Trang chủ Blog Nhân cách

Lý Thuyết Về Hành Vi Thường Nhật (Routine Activity) Trong Nghiên Cứu Tội Phạm - Ai Ở Trên Mạng Xã Hội Cũng Chính Là Một Nạn Nhân Tiềm Năng

By: OopsyAdmin, 2022-02-08 12:05:12

Lý Thuyết Về Hành Vi Thường Nhật (Routine Activity) Trong Nghiên Cứu Tội Phạm

Ai Ở Trên Mạng Xã Hội Cũng Chính Là Một Nạn Nhân Tiềm Năng

.

Lý thuyết có cái tên nghe rất hiền lành, Routine Activity Theory – lý thuyết về hành vi thường nhật. Cái tên hiền lành vậy thôi, nó không hiền lành, nó cũng lại là một lý thuyết nghiên cứu tội phạm

Lý thuyết về hành vi thường nhật đã cung cấp một hiểu biết cực kỳ quan trọng. Tôi chỉ tóm tắt hiểu biết đấy thôi, hiểu biết mà bất kỳ ai học xã hội học cũng phải biết

Để cấu thành nên sự phát tiết căng thẳng,

Thứ nhất cần phải có một người, hoặc nạn nhân đấy phải ở trong trạng thái có thể bị gây án. Đấy là cộng đồng có nỗi đau. Một trạng thái dễ dàng bị gây án

Thứ hai là có người muốn gây án với họ, muốn gây hại cho họ.

Và thứ ba là đối tượng bị hại không có khả năng kháng cự

Ba tiêu chí giống hệt như ba tiêu chí chúng ta tìm đối tượng để target ở trên mạng, tất cả những người chạy quảng cáo, những người bán hàng đều lưu tâm đến đúng không? Khách hàng có nỗi đau, tôi có thể bán hàng cho họ, và họ không có khả năng kháng cự. Bóc bức tường của họ, đơn giản vậy thôi

.

Lý thuyết này trông rất bình thường. Họ cho rằng trong đời sống thường nhật, khi một kẻ muốn gây án, nó sẽ bắt đầu đi tìm mục tiêu, đi tìm nạn nhân của nó. Đây là chu trình bất kỳ, một con thú săn mồi đi tìm con mồi của nó, và chúng ta đừng coi thường điều này. Chúng ta sẽ gặp những con thú săn mồi ở đâu?

Bất cứ đâu trong cuộc đời này. Một ông sếp đi tìm một nhân viên dễ bắt nạt nhất để bắt nạt. Chúng ta có thể gặp họ đúng không? Một người muốn đè nén một người khác, một người muốn đập một người khác, một người muốn chửi một người khác. Chúng ta gặp họ thường xuyên mà

Cho nên tại sao bố mẹ hay trút vào con cái những nỗi bất lực với xã hội? Đơn giản vì đấy là con mồi dễ tìm nhất. Còn nếu như con mồi dễ tìm hơn thì đã không đến nỗi thế. Nếu như bình thường ở cơ quan mà người bố dám chửi lại ông sếp, thì về nhà đã không chửi con, thậm chí về nhà yêu con hơn. Đấy là lý do những người xã hội đen, họ quen phát tiết với người ngoài thì về nhà lại rất yêu thương vợ con. Xác suất họ yêu thương vợ con cao hơn hẳn người bình thường. Bởi vì họ phát tiết xong rồi, phát tiết căng thẳng xong rồi, họ đi gây sự với một thằng ất ơ nào đó thì về nhà lại yêu vợ con hơn (Không khuyến khích mọi người đi làm xã hội)

.

