Trang chủ Blog Sống khỏe

Ngủ Để Chống Lại Những Cơn Buồn Phiền Liệu Có Phải Là Giải Pháp?

By: OopsyAdmin, 2019-09-10 15:48:33

Bạn nghe cụm từ “depression nap” bao giờ chưa?

Xin thưa, đây là cụm từ được dùng rất phổ biến trong giới trẻ Mỹ, họ ngủ khi gặp vấn đề nào đó mà không muốn phải đối diện. Ta tạm gọi cụm từ “depression nap” này là: Ngủ để chống trầm cảm.

Mỗi giấc depression nap kéo dài 2-6 tiếng, tùy mỗi người.

Đây chính là thói quen của Nina mỗi khi cô ấy cảm thấy buồn và tuyệt vọng. Nữ công dân 23 tuổi tại thành phố New York này coi những giấc ngủ ngắn là phương pháp thoát khỏi các vấn đề cá nhân, để cô không phải nghĩ về nó nữa.”

Braca thường ngủ 2-4 tiếng cho mỗi giấc, thường vào cuối tuần khi không phải đi làm.

Braca chia sẻ “Tôi bắt đầu cảm thấy thật sự mệt mỏi khi bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm 6 năm trước. Tôi đã bỏ uống thuốc. Nhưng mỗi khi có rắc rối ở công ty, không biết phải làm sao, tôi đã về nhà, ngủ liền 2 tiếng, dậy làm vài việc, và… lại đi ngủ tiếp.”

Ngủ để trốn tránh cảm xúc tiêu cực và không phải đối diện với vấn đề cũng là cách mà chàng trai người Mỹ, Trey Longo, 24 tuổi áp dụng. Mỗi giấc ngủ của anh chàng này kéo dài 4-6 tiếng. “Tôi dùng cách này để thoát khỏi các cảm xúc tiêu cực. Ngủ dậy là quên hết vấn đề.” Longo chia sẻ.

Mỗi lần có vấn đề thì ngủ. Ngủ dậy là quên hết. Ngủ thật là tốt! Chỉ cần ngủ là không phải đối diện với chuyện gì hết. Thật vậy không???

Ồ, nếu chỉ cần ngủ là quên hết cả tương lai và ngày mai sắp đến, thì cả thế giới này chỉ cần đi ngủ hết là xong tất cả mọi việc rồi. Nhưng hỡi ôi, thực tế không phải vậy. Cái hại của việc này ở phía trước kia kìa…

Depression naps có thật sự là giải pháp?

Cả Braca và Longo đều đồng ý rằng, ngủ quả thật giúp họ thoát khỏi các cảm xúc tiêu cực. Nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Nó không có tác dụng lâu dài. Họ vẫn phải đối diện với các vấn đề của mình. Đặc biệt, việc ngủ quá dài và quá nhiều dẫn đến tác hại rõ rệt về sức khỏe, và tinh thần.

Những giấc ngủ ngắn không phải là vấn đề, nhưng depression nap không thật sự có lợi sức khỏe và tinh thần như những gì chúng ta tưởng

Trong khi rất nhiều người trẻ vẫn dùng cách này để thoát khỏi bệnh trầm cảm thì các chuyên gia sức khỏe và tâm lí cảnh báo rằng, họ sẽ gặp rắc rối lớn về sức khỏe nếu áp dụng việc này thường xuyên.

Thực tế chỉ ra rằng phương pháp này có hại nhiều hơn lợi. Những giấc depression naps kéo dài 2 giờ đồng hồ trở lên có thể thay đổi đồng hồ sinh học của bạn. Ví dụ, buổi đêm đáng lẽ phải ngủ để sáng mai còn đi làm, đi học, thì mắt bạn mở thao láo, đầu tỉnh như sáo, do trước đó đã ngủ quá nhiều.

