Trang chủ Blog Sống khỏe

Tâm lí học về mùi: BIẾT NGỬI MÙI THỨC ĂN, CHẲNG LĂN TĂN BỆNH TẬT

By: OopsyAdmin, 2021-06-19 12:42:00

Tìm đọc bài trước: Tâm lí học về mùi: Người nhiều lông tóc là tướng nổi loạn, còn da thịt trắng trẻo là tướng phục tùng, cuốn sách CÁI MŨI THÔNG MINH THẤU TÌNH ĐẠT LÝ của OOPSY

Bài luyện thứ hai, liên quan đến tự nhiên: NGỬI MÙI thức ăn: Thịt và rau củ!

BIẾT THỊT MÙI THẾ NÀO, BIẾT CUỘC SỐNG RA SAO

Thật ra thì, tôi không phải người ăn chay. Trái lại, tôi ăn thịt mỡ nhiều đến mức một ngày nọ, khi phải chạy việc gấp cho công ty, tôi chợt nghĩ đến miếng mỡ kho tàu, và đã lấy hết nghị lực vượt mọi đường tắc về nhà lấy miếng thịt kho tàu mỡ màng từ nồi ra, cho ngay vào miệng, nhai như bị hành hạ. Những tia nước mỡ bắn tứ tung trong miệng. Trong một khoảnh khắc tôi rơi vào một thế giới an lành bất tận. Thế giới ấy không có xe cộ, những mùi khói xe, những tiếng còi. Chỉ có vô số nồi thịt mỡ kho tàu. Rồi rời bỏ thế giới đẹp đẽ ấy, tôi lại lăn mình vào công vụ.

Thế giới sẽ ra sao nếu thiếu thịt, mỡ? Tôi đem chuyện này hỏi sư Nam tông:

  • Thưa Sư, ăn thịt mỡ nhiều có sao không? Không ăn thịt mỡ có sao không?
  • Ăn thịt mỡ không sao, ăn thịt sạch là được. Không ăn thịt mỡ không sao, đừng ăn đồ hôi thối là được.
  • Thật ra con thấy mùi thịt hôi hôi Sư ạ. Khi mồ hôi vã ra, chất mỡ được ăn vào cũng ra một phần. Hẳn đám vi khuẩn sung sướng lắm, chúng ăn xong và ị ra một đống mùi ghê gớm!
  • Ăn thịt không sạch, ăn đồ hôi, mới thật là bẩn, mới thật là thối
  • Thưa Sư, vậy cái gì là bẩn, cái gì là hôi?

Tôi đoán mấy ông sư này lại nói thịt là hôi, cá là tanh. Thịt sạch chắc là thịt nấu chín, đồ ăn không hôi là đồ ăn không thiu. Điều đó ai cũng biết

  • Con biết không, có cái gọi là tam tịnh nhục (ba thứ thịt sạch). Thế nào là tam tịnh nhục? Đó là thịt mà con không thấy, không nghe, không nghi con vật vì mình mà bị giết thịt.
  • Là sao ạ? Tức là con không chứng kiến, không nghe tiếng con vật bị mổ giết. Và lí do người ta mổ giết không phải vì con đúng không ạ?

Sư nhìn tôi mỉm cười. Đoạn hỏi:

  • Con có tin rằng mọi thứ trong đời con đều liên quan đến con không?
  • Hẳn vậy, thưa Sư?
  • Vậy con thấy đó, thịt sạch hay bẩn đều do con mà sạch hay bẩn!
  • À, ý Sư là con ăn thịt mà không nghĩ mình đang ăn thịt là được chứ gì ạ?

