Trang chủ Blog Tâm lí trong kinh doanh

5 quy tắc cần nhớ cho một kết nối mạnh

By: OopsyAdmin, 2018-10-12 12:04:51

“Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” – African Proverb

Kết nối, không tự nhiên mà có, dù ta là người rất giỏi ở một chuyên môn nào đó hay tài năng được ban cho, thì kết nối thực sự là kĩ năng chịu khó học hỏi sẽ có được. Trước khi học các kĩ năng kết nối, chúng ta cần nhớ 5 quy tắc cơ bản sau

1. Quy tắc “buông bỏ là có được”

Khi tới một hội thảo hoặc bữa tiệc, chúng ta thường tự hỏi “Bữa tiệc này có thể cho tôi những gì? Mối quan hệ tốt? Tìm được tri kỉ?”. Kì thực đó không phải là điều chúng ta thật sự mong đợi. Hãy bắt đầu chuyển tư duy “Tôi được gì?” thành “Tôi có thể cho đi điều gì?”

Khi buông bỏ là có được, ta sẽ thấy được điều kì diệu trong cuộc sống tới một cách thú vị. Một ngày nào đó, một lúc nào đó, hãy thử chơi một trò chơi: Giúp 10 người trong vòng 3 tháng liên tục. Ai trong cuộc đời này đều cần giúp đỡ, nếu thấy được chỗ họ cần giúp là rất tốt rồi, lại có thể giúp được họ thì ta đúng là người tuyệt vời nhất đấy. Mình có thể giúp họ những gì? Giới thiệu cho họ những cuốn sách về kĩ năng để hoàn thiện bản thân hoặc chia sẻ số điện thoại của thầy dạy Yoga của bạn. Bất kể bạn làm gì, hãy nhớ rằng, giúp đỡ người khác không phải để nhận lại điều gì, mà là để học hỏi, và điều bạn học được sẽ bất ngờ lắm đấy.

2. Quy tắc “toàn tâm toàn ý”

Có vài người thậm chí còn không nhìn vào mắt bạn khi bạn đang rất tập trung cố nói chuyện với họ. Có thể bạn sẽ rất khó chịu với cách họ đối xử với bạn như vậy. Đừng vội bỏ cuộc, hãy xem lại quy tắc 1 – tập trung vào việc cho đi. Khi đó, thay vì việc khó chịu với người khác, bạn có thể dành thời gian “toàn tâm toàn ý” vào cuộc hội thoại với họ.

Để nắm bắt được tâm ý của họ, không chỉ có những câu hỏi để nhận câu trả lời mà chúng ta có thể lượm nhặt tâm ý thực sự từ những mẩu chuyện hoặc câu nói vu vơ của họ. Nhẫn nại với họ hay nói cách khác, hãy “toàn tâm toàn ý” với họ.

3. Quy tắc “mối quan hệ lâu dài”

Hãy nhớ rằng để những mối quan hệ đều cần có thời gian. Chắc hẳn chúng ta đều có những danh sách những mối quan hệ cùng thời gian: những người quen qua facebook, chị em họ hàng xa tít mù khơi, người bạn thân cấp 3 hay là một nhà tâm lí trị liệu cho cuộc sống của bạn,…

Có những mối quan hệ chỉ cần trong thời gian ngắn, không cần quá chú tâm nhưng vẫn cần để ý. Tới những mối quan hệ cần gắn bó lâu dài như một người bạn thân cấp 3, dù giờ cả hai không còn học chung, nhưng đó lại là người hiểu mình nhất. Vậy hãy giữ sợi dây kết nối đó. Bạn biết ai là người quan trọng trong cuộc đời bạn, hãy quan tâm tới họ.

4. Quy tắc “hứa hẹn”

Những lời hứa hẹn sẽ chỉ xoa dịu được tâm hồn của họ lúc này, nhưng sẽ để lại tổn thương mãi nếu như ta không làm được như vậy. Hãy biết rằng ta có thể làm gì, ta không thể làm gì. Nếu không thể làm vì quá bận rộn hãy nói “Không” – đó sẽ là lời nói chân thành nhất và ta sẽ trở thành người-được-tin-tưởng-nhất.

5. Quy tắc “khoảng lặng”

Luôn luôn cần phải giữ các mối quan hệ, điều đó không có nghĩa là lúc nào ta cũng phải gồng mình lên kết nối, quan tâm quá mức tới ai đó.

Nhiều lúc chính ta cũng cần thời gian để nạp lại năng lượng. Đột ngột ở ẩn không phải là ý kiến tồi, ta cần thời gian để nhìn lại bản thân, xem xét các mối quan hệ, tìm cách để cải thiện kĩ năng kết nối. Rồi trở lại một cách mãnh liệt nhất, lúc đó bạn chính là đang “cho đi”, “toàn tâm toàn ý”, “lâu dài” và “hứa hẹn”.

Chúc chúng ta có những mối quan hệ tốt lành!


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147