Bạn biết đấy, thân thể hoạt động ở trong một nhịp cực kỳ chính xác. Nếu có bất cứ điều gì hoạt động bất thường, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Nên việc duy trì một nhịp sinh hoạt đều đặn giúp bạn khỏe khoắn. Khi những giấc ngủ như thế này biến thành thói quen thì thật phiền phức. Bạn có thể leo lên giường và “ngáy khò khò” kể cả khi chẳng có vấn đề gì về cảm xúc. Đơn giản nó biến thành thói quen rồi. Và để phá vỡ thói quen này là… mệt đấy!

Đừng tưởng ngủ là xong chuyện. Bạn đang biến mình thành kẻ yếu đuối!

Ngủ quá nhiều có bao giờ là tốt đâu. Bạn sẽ thấy mình trì trệ, đầu óc không tỉnh táo. Lúc nào cũng như trên mây, quên quên nhớ nhớ. Lúc nào cũng trong trạng thái NGỦ cả khi mắt đang mở.

Không chỉ có tác hại về sức khỏe, ngủ để trốn tránh cảm xúc tiêu cực hay các sự việc không mong muốn dẫn bạn đến các vấn đề về tinh thần. Nó khiến bạn đề phòng người khác nhiều hơn. Đây là một phát hiện rất thú vị của chuyên gia tâm lí học Drerup của Mỹ. Tưởng tượng mà xem, mỗi lần có việc gì “chướng tai gai mắt”, bạn không tìm cách tự giải quyết mà trốn tránh, dù là ngủ hay gì đi nữa, thì sẽ có một (vài) cơ chế/bộ máy trong bạn hình thành mỗi khi gặp vấn đề khó khăn, đó là: TRỐN cho xong, hay ĐỀ PHÒNG người hay việc nào đó để khỏi giải quyết.

Tưởng chừng như việc ngủ và sự đề phòng chẳng liên quan gì đến nhau.Thực tế, chúng rất liên quan. Nó không nằm ở việc ngủ mà nằm ở thói quen này. Nó dần biến bạn thành “kẻ yếu đuối”, chuyên trốn tránh.

Nếu bạn đang cảm thấy rất có vấn đề với giấc ngủ thì Drerup khuyên rằng nên có một thời gian biểu cho việc ngủ. Ví dụ, chia nhỏ giấc ngủ, mỗi giấc khoảng 15-30 phút chẳng hạn.

OOPSY khuyên bạn 3 khung giờ ngủ hợp lí thế này:

* Giấc trưa: 12:30 – 13:30

* Giấc tối: 20:00 – 23:00

* Giấc sáng: 3:00 – 6:00

(Phương pháp này được giới thiệu trong cuốn “Nằm ngủ đúng lúc, một đời sung túc”)

Giải pháp ngoài giấc ngủ

Drerup khuyên rằng “Mọi người nên thấu hiểu và bao dung với cảm xúc của mình, tìm ra cách nào đó lành mạnh hơn, học thêm kỹ năng xử lí vấn đề, thay vì NGỦ.”

Drerup chia sể thêm “Cảm thấy mệt mỏi, mất động lực sống là điều rất dễ hiểu trong cuộc sống thường nhật. Thay vì ngủ vùi, trốn tránh vấn đề, hãy thay đổi điều gì đó trong cuộc sống của bạn.” Ví dụ:

  • Đi bộ thật chậm khoảng 15 phút trong khu dân cư, công viên, hay bờ hồ
  • Rủ bạn bè đi dạo vào những ngày trời có nắng
  • Chia sẻ, trò chuyện với bạn bè
  • Xem phim hài
  • Viết lách
  • Học nhạc cụ
  • Nghe nhạc
  • Làm những việc liên quan đến nghệ thuật.

----------------

Và đừng quên, bồi bổ cho trí não những cuốn sách giúp bạn thấu hiểu về giấc Ngủ và các cảm xúc thường ngày:

© OOPSY, nguồn tham khảo huffpost.com


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147