Sư lắc đầu, vỗ vai tôi nói:

  • Con có ngộ tính nhưng lại cố chấp, thông minh nhưng hay bới móc, tính đó không tốt. Ta hỏi con, một người nói xấu con, con nghe thấy thì tức. Từ đó không đi lại với họ. Không đi lại là vì tâm con từ đó không yên nữa. Hễ gặp là tim đập, chân run, khí thế nóng nảy. Vậy nếu con không nghe thấy họ nói xấu con thì sao?
  • Cảm ơn Sư. Dĩ nhiên là không nghe thấy thì làm sao tin là họ nói xấu mình. Con đối đãi với ai đều mắt thấy tai nghe mới tin. Con không tự chứng kiến họ nói xấu, tức là con tự chứng kiến họ đối đãi với con bình thường. Con cũng đối đãi với họ bình thường, tình bạn đó là bình thường. Con mà chứng kiến, thì vứt hết!
  • Cũng vậy đó con, mắt con thấy con vật bị giết, vậy trong con là có sát ý, có tử ý. Vậy thịt con vật với con không sạch nữa. Cũng vậy đó con, con mà nghe nó kêu khi bị giết, trong con thịt con vật ấy gắn liền với sát ý, với tử ý. Lại nữa, cũng vậy đó con, con mà nghĩ đến việc con vật bị giết, lại cho là con vật vì mình mà bị giết, thì thịt nó gắn với sát ý, với tử ý. Vậy thì thịt đó đâu còn sạch nữa? Con không nghe, không thấy, không nghi ngờ nữa, thịt ấy mới sạch lại được, con mới ăn được
  • Nghe duy tâm quá Sư ạ!
  • Mắt của con là Thật, Tâm của con là Thật, Thịt kia là Thật, sao lại là duy tâm?

Lúc đó tôi nghĩ, này, các nhà sư thật thông minh. Thảo nào xưa kia họ luôn được xem là trí tuệ bậc nhất. Nhà Đinh, nhà Lý đều có Quốc Sư là người xuất gia. Đến đời Trần, nhà vua còn tự đi tu, trở thành Phật-hoàng Trần Nhân Tông nổi tiếng. Lại kể, sư nhìn tôi bảo:

  • Thịt là nhà kho của sự sống, cây cối là nguồn của sự sống. Hai thứ ấy đều có mùi. Một khi con hiểu được mùi đó, sẽ thấy tịnh (sạch) và bất tịnh (bẩn) là có Thật. Một khi con ngửi được mùi của thịt và cây, con sẽ thấy thịt và cây là tạm, mà tịnh và bất tịnh là Thật.

Điều này thì tôi biết! Tôi đã đọc về nó trong một cuốn sách của Đạo gia. Đó là hai mùi cơ bản của tự nhiên, hai mùi biểu hiện cho sự sống bên trong và sự sống bên ngoài: Sự sống bên trong là thịt, sự sống bên ngoài là cây cối.

Đó là hai mùi mà chúng ta  sẽ phải ngửi rất kỹ:  Mùi thịt và mùi rau củ.

Chúng ta không ngửi được cái này thì chúng ta sẽ bị chi phối không chỉ trong chuyện ăn uống, mà còn trong chuyện mùi chúng ta tỏa ra, nó có mùi xen lẫn mùi thịt với mùi hoa quả

Bạn đã ngửi miếng thịt sống chưa? Miếng thịt sống đưa lên ngửi thì hơi tanh tanh, hơi thơm thơm một chút. Về nguyên tắc là thịt sống có một chút mùi vị hơi sực. Ngửi xong cảm giác hơi hôi, hơi tanh một chút, nhưng cảm giác nó cũng có nét gì đó thơm thơm. Chúng ta ngửi được chút mùi thơm của thịt thì chúng ta cũng là người có tinh thần thép đấy. Ngửi được mùi thơm của thịt máu (thịt sống ấy) là người tâm lí không hiền lành đâu. Nhưng đa phần chúng ta đều không hiền lắm, thế thì có sao đâu. Tâm lí không bình thường theo nghĩa người ngửi được mùi máu thịt mang dục vọng rất mạnh mẽ, hoặc có thể rất ác nghiệt, có thể rất cay độc, có thể mang tính chất công kích người khác rất nhiều. Tức là trong tự nhiên, người đó thuộc về loại săn mồi.

Ngửi được mùi thơm của thịt là giống loài săn mồi, còn ngửi thấy mùi thơm của rau cỏ thì là người tâm lí rất yên bình và thích những cảnh hài hòa. Điều này đơn giản như có hai loại người thích ăn thịt (mặn) hoặc thích ăn cây cỏ (chay). Con người – một động vật ăn tạp thì sao?

