cuộc trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, cũng sẽ có những lúc chúng ta khó hiểu nhau bởi những đoạn diễn đạt có phần rối rắm. Vậy  sẽ phải làm gì khi đối diện với những văn bản phức tạp như vậy? Để hiểu sâu sắc vấn đề, chúng ta có thể làm theo các bước sau:

Văn bản khó có cách xử lí, tâm lý, oopsy

1. Nhìn văn bản như một toàn thể, một cuốn sách bao giờ cũng có giá trị chung/ tinh thần cốt lõi muốn hướng đến. Một văn bản hay một câu nói cũng vậy. Trong một văn bản hoàn chỉnh, các vấn đề thường được trình bày theo trật tự trên – dưới, trước- sau, phải – trái. Hãy nắm bắt mục đích/ tinh thần chung trước tiên.

2. Xác định những từ ngữ/ thuật ngữ chưa rõ ràng những điều khoản thiếu minh bạch, những những phần/ đoạn chưa liên quan tới mạch triển khai chính. Bạn có hiểu rõ nghĩa của từng từ trong văn bản? Bởi mỗi người có một cách hiểu về từ ngữ khác nhau, nên có thể cách dùng từ của chúng ta chưa thật chính xác. Hãy tham khảo từ điển trước những từ ngữ chưa rõ ràng.

3. Chia nhỏ câu phức tạp thành những đoạn nhỏ có thể chỉ hai – ba từ, hoặc bao nhiêu từ tuỳ ý, miễn sao chúng mang một ý đơn nhất, giúp chúng ta thấy nó đủ dơn giản để hiểu.

4. Lược bỏ những yếu tố dễ gây nhầm lẫn, hoang mang. Những ý tưởng, từ - hệ từ dễ gây nhập nhằng, có ý nghĩa thiếu rõ ràng, bỏ sang một bên. Cố gắng nắm bắt ý tưởng mà không có yếu tố đó. (Bạn có thể loại bỏ nó trong đầu trong quá trình đọc hoặc dùng bút highline để đánh dấu những vấn đề mấu chốt, bỏ bớt những phần râu ria). Nếu cần, chúng ta có thể kết hợp chúng lại sau khi đã nắm bắt được ý tưởng căn bản/ cốt yếu.

5. Nếu có thể, hãy thử hình dung trật tự logic của chúng trong đầu. Nó có giông giống với quy trình chuẩn nào bạn từng biết hoặc từng học không? Nghĩ dẻ hiểu thêm về những điều ẩn dụ đằng sau.

6. Thử miêu tả lại bằng ngôn từ của riêng mình xem sao? Mỗi người có một hệ ngôn từ, hẳn tự miêu tả lại sẽ giúp bản thân nắm bắt dễ dàng hơn chứ nhỉ.

7. Chia sẻ/ hỏi ý kiến người đi trước xem ý hiểu của bản thân đã được chính xác chưa.

Vì vậy, việc nắm bắt được mấu chốt vấn đề từ những nguồn tài liệu được biết, chúng ta mới có thể triển khai các phương án giải quyết một cách hiệu quả khi đó những tri thức trong sách vở mới thực sự là của ta.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147