Chúng ta quay lại một trạng thái có thể bị gây án, tức là một trạng thái bao gồm rất nhiều những tiêu chí mà lát nữa chúng ta sẽ tìm hiểu về nạn nhân học – Victimology. Một trạng thái có thể trở thành nạn nhân, thứ hai là có người muốn trở thành thủ phạm, và thứ ba là trong hoàn cảnh không bị quản thúc, không có khả năng kháng cự

Đối với trạng thái không có khả năng kháng cự, chúng ta sẽ đi đến một khái niệm có tên là social control – kiểm soát xã hội

Kiểm soát xã hội là gì? Tất cả các hệ thống xã hội, tất cả các tổ chức đều đưa ra quy định, luật lệ nhằm làm cho các thành viên của mình chấp nhận trật tự. Đơn giản như gia có gia pháp, tức là trong nhà có luật ở nhà, mà ra ngoài trường có luật ở ngoài trường, bất cứ học sinh nào vi phạm luật của nhà trường đều sẽ bị bắt lại, bị trừng phạt, viết bản kiểm điểm, bị đuổi học đúng không? Đó đều được gọi là social control, tức là kiểm soát xã hội đối với cá nhân đấy

Có hai loại kiểm soát xã hội: formal social control, tức là một dạng trí thức hóa, chẳng hạn pháp luật hay trường quy hoặc cái gì tương tự thế; và thứ hai là một dư luận định kiến – informal, tức là nó không chính thức nhưng ai cũng phải chấp nhận nó. Đơn giản như tôi không được đánh nhau với người già, tôi không được gây sự với phụ nữ có thai, nếu tôi thấy người già tôi phải nhường chỗ trên xe buýt. Những chuyện đấy không có luật nào cả, nhưng tôi tự nguyện làm. Còn nếu tôi không làm thế, một thằng thanh niên không làm thế thì thật đáng trách, đúng không? Chúng ta quen điều đấy rồi

.

Những nạn nhân của mạng xã hội có thể được bảo vệ nếu như có một luật bảo vệ họ trên mạng xã hội, một luật chính thức, một luật phi chính thức, một trạng thái target harden, tức là gì? Những đối tượng ở trên mạng xã hội có khả năng tự làm mình thông minh hơn và có khả năng đề kháng trước những sự tiếp cận không chính đáng tới mình. Nhưng về căn bản, chúng ta biết đây là cái khó nhất. Chẳng ai dạy chúng ta là lên mạng xã hội phải sống thế nào

Chúng ta cứ việc lên mạng xã hội từ bé thôi, và chúng ta chấp nhận nó từ bé, chúng ta làm sao còn kháng cự được nó? Khi chúng ta đã lớn thì nó xuất hiện với chúng ta như thể một tay thợ săn, chúng ta chưa từng gặp tay thợ săn này nên nó săn chúng ta một cách rất dễ dàng. Tôi chưa từng phải đối mặt với nó và vì thế tôi bị nó tiêu diệt. Từ bé tôi làm quen với nó nên tôi không đặt ra vấn đề để chống cự nó. Trong nhu cầu về chống trả tội phạm, đối tượng tự làm mình trở nên đáng sợ hơn, kiểu như con nhím thì có lông nhím. Khi chúng ta lên mạng xã hội, chúng ta chẳng có cái lông nhím nào

Và chúng ta phải biết là khi chúng ta xù cái lông nhím trên mạng xã hội, thì chúng ta bị những cái gai đâm vào chính mình. Khi một ai đấy chửi chúng ta mà chúng ta cũng chửi lại nó, chúng ta sẽ mất cả một ngày đau đớn và chúng ta sẽ không quên được cảm giác đấy. Tôi càng phản ứng tôi càng chết, mà tôi không phản ứng tôi cũng chết, cách duy nhất là tôi quit mạng xã hội đi chơi. Nhưng chúng ta lại không làm thế được, mạng xã hội là cách chúng ta sống và làm việc với đời, đúng không?

.

