Trang chủ Blog Sống khỏe

ÁNH MẮT liên kết trái tim: cách để một người KHÔNG BAO GIỜ đối đầu, thù địch và căm ghét bạn

By: OopsyAdmin, 2020-05-18 12:42:02

(Tìm đọc bài tập thứ nhất: Nhìn 120 độ: đôi mắt dõi theo ấm áp, cuốn sách MẮT SÁNG NHƯ SAO SẮC BÉN NHƯ DAO của OOPSY)

---

Bài tập thứ hai: NHÌN 180 ĐỘ: QUAN SÁT KẺ ĐỨNG Ở GÓC KHUẤT!

TỪ GÓC KHUẤT ĐẾN TẤT CẢ TRÁI TIM

Mức thứ hai, mức này chỉ áp dụng được sau khi đã hoàn thành cái nhìn 120 độ: Nhìn 180 độ, chúng ta gọi là QUAN SÁT KẺ Ở GÓC KHUẤT

Khi chúng ta gặp một người bình thường mà chúng ta muốn quan sát họ từ góc khuất, đầu tiên là chúng ta gặp họ, rồi chúng ta đi ra đằng sau, chúng ta nhìn từ đằng sau. Lúc ấy chúng ta đã luyện xong con mắt quan tâm chăm sóc rồi, nên chúng ta dừng ở một điểm nhất định. Khi bạn đang ở góc 180 độ của một người thì bạn luôn luôn có thể khống chế được con mắt của họ

Như thế nào là góc 180 độ? Cách xác định không có gì khác trò đầu cả (và nên nhớ là cách xác định này áp dụng ở các trò sau nữa): Lấy tay trái làm trục 0 độ, chúng ta lấy trái tim làm gốc. Bạn vẫn còn nhớ chứ?

Bạn thử đi vòng quanh một người và đứng góc 180 độ so với họ, bạn sẽ thấy là bạn luôn luôn cảm giác được họ đang định làm gì. Bạn cảm giác được cái thân này định cử động như thế nào

Bài tập thứ nhất là dõi theo một người, bài tập thứ hai này là luôn hình dung-tưởng tượng để xem một người đang làm gì, cảm giác thân họ đang định động hay không, tay chân họ đang định làm gì

Hãy thử mà xem:

        (i) Đi 360 độ quanh một người, cứ nhìn vào người ấy, nhìn vào con ngươi, nhìn cả vóc dáng của người ấy

Nhớ nhìn vào con ngươi rồi đứng khoảng 180 độ với người ấy. Đầu tiên đứng trước mặt người này, sau đó quay lưng về phía họ, rồi đứng ở góc 180 độ so với họ thì dù ở đâu bạn cũng thấy họ ở trong góc 180 độ

Thấy không? Bạn cảm nhận được trạng thái thân thể của người ấy đang muốn cử động hoặc không chứ? Cảm nhận này rất rõ đúng không?

Khả năng nhìn 180 độ này là khả năng luôn luôn cảm giác được đối phương đang định cử động thế nào hay không. Đây chính là một loại như “Y nhãn.” Ngày xưa khi bắt bệnh, bác sĩ đứng bên cạnh người ta, họ không bao giờ ngồi ở trước mặt như trong phim đâu. Người ta đưa tay lên, bác sĩ bắt mạch ở góc 180 độ. Trong rất nhiều tài liệu, kể cả tài liệu Trung y bây giờ, người ta vẫn cố gắng luyện được Y nhãn, nhưng người ta không biết luyện thế nào

Chỉ cần cầm vào vùng Cao Cốt ở cổ tay, chạm vào đấy thôi, sẽ hoàn toàn cảm nhận được toàn bộ tim mạch đang vận động ra sao, bên trong huyết mạch đang ứ nghẽn ở chỗ nào. Bạn thử cầm cổ tay phải của một người mà xem. Chạm vào sẽ cảm giác được trong thân mạch này đang như thế nào. Rất nhanh thôi, đừng chìm vào nó lâu quá. Chỉ cần chạm một lúc là cảm giác được

Đây là một dạng Y nhãn, cảm giác được thân huyết người ta đang định vận động như thế nào. Nó giống như các dòng chảy bên trong.

