Trang chủ Blog Sống khỏe

Tâm hay so sánh, tự thấy thương thân, tần ngần chán ngán - chúng ta chỉ cách bệnh trầm cảm chưa đầy một bước chân (P.2)

By: OopsyAdmin, 2018-07-16 03:08:17

Hãy nhớ lại những lúc bạn gặp điều gì đó không như ý, bạn có thể cảm thấy cuộc sống thật… tàn nhẫn: Thi trượt, đi làm bị sếp mắng xa xả, người yêu “đá”, đang phóng xe vội vì sắp muộn giờ thì bị công an giữ lại vì quên bật xi nhan,… 
Những lúc như thế bạn thấy đời mình thật hẩm hiu. Tiêu cực hơn, bạn sẽ oán thán và tự hỏi mình “Tại sao lại là tôi?”, “Sao lại phải là tôi?”
Hãy bình tĩnh và trả lời những câu hỏi này:
- Tại sao không thể là bạn?
- Sao bạn lại không phải là người gặp chuyện này?
- Điều gì làm bạn đặc biệt đến nỗi để bạn là người duy nhất không phải gặp những chuyện như thế?
Những câu hỏi này để bạn nhận thấy SỰ PHI LÍ khi tự hỏi rằng “Sao lại là mình”.  

Chúng ta lớn lên với những câu chuyện cổ tích dạy rằng: Điều tốt sẽ đến với những người tốt và điều xấu sẽ đến với những người xấu. Đúng là thế. Có điều, những ĐIỀU TỐT không phải lúc nào cũng đến NHANH CHÓNG và HIỂN HIỆN ngay trước mặt chúng ta như ông Bụt, cá bống và cung điện của Tấm (Tấm cũng còn phải trải qua bao nhiêu khổ nạn mới được hạnh phúc bên nhà vua cơ mà!).

Còn nữa, chắc gì chúng ta đã KHÔNG PHẠM PHẢI SAI LẦM nào? Chắc gì chúng ta ĐỦ ĐÚNG ĐẮN để điều xấu tránh xa ra? Bởi vậy, hãy CHẤP NHẬN những điều đến với mình và tìm cách GIẢI QUYẾT chúng. Luôn có những LỰA CHỌN tươi sáng hơn là chìm vào cơn trầm cảm. Đôi khi chỉ đơn giản là bạn có SẴN SÀNG hay không để THAY ĐỔI những thói quen cố hữu. 

Điều quan trọng nữa là, hãy DẸP BỎ SUY NGHĨ SO SÁNH MÌNH VỚI NGƯỜI KHÁC. Bởi đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật khó khăn với mình. So sánh là một sai lầm to lớn vì mỗi người đều có hoàn cảnh sống, tính cách và mục đích khác nhau. HỌ KHÁC BẠN, hoàn toàn khác bạn. Sự so sánh, vì thế, là vô nghĩa tuyệt đối, như so khả năng leo trèo của khỉ và cá vậy. 

Nghe lời bàn tán,lòng càng không yên

1. Có ai đó nói rằng bạn thật yếu đuối, sếp mắng bạn thiếu tập trung, đồng nghiệp khuyên bạn nên làm mọi thứ nhanh hơn,… Bao nhiêu áp lực dồn lên bạn từ những lời góp ý và chỉ trích xen lẫn. 

Hẳn là khó khăn để vượt qua tâm trạng “thương thay phận mình” khi nghe những lời này. Nhưng hãy khoan, đừng vội đồng ý với họ. Không bảo bạn phải chống đối hay phản ứng lại. Bởi việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến là cần thiết. Nhưng chấp nhận ngay lập tức những khuyết điểm mà người khác gán cho mình lại là điều không cần thiết và sai lệch. Cảm thấy tội nghiệp cho bản thân là biểu hiện của sự sai lệch ấy. 

Tự thấy thương thân, tần ngần bật khóc

2. Hãy biết tách bạch những điều này với nhau. 

* Dành thời gian để suy nghĩ về những lời góp ý, dẹp bỏ các suy nghĩ tiêu cực để thực sự hoàn thiện mình. 
* Bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý với những lời nói của người ngoài, vì xét đến cùng chúng vẫn chỉ là quan điểm của người khác. Chỉ là xem bạn có thể rút ra được gì cho mình từ những quan điểm ấy hay không. 
Nếu bạn làm được thế, cảm giác thương hại bản thân sẽ được thay thế bằng tâm thế mạnh mẽ biết nhìn nhận chính mình. Như vậy thì hạnh phúc hơn nhiều, đúng không? Đừng từ bỏ chính mình nhé!

Huyên thuyên ca thán, chán ngán thường xuyên 

Đây là ba tình trạng nằm sau mỗi lời ca thán của chúng ta.
1. Nếu không giải tỏa được các cảm xúc và suy nghĩ bị kìm nén trong mình, chúng ta sẽ có xu hướng than vãn nhiều hơn. Thiếu quyết đoán cũng là một trong các biểu hiện của sự kìm nén này, khiến những người xung quanh bạn tự hành động theo ý họ vì không thấy bạn có phản hồi gì.
Vậy nên, hãy thay đổi tình trạng này bằng cách:
* Cân nhắc và đưa ra quyết định chắc chắn trong mọi việc’;
* Nói thật những ý nghĩ và cảm xúc của mình;
* Thanh thản với chính mình quan trọng hơn ý nghĩ của người khác về mình;
* Tập từ chối những lời mời hay lời nhờ vả khi bạn không sẵn sàng cũng là một cách hay. 

2. Trải nghiệm các loại cảm xúc lên xuống đôi khi không phải một điều dễ chịu gì. Tuy vậy nếu trốn tránh thay vì học cách kiểm soát, bạn sẽ tự làm mình căng thẳng. Nhà trị liệu Rutley cho rằng những người rụt rè tin là họ sẽ cảm thấy tệ hại nếu làm một việc gì đó. Nghĩa là họ đặt ra các kịch bản trong đầu và rồi vì nó mà lo sợ, đây là một kiểu ảo tưởng tự cản bước mình. 

3. Sự hài lòng với điều đang có không nên bị đánh đồng với trốn tránh yếu đuối. Bởi sự hài lòng ấy liên quan đến ý chí nỗ lực nâng mình lên từ những nền tảng tinh thần và vật chất sẵn có trong cuộc đời.

Kiên nhẫn dẫn bước thành công

1. Khả năng nhìn mọi thứ dưới góc nhìn tích cực và sẵn sàng nỗ lực. Nghĩ đến cả những cách mà bạn có thể cải thiện và làm cho những nhiệm vụ, công việc không dễ chịu đang làm trở nên thú vị hơn. 
2. Hãy làm sao để thời gian của bạn mang lại nhiều niềm vui thích hơn. Cứ tự kiểm nghiệm mà xem, những lúc tập trung tuyệt đối cho công việc, mọi chuyện xuôi thuận hơn hẳn, đúng không?
3. Một cách nữa để tập trung và không rơi vào ca thán là hướng đến những lợi ích và kết quả mà bạn sẽ có. Những lợi ích này có thể không phải là tiền bạc, mà là sự lành mạnh, tích cực trong tinh thần và sự tăng tiến trong trí tuệ của bạn. 
4. Giữ niềm tin là mình có thể làm được và vượt qua được, mức độ kiên nhẫn bạn đạt đến cũng sẽ cho bạn những trải nghiệm rất tuyệt vời.

(Lược trích sách ‘’Bẻ răng con quái vật cảm xúc’’ – James Biết Tuốt, một thành viên OOPSY)


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147