Điều đặc biệt là chúng ta có cả hai bản tính này. Con người chúng ta mang cả bản tính của loài săn mồi, lại cũng mang bản tính của người rất yên bình hài hòa (rất phức tạp theo kiểu con người đúng không?). Giống như một ngày nào đấy chúng ta thấy một kẻ độc tài đi dạo thong dong sau khi vừa cho tiêu hủy một ngôi làng chẳng hạn. Giả sử chúng ta thấy kẻ ấy đi dạo giữa một cánh đồng, ông ấy ngắt một bông lúa lên và nhìn lên bầu trời. Cảnh đó rất lãng mạn đúng không? Ông ấy cảm nhận được hương thơm của đồng cỏ, không có gì phải nghi ngờ. Kẻ giết người nhiều nhất, ác độc nhất, cũng sẽ có giây phút hòa nhập với tự nhiên như thế. Tôi có xem một bộ phim về Hitler – một tay độc tài dã man đã gây ra những tội ác khủng khiếp trong lịch sử. Có người thần tượng ông ấy, có người ghê tởm ông ấy, cũng như loài ăn thịt và loài ăn cỏ vậy. Trong phim có một cảnh khi Hitler thoái lui tạm khỏi chính trường chờ cơ hội, ông nhìn ra cánh đồng, đôi mắt rạo rực và đau khổ, tin tưởng và chờ đợi, vừa cô độc vừa mãnh liệt. Trong một khoảnh khắc đó, có lẽ rất đúng với dụng ý đạo diễn, ta có thể xúc động và đồng cảm với ông ta. Có lẽ những khoảnh khắc đó xen vào giữa một đời ghê khiếp đã tạo ra bao nhiêu kẻ trung thành với Hitler.

Thôi kệ hắn. Điều quan trọng ở đây, bạn biết là, mùi của tự nhiên tồn tại xung quanh chúng ta. Nếu chúng ta có thể cảm nhận được mùi của nó, thì mũi chúng ta sẽ thành một trung tâm phân phối lại mùi đấy.

Có điều rất tệ thế này, thường chúng ta chỉ chủ động ngửi một mùi thôi, thường là người nào gần với thịt nhiều thì chúng ta chỉ ngửi thấy mùi thịt thôi. Thậm chí ngửi mùi rau cũng ra mùi thịt. Thậm chí phải xông hương rau bằng thịt, tức là phải luộc, phải làm canh thịt mới ngon. Luộc một miếng thịt, cho rau muống vào nước luộc thịt vừa xong, thế là rau có mùi thịt đấy mới ngon. À đấy, vắt thêm quả chanh hoặc cho sấu vào canh rau muống thịt, còn gì đẹp hơn giữa một ngày oi ả? Đó là những lúc tôi thật sự là một tín đồ trung thành của thịt và mỡ. Tất cả những thứ gì có mùi thịt bên trong đều cảm giác sẽ ngon hơn bình thường. Đây là một trạng thái rất đặc biệt của những người mang bản tính kẻ săn mồi. Kể cả người đấy có hiền lành đến đâu hoặc bề ngoài trông bình yên thế nào thì bản chất người ta vẫn là người thích công kích người khác, thích tìm ra lỗi xấu của người khác. Rất khó thay đổi điều đấy.

Chúng ta đa phần thích mùi thịt đúng không? Rất là khó thế.

Chúng ta sẽ chia làm bốn loại sau đây – hai loại thịt sống, hai loại rau củ:

HAI LOẠI THỊT SỐNG MÀ CHÚNG TA SẼ NGỬI:

(i) thịt lợn, hay là thịt gà cũng được, hai loại đấy như nhau;

(ii) thịt cá (thịt của con cá ấy!)

  1. Thịt lợn/thịt gà

Chúng ta ngửi mùi thịt lợn, miếng thịt lợn chưa luộc; Chúng ta ngửi hít, rồi chúng ta luộc nó rất nhanh, trong khoảng 10 phút. Mười phút là vừa để nó nửa chín nửa không. Sau khi lấy miếng thịt ra, chúng ta sẽ ngửi thấy một mùi thơm, thực ra là mùi chết, mùi tử khí bị nước lấy mất rồi và nó lọc, biến thành loại khác rồi.