Vùng Mệnh Môn nằm ở gò Cao Cốt (ở cổ tay, phía dưới ngón tay cái). Chạm vào nó bạn sẽ thấy

Nhớ đứng 180 độ, đứng ngang ngang

Bạn cảm nhận được không? Cảm nhận được khí huyết chảy như một đường ống xuyên suốt với nhau, cảm nhận một sự vận chuyển, lưu chuyển chứ? Có thể ban đầu bạn thấy trôi trôi. Nhưng phải thấy ở trong mắt, mọi thứ đang vận chuyển. Bây giờ chúng ta không còn thấy gương mặt nữa, chúng ta cảm nhận được một cái gì đấy đang kết nối, đang chảy

Đa phần những người khó cảm nhận là chưa có khả năng dõi theo người khác. Bạn phải thật sự có con mắt dõi theo. Đúng hơn là chúng ta đang học cách quan tâm đến mọi người đấy. Đầu tiên là quan tâm đến sự xuất hiện của họ, bây giờ quan tâm đến sức khỏe của họ

Giờ bạn hãy thử cầm tay một người và đứng theo góc 180 độ, chạm vào gò Cao Cốt, nhắm mắt lại. Bạn hãy nghĩ đến nó như một cái ống nước, đang được đổ nước vào, xem ống nước đấy chảy nhanh hay chậm. Bạn có nhìn thấy không? Cảm nhận được sự lưu chuyển chứ?

Bạn còn có thể tự luyện với bản thân, đứng 180 độ với bản thân ở trong gương, xong chạm vào trong gương: “Mình cảm nhận được mình là một dòng chảy.”

Tiếp tục với phương pháp 180 độ này. Sau khi bạn đi quanh một người từ đằng trước ra đằng sau, một vòng 360 độ, thì bạn định thân vào một chỗ và nhìn vào hai vai của người đấy

Bạn nhìn kỹ vào hai vai, vì hai vai là một cái đỉnh của sự vận động. Huyệt Kiên Tỉnh nằm ở trên vai, biểu hiện cho sự vận động của toàn bộ thân thể. Nhưng tất nhiên, chúng ta không cần biết đến huyệt Kiên Tỉnh, chúng ta chỉ nói qua thế thôi

Điều chúng ta cảm nhận ở đây là toàn bộ thân thể này giữ thăng bằng thông qua hai vai. Giống như nói chuyện võ thuật, ấn vào vai một người, vai sẽ lập tức nghiêng rất nhanh. Nên ví dụ chúng ta để tay trên vai một người, chúng ta chỉ cần đẩy một cái thôi, đẩy ra đằng trước, đẩy ra đằng sau, tất cả đều dựa trên sự cân bằng của hai vai này

Hai vai này chính là hai cái gánh, cuộc đời mà đè lên một người là đè vào gánh nặng của người đấy

Khi chúng ta ở bên cạnh một người, chúng ta sẽ cảm nhận được thân người ta vận chuyển thế nào. Nhưng trong bước này, chúng ta đang cố gắng cảm nhận nỗi khổ của họ, trong lòng họ có đau đớn hay không, họ có khổ tâm hay không, chúng ta chỉ xem ở mức Có hay Không thôi

  1. Sau khi chúng ta nhìn vào hai vai, chúng ta tập trung hai vai, đến khi chúng ta nhắm mắt lại, chúng ta vẫn thấy từ gương mặt của họ kết nối với hai vai, giống như một HÌNH TAM GIÁC

Ba điểm – như chỉ còn một hình tam giác: Một điểm trên trán, hai điểm ở hai đầu vai. Bạn nhắm mắt lại xem có thấy tam giác này không? Khi chúng ta nhìn thấy tam giác là bước thứ hai của chúng ta đã thành công

