Trang chủ Blog Tâm lí trong kinh doanh

Phải làm gì để giảm áp lực nơi công sở?

By: OopsyAdmin, 2018-07-14 02:22:47

Không gian làm việc là một không gian mà ở đó chúng ta làm việc, giống như một cơ quan, phòng ban, xưởng, nhà máy... Ở nơi đó, ta được giao việc từ những người chủ (hay gọi là người thuê mướn), hoàn thành công việc và cái ta nhận lại được chính là tiền lương. Đây có thể hiểu là một định nghĩa giản đơn nhất về không gian làm việc. 

Về nguồn gốc, không gian này được hình thành từ thời rất xa xưa, khi con người dần có ý thức về hình thành các mô hình tổ chức xã hội, phân lập ra các giai tầng khác nhau trong đó. Thay đổi qua nhiều năm tháng, phù hợp với từng thời kỳ, giờ đây trong thế giới hiện đại này, không gian làm việc đã lột xác và tự nâng mình lên một nấc, với một cái tên quen thuộc mà ta hay biết đến: Môi trường văn phòng công sở. Đây là một loại không gian kín, đóng gói con người trong một môi trường chật hẹp, cũng có thể coi một xã hội thu nhỏ với đầy đủ các mẫu người tụ họp, thậm chí còn được đánh giá là “cao cấp” và “đáng mơ ước” hơn các môi trường làm việc khác.

Những huyền thoại văn phòng như sếp và thư ký chắc hẳn đã quá quen thuộc trong tâm trí của bạn rồi phải không? Quả thật, hiện nay người làm công phải chịu rất nhiều sức ép trong suốt quá trình làm việc. Bạn càng ở vị trí cao, sức ép lại càng lớn, cả vì kết quả công việc lẫn mối quan hệ với đồng nghiệp (cấp trên lẫn cấp dưới). Đã có nhiều nghiên cứu về sự căng thẳng trong công việc, nhưng lại chưa nhiều các nghiên cứu tập trung đi sâu vào sự căng thẳng của những người quản lý – những người phải chịu rất nhiều áp lực, căng thẳng thuộc loại bậc nhất từ không gian kín chật hẹp kia. Vì thế để hiểu những gì môi trường công sở tác động lên những con người trong đó, chúng ta hãy thử tìm hiểu một nghiên cứu tâm lí về các nhà quản lý giỏi giang, xuất chúng.

Áp lực và căng thẳng của những nhà quản lý 

Ở đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về nghiên cứu của giáo sư Astrid M. Richardsen và Stig Berge Matthiesen tại Trường kinh doanh BI Norwegian đã phân tích các phản hồi từ hơn 2900 nhà quản lý Na Uy. Nghiên cứu đánh giá bốn yếu tố chính gây ra căng thẳng: 

• Áp lực thời gian và khối lượng công việc.
• Căng thẳng cảm xúc.
• Sự căng thẳng về vai trò trong công việc (mâu thuẫn trong vai trò giữa yêu cầu của cấp trên và cấp dưới).
• Xung đột về vai trò giữa công việc và cuộc sống riêng tư.

Hơn sáu trong số mười nhà quản lý Na Uy (61,8%) cho thấy rằng họ thường xuyên hoặc mọi lúc phải chịu sức ép từ thời gian hoặc khối lượng công việc nặng nề. Chỉ có ít hơn năm phần trăm nói rằng họ hiếm khi hoặc không bao giờ có áp lực về thời gian tại nơi làm việc. Các nhà nghiên cứu BI có kết luận rằng dù phần lớn các nhà quản lý cảm thấy áp lực nặng nề về thời gian trong công việc, nhưng có rất ít người gặp vấn đề về sự căng thẳng trong vai trò công việc, hoặc có xung đột về vai trò giữa công việc và cuộc sống riêng tư.

Áp lực nơi công sở

Sự căng thẳng về vai trò trong công việc

Chỉ có 5 trong số 100 nhà quản lý Nauy gặp phải sự căng thẳng về vai trò trong công việc thường xuyên hoặc mọi lúc, trong khi chỉ hơn một phần ba (36,6%) thỉnh thoảng cảm thấy điều này. Chỉ có một trên mười người quản lý (11%) thường xuyên hoặc mọi lúc gặp phải mâu thuẫn hay xung đột về vai trò giữa công việc và cuộc sống riêng tư.

Những người quản lý mà cảm thấy họ có thể kiểm soát tình hình công việc của mình và có quyền tự do quyết định, chịu ít căng thẳng về công việc và cảm xúc, đồng thời họ cũng chịu ít căng thẳng về vai trò công việc hơn so với những người quản lý không có nhiều quyền kiểm soát như vậy. Những yếu tố đóng góp phần lớn cho khối lượng lớn công việc và sự căng thẳng trong công việc của người quản lý là mức độ không thể dự đoán trước trong công ty và đơn vị họ quản lý, cùng với đó là số lượng những thay đổi đã được thực hiện trong các khóa học từng năm.

