Trang chủ Blog Sống khỏe

Từ thói tự sỉ nhục mình - ta đứng cách bệnh trầm cảm chưa đầy một bước chân (P.1)

By: OopsyAdmin, 2018-07-30 03:42:46

Đã có những ngày bạn chìm trong một tâm trạng kì lạ: không vui lắm, không buồn lắm, gần như thờ ơ với mọi thứ, thi thoảng nghĩ về những kỉ niệm rồi trào lên một cảm xúc mênh mang nào đó chưa?

Nếu những ngày như thế diễn ra thường xuyên, hẳn cũng có những ngày mà tâm trạng bạn như sụp xuống một vực thẳm. Bạn ở đó một mình, lạc lõng, không gian như màn sương đặc quánh, bạn khóc lóc, cảm thấy cô độc đến tận cùng.

Tất cả những cảm xúc và tâm trạng như thế đều là dấu hiệu của chứng bệnh mang tên “trầm cảm”. Có người chìm trong những cảm xúc uể oải miên man ngày qua ngày. Có người không chịu đựng được nỗi chán nản và tìm đến cái chết.

Còn với hầu hết mọi người, cạm bẫy trầm cảm thường nổi lên bất chợt trong cuộc đời. Giống như bóng đêm phủ lên tinh thần người ta vào những giai đoạn bất kì. Và một khi đã rơi vào tình trạng đó, thật khó chống đỡ lại.

Quái vật cảm xúc

Một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm ấy là thói tự sỉ nhục mình.

Người ta thường tự bôi xấu bản thân khi: 
- Kì vọng/  cưỡng ép mình trở nên tốt hơn
- Thất vọng vì hành động nào đó của bản thân vì đã không đạt được tiêu chuẩn mình muốn
- Không có ý chí thay đổi trong hiện tại.

Bạn biết không, nói với mình những lời tồi tệ và không tìm cách giải quyết vấn đề, cũng giống như liên tục uống thuốc độc hoặc tự đánh đập cho mình suy sụp vậy. Đây là cách nhanh chóng dẫn đến những cơn trầm cảm và khiến tinh thần đi xuống.

Trầm cảm có thể bắt đầu bằng nhiều dấu hiệu khác nhau. Tuy vậy, hãy biết là khi bạn có ý nghĩ bôi xấu chính mình, khiến tâm trạng trở nên cực kì tệ hại vì những ý nghĩ này, bạn đang tự đưa mình vào miệng một con “quái vật bóng tối” hung hãn đấy. 

TỪ THÓI TỰ SỈ NHỤC MÌNH - TA ĐỨNG CÁCH BỆNH TRẦM CẢM CHƯA ĐẦY MỘT BƯỚC CHÂN

Người ta không thể dùng sự yếu đuối để trở nên mạnh mẽ, không thể gặm nhấm khổ đau để đi đến hạnh phúc, không thể bình thản bằng những lời tự đay nghiến bản thân đâu. Thật lạ là chúng ta lại thường làm thế. 

3 gương mặt của quái vật cảm xúc

1. Năng lực liên quan đến thân thể: 

Ví dụ bạn ném trượt bóng lúc học bóng rổ do lực tay yếu, điều này không làm bạn trở thành “kẻ vô dụng”. 

Hay khi bạn cần bê hai thùng sách lúc chuyển văn phòng, nhưng mỗi lần chỉ bê được một thùng vì không đủ sức, thân thể chưa được rèn luyện để mang một khối lượng nặng hơn. Bạn đương nhiên cũng không vì thế mà thành một “kẻ bất tài”. 

Vậy tại sao bạn lại cứ dành cho mình những lời đay nghiến khắt khe? 

Hãy phân biệt giữa con người thật sự nơi bạn và giới hạn của thân thể mình nhé, cả với người khác cũng vậy;

2. Kiến thức hoặc kĩ năng: 

Cô bé thực tập mới vào làm chỗ bạn cực kì lóng ngóng trong nhiều khâu, khiến người trực tiếp làm việc cùng là bạn đôi khi rất khó chịu. Có điều cô bé này chưa từng làm những việc như ở đây bao giờ, vậy vấn đề hẳn là thiếu kĩ năng, chứ không phải cô bé ấy là người “không có năng lực”! Nếu bạn trách móc (âm thầm hay ngoài mặt) cô bé này, sớm hay muộn bạn cũng tự trách móc mình theo cách tương tự. Bởi cách chúng ta đối xử với người ngoài cũng là cách ta đối xử với mình đấy thôi; 

3. Sai sót trong phán đoán và đau khổ về cảm xúc: 

Mỗi lần muốn dằn vặt bản thân hay trách móc người khác, hãy nghĩ một chút đến cảm xúc và tình trạng nhận thức của họ và chính mình. Không thể bắt một người đang đau khổ phải hành xử như không có gì xảy ra, trừ khi họ cực kì tỉnh táo và vững mạnh, những người này hiếm thấy lắm. 

Tính toán sai một bước có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Tuy là có những tình huống hậu quả thật sự nghiêm trọng. Nhưng làm sao có thể kết luật rằng sai lầm trong phán đoán là minh chứng cho thấy một người là người xấu, phải vậy không?

Vậy tôi nên làm gì?

Hãy suy xét cả ba nhân tố này trước khi tự bôi xấu và kéo chính mình hay một ai đó vào hố sâu trầm cảm. Nhìn nhận và tách bạch được từng vấn đề là biểu hiện của một lí trí lành mạnh, trưởng thành và kiên định.

Hãy nhớ điều này: Nhận thức chính mình khác hoàn toàn với giày vò bản thân. Nhận thức là để sửa chữa. Giày vò là để thỏa mãn nỗi đau. Thỏa mãn nỗi đau chỉ làm nuôi lớn nỗi đau. Sửa chữa sai sót mới là chữa lành đích thực. 

Hãy chữa lành, đừng đày đọa mình nữa, nhé!

(Lược trích sách Bẻ răng con quái vật cảm xúc – James Biết Tuốt, một thành viên OOPSY)

Cảm xúc có thể hanh phúc, có thể u sầu, có thể làm bạn thăng hoa cũng có thể đẩy bạn xuống hố sâu tiêu cực. Tệ hơn là cả lúc hạnh phúc hay thăng hoa cũng chỉ là điều kiện cho những cảm xúc tồi  tệ hơn sau đó. Làm chủ được cảm xúc, bạn mới có thể làm chủ đời mình. Cuốn sách này cho bạn những chỉ dẫn thiết thực nhất để “Bẻ răng con quái vật cảm xúc”, có được trọn vẹn hạnh phúc!


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147