Bước thứ nhất là đi vòng xung quanh. Bước thứ hai là hình dung ra tam giác sau khi nhìn vào hai đầu vai kết hợp với đỉnh đầu

  1. Bước thứ ba, chúng ta hãy mở mắt ra, giờ chúng ta hãy nhìn họ. Chúng ta hãy đến gần gần, cách họ khoảng 1,5 đến 2 mét và chúng ta hãy cảm nhận

Sau khi chúng ta đã nhìn ra được tam giác khổ sở của họ, tam giác cân bằng cuộc đời của họ, thì trong khoảng hai mét trở lại, chúng ta sẽ cảm nhận được điều có trong trái tim họ. Và đấy là lúc chúng ta có thể nhìn thấy trái tim họ đang đập

Hãy thử làm xem, bạn có nhìn thấy trái tim đang co bóp không? Phương pháp này phải dùng đến hình dung và tưởng tượng, tức là phải chấp nhận được hình ảnh đấy xuất hiện, và có thể nghĩ đến sự vận động của nó

Bạn có nhìn thấy trái tim người ấy đang co bóp không? Bạn có cảm nhận được nó đập vì đau đớn hay vì vui vẻ hạnh phúc không? Nó có một chút đau đớn, một phần giải thoát, một chút mơ mộng. Nó có mỗi thứ một chút. Nếu tinh ý, bạn đều đọc ra được cả

Ở bước thứ ba này, điều cần lưu ý là gì? Điều cần lưu ý là tồn tại cả hai điều này:

  • Bước thứ ba này, khi chúng ta đứng đối diện với họ, cách họ khoảng 1,5 đến 2 mét thì việc chúng ta đang làm là cảm giác họ đang đứng ở ngang mình. Họ ở trước mặt mình, nhưng lại cảm giác họ đứng ở ngang mình. Nó rất đặc biệt đúng không? ;
  • Và sau đấy tam giác của họ xuất hiện, trái tim của họ nằm trong trung tâm của cái tam giác đấy. Trái tim này đang đập, giống như chúng ta thấy một hình ảnh động, nó đang chảy

Chúng ta cảm thấy trái tim này phát ra tín niệm đau đớn hoặc không, mệt mỏi hoặc không. Bạn có cảm nhận được không? Và chúng ta phải nhớ là, dù ở trước mặt họ hay không nhìn thấy họ, chúng ta vẫn thấy họ đang ở bên cạnh mình. Bạn có thấy người ta luôn luôn đang ở cạnh mình không?

  1. Bước thứ tư để hoàn thành điều này, đấy là chúng ta nói với người ta một câu

Ví dụ, chúng ta đến chào họ, và chỉ cần họ đáp lại trong lúc chúng ta đang nhìn thấy trái tim thôi, thì con mắt của chúng ta sẽ liên kết với trái tim của họ. Chẳng hạn, hãy nói là: “Bạn khỏe không?”, bạn có cảm giác trái tim họ liên kết với mắt bạn không?

Cảm giác trái tim họ luôn nằm trong mắt bạn. Bây giờ nó không ở trong tâm điểm của tam giác nữa mà giống như thu vào trong mắt bạn. Bạn cảm giác được nhịp đập và cảm giác được thân thể người ta ở trong mắt mình. Bạn thử đến nói chuyện với họ đi, một câu thôi cũng được

Bước này rất kỳ lạ, khi chúng ta làm như thế, chúng ta thật sự có thể “kề vai sát cánh” với mọi người. Kề vai sát cánh là cảm giác người ta không ở trước mặt mình mà ở bên cạnh mình, hoàn toàn đáng tin và thấu hiểu mình

Bạn cứ thử nói chuyện với họ đi, cảm nhận trái tim ấy tồn tại. Bạn có thấy hình trái tim không? Nếu chưa hình dung nổi trái tim thì tìm trên mạng xem hình trái tim nhé. Hình ấy trông hơi máu me nhưng rất thực tế đấy!