Khi chúng ta ngửi hai mùi này xong thì mũi của chúng ta sẽ nhận diện các mùi của tự nhiên rất rõ, từ mùi con mèo tới mùi con chó, mùi của đủ các loại sinh vật nhỏ. Đấy là một quá trình rất đặc biệt, chúng ta cảm nhận mùi thịt sống và mùi thịt được nấu.

  1. Thịt cá

Với mùi cá, chúng ta cũng luyện như thế. Chúng ta sẽ cảm nhận là, mùi cá khi chưa luộc không hẳn là mùi tanh, mà hóa ra lại khá thơm. Và nó đưa vào trong mũi chúng ta một chút mùi tanh của vẩy cá. Nhưng nếu chúng ta lọc hẳn miếng cá ra và ngửi nó, chúng ta sẽ cảm thấy có một mùi thơm và nó rất hấp dẫn. Nó hơi tanh theo kiểu thơm, đưa vào trong mũi chúng ta và nó sực lên bên trên, phần nửa đầu trên của chúng ta.

Khi chúng ta ngửi thấy mùi này, chúng ta bỏ ra ngay, sau đấy chúng ta cho vào luộc và sau khoảng 2 đến 3 phút thôi là được, vì luộc cá thời gian phải ngắn hơn.

Cá rất nhanh chín, nó ở trong nước sẵn nên khi luộc vào nước nó sẽ nhanh chín.

Thực ra cách phân biệt này áp dụng với mọi loại thịt. Thịt lợn mà luộc nhanh chín thì chứng tỏ nó bị ngâm trong nước nhiều, người ta bơm nước vào nó nhiều, bị rửa nhiều, bị cho vào trong nước ngâm lâu. Loại nào càng gần nước, càng ở trong nước lâu, thì khi chúng ta lấy ra luộc, nó sẽ nhanh chín hơn. Nên cá luộc là nhanh nhất, người có kinh nghiệm nấu bếp sẽ thấy cá luộc một tẹo thôi là có thể ăn được rồi. Thậm chí nướng ăn rất nhanh. Còn thịt lợn lại mất thời gian lâu hơn.

Khi chúng ta ngửi mùi thứ hai rồi, tức là khi chúng ta ngửi qua hai mùi đấy, chúng ta sẽ phân biệt thế này:

Thịt lợn hay các loại thịt sống trên đất có một mùi thơm lan ra, đọng lại lâu, và mùi đọng lại chính là mùi chết – mùi công kích. Mùi thơm đến đâu thực ra cũng là mùi tử khí.

Bình thường chúng ta quen nghĩ mùi tử khí là ở nghĩa địa. Nó có mùi hăng hắc, mùi khăm khẳm của đất. Đấy là mùi xác thịt đang phân hủy, nó không đúng mùi mà chúng ta đang nói đến ở đây. Ngửi mùi đấy không có tác dụng, ngửi xong chỉ thêm bệnh thôi.

Còn mùi thịt kia, nó là mùi làm cho da thịt của chúng ta thêm hùng mạnh. Người mà ngửi được mùi thơm của thịt, là người mà dù bệnh tật bao nhiêu cũng không ngã xuống. Còn người ăn chay mà chỉ ngửi được mùi thơm của rau quả, chỉ bệnh tật một tí cũng có thể thành nặng hơn.

Tự nhiên kỳ lạ như thế đấy.

Tất nhiên nó cũng không quá kỳ lạ đâu. Nhưng người ăn chay phải đối diện với một chuyện là nếu họ bệnh thì khó hồi phục lắm, vì trong con người họ không có đủ những nhân tố để chống lại bệnh tật. Chúng ta không nói về kháng thể nữa, nói về kháng thể thì đương nhiên luôn rồi. Người mà ăn chay thường xuyên không đủ kháng thể để chống lại các loại bệnh đặc biệt. Tất nhiên họ ít bị nhiễm bệnh hơn, nhưng một khi đã bị nhiễm thì họ rất tệ hại.