 

Tất cả những sự bảo vệ chính thức chúng ta hiện không có, sự bảo vệ phi chính thức chúng ta cũng không có, ai cũng có thể nói và có thể kiên trì với thông điệp của mình trên mạng xã hội. Tôi có thể nói một điều vô lý và tôi bảo vệ điều vô lý đến cùng trên mạng xã hội mà không gặp cản trở nào, không có điều thách thức trước việc bảo vệ sự vô lý của mình

Đơn giản thế này, tôi cãi nhau với bạn, tôi lên mạng bảo: “Mày là thằng chó!” Rất nhiều người vào like, chỉ cần có một người like, tôi sẽ được ủng hộ là tôi đang làm đúng. Anh ta vào nói là “Cậu đừng chửi tôi, cậu nói như thế là mất dạy” – “Tao mất dạy làm gì được tao?” Chúng ta có một cuộc đối thoại dài dằng dặc dằng dặc trong phần bình luận, và chúng ta cảm giác mình được chính thức hóa. Tội ác đã được chính thức hóa, và con mồi của chúng ta ngày càng có xu hướng chửi lại. Thực ra việc chửi lại là gì? Không phải việc chửi lại ấy thành công hay không mà là chính cậu ta cũng sẽ biến thành một con mồi mới ở trên mạng xã hội. Và trạng thái đấy gọi là awareness, tức là khả năng nhận thức về những tác động của mạng xã hội, chúng ta không có khả năng đấy

Cho nên để một đối tượng, chẳng hạn đối tượng bị hiếp dâm, một đối tượng bị ăn cướp, một đối tượng bị bạo hành, họ phải có một trong bốn cái này: Hoặc là họ có xã hội bảo vệ, hoặc là họ có định kiến bảo vệ, hoặc là họ tự làm mình trở nên hoành tráng hơn để họ tránh được tất cả những sự xâm phạm từ xã hội, hoặc là họ tự ý thức được cách để thoát ra khỏi chuyện này. Nhưng đây là bốn điều mà không ai lên mạng xã hội có được. Ai ở trên mạng xã hội cũng chính là một nạn nhân tiềm năng. Chúng ta bán hàng trên mạng xã hội là tốt nhất, bán thương mại điện tử là tốt nhất bởi vì bất kỳ ai cũng trở thành nạn nhân được. Chúng ta không thể đề phòng cái gì cả, làm gì có gì giúp chúng ta đâu

Nhưng một nạn nhân đời thực, chúng ta muốn chống lại một thằng xã hội đen. Trong xóm chúng ta có một thằng nghiện, điều quan trọng là mỗi lần đi qua nó, chúng ta có thể dựa trên formal – “Nếu mà mày chạm vào tao sẽ báo công an”, nó sẽ tránh xa chúng ta ra. Hoặc informal nữa là gì? “Cả xóm biết mày là thằng nghiện, đừng động vào tao”. Cách này rất thành công. Hoặc là target harden, đi qua mình gồng lên một cái, “Bố mày tập thể hình”, nó cũng sẽ khác. Hoặc là chúng ta có awareness – nhận thức là thằng nghiện đang ngồi đấy thì mình tránh đi đường khác, có sao đâu. Nếu chúng ta có bốn điều đấy thôi, rất là dễ. Nhưng khi chúng ta lên mạng xã hội, cả bốn điều này đều hoàn toàn thiếu vắng. Không ai trang bị cho chúng ta cách tự vệ cảm xúc 4.0 cả, hoàn toàn không có. Và chúng ta chẳng hiểu gì, không có hiểu biết gì về kẻ gây án, chúng ta chấp nhận kẻ gây án này một cách cực kỳ dễ dàng. Tham gia bất kỳ hội nhóm nào, đọc thông tin của nó, cười cùng nó, chấp nhận sự hủy hoại hoặc những thông điệp ngớ ngẩn của nó, không có gì để chống cự lại. Ở nơi đấy chúng ta chấp nhận sự điên rồ của người khác, và biến nó thành sự điên rồ của mình

Theo lý thuyết routine activity, để tạo ra một nạn nhân thì chúng ta phải loại bỏ bốn rào cản này để nạn nhân đấy trở thành nạn nhân thật sự trước khi bị săn. Và lý thuyết routine activity còn có một điều rất đặc biệt thế này, ai đã có xu hướng không được bảo vệ thì đều sẽ trở thành nạn nhân. Tức là nếu anh có tiềm năng trở thành nạn nhân, anh nhất định sẽ trở thành nạn nhân

.

(Trích sách TỰ VỆ CẢM XÚC.4.0  - Tác giả BÁT NHÃ

 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147