Nên nhớ, nhất thiết phải giao tiếp – đó là bước cuối cùng. Lúc này giọng nói của người đấy sẽ biến thành nhịp tim. Cụ thể bước cuối cùng là thế nào? Đừng vội

  1. Đến bước cuối cùng, hoàn thành bốn bước trên, bạn hãy nhắm mắt lại. Nhắm mắt lại và cảm thấy người kia đang ở ngay bên, kề vai sát cánh, tức là giống như ngồi bên cạnh bạn

Bạn có thấy được ánh mắt của họ giống như đang nhìn bạn không? Đấy là ánh mắt cực kỳ quan trọng. Lúc bạn thấy được ánh mắt người ấy đang nhìn sang mình và mỉm cười, đấy là bởi vì thực ra trong trái tim họ đang mỉm cười với bạn. Từ lúc này bạn với người kia không bao giờ là kẻ thù của nhau được nữa, như người ta hay nói trên chính trường là “Không có kẻ thù mãi mãi.” Lúc này, hai người đã hoàn toàn liên kết. Khi chấm dứt bài tập này, bạn bắt đầu học được cách thật sự chia sẻ với cuộc đời của người khác. Bài tập thứ nhất để chúng ta biết thế nào là dõi theo và trân trọng, còn bài tập thứ hai dùng để thấu hiểu và đồng cảm

Thế là bạn đã liên kết với trái tim của người kia. Bây giờ người kia dù làm gì bạn cũng biết, cũng cảm nhận được nhịp tim thay đổi. Đây gọi là “Chiếu đến.” Đây là mức thứ ba, sau “Chỉ” với “Quán,” sau hình dung và tưởng tượng thì bước thứ ba là “Chiếu,” tức là soi rõ

Lúc này bạn tưởng tượng đến, soi chiếu đến có thể lập tức thấy người ta ở bên mình rồi, luôn luôn có thể ở bên mình. Tuy nhiên, đừng trò chuyện với cái người hiện ra bên-mình đấy nhiều, vì nó có thể sinh ra Huyễn. Chỉ cần bạn cảm giác được người đó ở ngay bên cạnh mình, thế là đủ

MỘT CÁCH GIAO TIẾP TRONG VÔ HÌNH

Nói chung đến bước giao tiếp thì có rất nhiều trạng thái cảm nhận khác nhau, người nào thử đều sẽ thấy

Thật ra, bạn nghĩ mà xem, những người bình thường khi nghe đến ba phép Chỉ, Quán, Chiếu này thường cảm giác nghe rất giống như là tưởng tượng, giống như Huyễn tượng. Nhưng trong cuộc đời chúng ta chưa từng học cách dõi theo một người, chưa từng học cách đồng cảm với một người, chưa từng hiểu cái đau khổ lẫn sự cô độc của một người. Bước này khiến bạn chú tâm đến điều này hơn, và đây chính là thành công của đôi mắt

Khi đã luyện qua hai điều này rồi, đôi mắt bạn không bao giờ nhìn con người như trước nữa. Nếu trong đời có một lần chúng ta luyện được một đôi mắt có thể trân trọng người khác trong ánh nhìn, có thể hiểu thấu đau khổ người khác trong một ánh nhìn, kể ra đấy cũng là may mắn quá rồi còn gì, đúng không?