Tất nhiên, chúng ta phải chấp nhận rằng người ăn thịt hay bị ốm vặt. Tại sao lại thế? Bởi vì nói theo y học bình thường, lượng vi khuẩn tồn tại trong thịt khi luộc xong không chết hết, chúng ta ăn vào xong vẫn có quá trình phải đào thải nó.

Điều thứ hai rất quan trọng, đấy là với việc đào thải liên tục như vậy, cơ thể chúng ta giống như được tập trận thường xuyên. Giặc cứ đến là đánh thôi, bởi thế nó rất khỏe, và chúng ta ít bị xâm nhiễm. Bởi những loại vật bốn chân làm chủ mặt đất và nó tạo ra vi khuẩn chính trên mặt đất. Đúng hơn là nó tạo ra những mùi, những cấu trúc của các chất “lang thang” trong không khí. Những chất này là một cái thảm để độc chất lan tỏa trong không khí.

Nếu bạn đã thường xuyên ngửi được mùi thịt, bạn rất khỏe mạnh. Ngày xưa anh thái thịt bao giờ cũng có sức vóc cường tráng. Trong các câu chuyện, anh thái thịt (anh bán thịt lợn ấy) bao giờ trông cũng khỏe mạnh, trông cũng hùng hổ, trông kẻ ấy đầy sát ý, anh ta cầm con dao chém ai là người đấy chết. Truyện Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt là truyện kết hợp giữa sức mạnh của người chuyên xử lí thịt với một người trông thanh cao hơn. Và chúng ta thấy là, khi có một sự trao đổi xông hương, “huân tập” giữa linh hồn của người bán thịt với một người thanh cao, thì người thanh cao trở nên mạnh mẽ hơn và làm được nhiều chuyện hơn, nguyên tắc là thế. Phân biệt được mùi thịt này rất quan trọng. Sau khi ngửi được mùi thịt đấy xong, chúng ta sẽ ngửi thấy rất rõ mùi của các con thú trong tự nhiên.

Với mùi của con người, chúng ta phải cảm thấy bản thân chúng ta vô vị đi. Nhưng với mùi của tự nhiên, chúng ta lại có một yêu cầu là ngửi rõ. Chúng ta phải đánh giá được các mùi. Nó có hai mức:

Mùi cá, mùi tanh giống như tia đâm, nó đâm xuyên qua chúng ta. Khi ngửi, chúng ta phải thấy nó giống những tia đâm, hít vào mũi, nó đâm lên bên trên. Còn mùi thơm của thịt thì dâng lên nửa trên mặt.

Với người ốm bệnh chẳng hạn, chúng ta lấy loại thịt bốn chân, thái nhỏ ra, luộc lên cho họ ăn. Ăn xong sẽ thấy người đỡ hơn, mồ hôi toát ra cũng tốt hơn. Nấu cháo thịt rất tốt, hoặc cháo tim.

Ở đây chúng ta đang nói đến việc trải qua hai mùi, chúng ta sẽ cảm nhận được mùi theo dạng tia, và mùi theo kiểu dạng xông, dâng lên. Chúng ta cảm nhận được hai mùi này là chúng ta đã khá thành công trong việc kiểm soát các mùi của động vật. Khi gặp một con thú bất kỳ, chẳng hạn chúng ta thấy con mèo cách đấy 10 mét, chúng ta hít một hơi, chúng ta có thể cảm nhận được mùi con mèo đấy đang như thế nào. Nếu ngửi thấy mùi thơm thì con vật đấy rất có ích cho con người. Nhưng nếu hít một hơi mà chúng ta thấy một mùi hôi hôi ở con mèo, thì tức là con mèo này trong người chứa bệnh.

Chúng ta bắt đầu ngửi được mùi bệnh của con vật. Cảm giác này giống một loại trực giác tự nhiên, mà con người khi sống trong đời sống thành thị đã đánh mất.