Khi luyện phép nhìn 180 độ này, chúng ta cũng thực hành với từ năm đến bảy người. Có những người phải thực hành đến 10 người thì mới tinh thông được. “Tinh” tức là đạt đến mức rất cao trong việc luyện mắt ở đây rồi, “thông” tức là có thể sử dụng nó một cách bình thường, sử dụng nó tùy ý – gọi là tinh thông. Nhiều nhất cũng chỉ cần 10 người thôi, chúng ta đã đạt được mức độ rất tinh thông rồi

Chuyện ấy không dễ dàng. Trong lúc làm chúng ta sẽ thấy có một chướng ngại. Đấy là bước thứ nhất chúng ta luyện còn chưa “ra hồn,” thì chúng ta đã luyện sang bước thứ hai rồi, thường là người ta rất mất kiên nhẫn. Luyện bài 120 độ để tập dõi theo người khác chỉ được khoảng ba lần, người ta bắt đầu đã thấy chán lắm rồi, chuyển thử sang bài kia xem thế nào, cho nên bài thứ hai thường gặp khó khăn. Nhưng nếu chúng ta luyện xong bài thứ nhất thì bài thứ hai sẽ đỡ hơn

Có thể đôi lúc chúng ta vẫn gặp khó khăn thế này: Trong lúc đang luyện nhìn thì cảm giác rất khó liên kết, cảm giác không nhìn thấy được, không hình dung được. Thậm chí trong tâm còn nổi lên nghi ngờ, chẳng tin vào chuyện đấy. Nhưng tất nhiên lúc đấy, chúng ta cũng nên nghĩ một điều: Chúng ta không tin vào điều đấy, thế chúng ta tin vào điều gì? Bạn tin là nhìn được bằng mắt này, cái gì thấy được là thấy, thế là hết? Mắt chỉ để nhìn – hết? Thế thì chúng ta đánh giá rất thấp mắt, đúng không?

Nếu mắt chỉ để nhìn, vậy thì có vẻ là chúng ta được thiết kế một đôi mắt quá phức tạp rồi. Có quá nhiều dây thần kinh, quá nhiều bộ phận khác nhau mà bất cứ ai học Y học sơ đẳng về mắt cũng cảm thấy mắt quá phức tạp, chỉ cần nhớ được tên các bộ phận cấu thành mắt đã không tưởng tượng nổi rồi. Có vẻ đôi mắt chúng ta hơi phiền phức nhỉ? Thế nhưng chúng ta đã thấy là đôi mắt có những khả năng của nó và có sự diệu kỳ của nó. Nếu bạn thực sự muốn dùng nó để thấu hiểu về nó, bạn hãy học. Và vượt qua tất cả những chướng ngại về tâm cảm một chút, bạn sẽ đạt đến nó dễ thôi

Hãy biết rằng, trong trò này, nam nữ đều luyện được. Bài thứ nhất nên chọn người khác giới, bài thứ hai thì đều như nhau. Vì với bài luyện này, mắt chỉ lắng nghe trái tim chứ không nhìn khuôn diện!

---

Đây là bài tập thứ hai: NHÌN 180 ĐỘ: QUAN SÁT KẺ ĐỨNG Ở GÓC KHUẤT trong cuốn sách MẮT SÁNG NHƯ SAO SẮC BÉN NHƯ DAO | OOPSY>

Ấu thơ, mắt người ta thật trong sáng, trước sự đời đều ngạc nhiên. Có người muốn giữ mãi cái ngạc nhiên đó, thành ra cứ ấp ủ một hoài niệm ấu thơ, sống đời dang dở. Trưởng thành, mắt người ta phải sắc bén, trước mọi việc phải thấu suốt. Kẻ nào không có nổi cái nhìn thấu suốt ấy, đều phải đau tiếc cho chính đời mình, không có tương lai. Đôi mắt là một thứ não bộ! Ánh mắt là một loại tư duy! Kẻ nào chưa biết cách rèn luyện đôi mắt, thì não bộ kém phát triển. Kẻ nào chưa một lần mài sắc ánh mắt, thì tư duy cũng cùn mòn. Đừng đem đôi mắt vào những thứ giải trí trên mạng, càng thế mắt càng vô dụng!

Hãy luyện đôi mắt ấy thành vũ khi trước cuộc đời tăm tối. Dù là ai, ta đều phải có: Mắt sáng như sao, sắc bén như dao!


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147