Thật ra sự-biết-qua-mũi-và-mùi này không có gì thần bí. Một người thợ xây lâu năm gõ vào tường biết chất gạch. Một nhà hóa học lâu năm ngửi mùi biết tình trạng của các chất hóa học có trong một vụ nổ. Một nhà khám nghiệm tử thi giỏi nhìn vệt máu vương vãi là hình dung chính xác mọi thông tin của vụ án sát nhân. Một đầu bếp giỏi chỉ hít hà là biết món ăn đạt hay không, quá lửa hay thiếu muối. Thân thể chúng ta không chỉ thuộc về tự nhiên theo nghĩa đen, mà còn có thể hòa nhập và cảm thụ sự sống, tự nhiên theo rất nhiều cách. Điều hôm nay ta gọi là khả năng hoặc diệu kỳ rất có thể chỉ là vì trong cuộc sống của vật chất, của mùi tiền và những đấu tranh nhỏ nhen, ta đã thoái hóa mất rồi.

Cái mũi này có thể ngửi mùi da thịt của một người mà đoán tình trạng sức khỏe của họ. Chẳng hạn với mũi của tôi đã luyện qua, thì khi tôi ngửi mùi da thịt của ai đó, tôi có thể đánh giá được tình trạng của họ. Từ một khoảng cách xa (gần và xa cũng thế, như nhau), tôi sẽ phải đánh giá được trạng thái da thịt người ta là có phù hợp với các loại thịt của thế gian hay không, và có bệnh tật hay không.

Ở một mức cao, sau khi bạn đã luyện ngửi mùi thịt thành thục – đã ngửi thịt sống, xong luộc lên ngửi lại – chúng ta làm việc này khoảng 5-7 lần thì khi chúng ta ra chợ, nhặt một miếng thịt lên, chúng ta bắt đầu cảm nhận được, chúng ta biết được loại thịt nào tốt xấu; hay ngửi mùi người, biết được người nào có bệnh, người nào không, chuyện đó rất rõ.

Loại nào càng có mùi thơm dâng lên thì loại ấy là tốt. Loại nào đúng là mùi cá tanh bắn thành tia, rất mạnh, rất nhanh, mùi rất quyết liệt, sau đó thì hết là loại tốt. Nói đúng ra là thế này: THỊT CÀNG THƠM CÀNG TỐT, CÁ CÀNG TANH CÀNG TỐT

Nguyên tắc là thế. Đấy là kinh nghiệm người đi chợ!

Luyện xong cái mũi đấy thì bạn chỉ cần đưa lên, bạn chỉ cần cầm đến, bạn chỉ cần nhìn thấy, bạn có thể cảm giác được hàng nào là hàng bán thịt tốt rồi. Đấy là một cách luyện mũi tốt. Nó cũng có một điều bổ ích là, luyện được xong thì bạn không bị thu hút bởi mùi đấy, cũng không bị các mùi ấy làm cho suy mệt nữa. Vì thân thể để hít được mùi thịt cá là rất mệt, căn bản là sau khi ăn xong dễ bị mùi thịt cá xông ra ngoài. Nhưng khi bạn đã quen với đám mùi này rồi, thì ăn xong mùi thịt cá không xông ra ngoài thân thể. Bạn biết là ăn cá xong rồi, cứ thấy tanh mãi đúng không? Nhưng người đã luyện xong mũi, xong vị này rồi thì ăn cá xong, thân họ không phát ra mùi tanh. Hoặc chí ít, thân họ không phát ra mùi lâu nữa, phát ra trong thời gian ngắn thôi, nó lại hết.

***

CÁI MŨI THÔNG MINH THẤU TÌNH ĐẠT LÝ | OOPSY>

ĐỪNG BỎ PHÍ CÁI MŨI, HÃY TẬN DỤNG HƠI THỞ!

Biết ngửi mùi da tóc, có thể đoán định người tốt xấu! Biết ngửi mùi nắng gió, có thể thấu suốt sự Trời, Đất! Biết ngửi mùi vạn vật, tất cả hiện lên rõ ràng!

Mũi có khi còn tinh hơn mắt! Mũi có lúc thông minh lạ kỳ! Đọc đi, bạn sẽ thấy cả! 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147