Những mối quan hệ tốt có thể giúp ngăn ngừa căng thẳng

Những nhà quản lý dưới áp lực công việc cao đã cho thấy hiệu suất làm việc và tính hiệu quả của họ ở mức cao, theo nghiên cứu cho thấy. Điều này có thể bởi vì họ chỉ đơn giản là dành nhiều giờ làm việc hơn.

Cần lưu ý rõ rằng người quản lý sẽ cảm thấy ít căng thẳng khi họ cảm thấy có mối quan hệ tốt với các nhân viên của mình, và các nhân viên thể hiện môt thái độ tích cực và tin tưởng đối với người quản lý.

"Điều tốt nhất mà người quản lý có thể làm để ngăn ngừa những căng thẳng trong công việc là hãy phát triển mối quan hệ thật tốt với các nhân viên dưới mình trong công việc", Astrid M. Richardsen khuyến cáo. Richardsen cũng tin rằng các nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc khi sếp của mình là người biết thấu hiểu và lắng nghe những khó khăn từ nhân viên của mình, đồng thời khi đó người quản lý sẽ cảm thấy ít căng thẳng hơn. Điều này có thể là bởi vì người quản lý tin tưởng vào nhân viên nhiều hơn và giao nhiều công việc hơn cho họ. Do vậy áp lực công việc sẽ giảm xuống.

Bốn yếu tố hay gặp gây ra sự căng thẳng

Sự căng thẳng có thể đến từ nhiều nguồn. Dưới đây là bốn yếu tố gây căng thẳng thường thấy:
• Sự căng thẳng có thể liên quan đến các yếu tố trong công việc (ví dụ: các yêu cầu công việc mà người quản lý phải đối mặt).
• Sự căng thẳng có thể do phản ứng của người quản lý đối với một tình huống công việc cụ thể (ví dụ như lo lắng về cách mọi người phản ứng, cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức).
• Sự căng thẳng có thể là về việc làm thế nào để giải quyết những công việc đầy thách thức hoặc mệt mỏi (ví dụ: làm việc chăm chỉ hơn, làm thêm giờ, mang việc về nhà).
• Mâu thuẫn trong việc cân bằng giữa thời gian dành cho công việc và thời gian gian dành cho bản thân, gia đình.

Theo các nhà nghiên cứu, sự căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cơ quan, tổ chức dưới hình thức ví dụ như giảm năng suất và kết quả kinh doanh tệ đi. Nhận thức về khối lượng công việc lớn và những căng thẳng trong vai trò có thể làm giảm lòng trung thành của người quản lý đối với tổ chức, khiến họ chán nản dẫn đến nhiều khả năng sẽ tìm công việc mới ở nơi khác.

Mười lời khuyên để quản lý căng thẳng

Astrid Richardsen và Stig Berge Matthisen tại Trường Kinh doanh BI của Na Uy đã chuẩn bị 10 lời khuyên dựa trên nghiên cứu có thể giúp các nhà quản lý giải quyết những căng thẳng trong công việc. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

• Xác định các nguồn gốc gây căng thẳng trong công việc. Kiến thức có thể giúp cho việc thực hiện các biện pháp quản lý đánh giá căng thẳng trở nên dễ dàng hơn.
• Nâng cao kiến thức tổng quát về sự căng thẳng. Các điều kiện khác nhau gây căng thẳng tương tác với nhau thế nào? Có thể làm gì về nó?
• Có lối sống lành mạnh. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và ngủ, tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh.
• Học cách nghỉ ngơi và thư giãn. Thư giãn cơ bắp, thiền có thể cho bạn biết cơ thể của mình có đang thực sự thư giãn.
• Quản lý thời gian hiệu quả hơn. Xác định những “kẻ trộm” thời gian, và cố gắng thoát khỏi chúng.
• Tăng cường, bồi dưỡng kỹ năng của nhân viên. Bằng cách này bản thân bạn sẽ chịu ít áp lực hơn, tin tưởng vào công việc sẽ được thực hiện tốt bởi các nhân viên của mình.
• Thiết lập các mối quan hệ để hỗ trợ bạn. Liệu bạn có ai đó để yêu cầu giúp đỡ và hỗ trợ khi bạn cần không? Có ai có thể lắng nghe cả niềm vui lẫn nỗi buồn của bạn? Hỗ trợ từ cộng đồng trong cuộc sống hàng ngày cũng rất quan trọng đối với người quản lý.
• Lập kế hoạch cho sự nghiệp của bạn. Đối với người quản lý, một công việc hoặc cam kết công việc tốt nhất là nên hoàn thành trước khi đến hạn. Việc duy trì quá lâu một việc có thể dẫn đến căng thẳng hoặc mệt mỏi không cần thiết.
• Chuyển công việc đúng lúc. Thực hiện việc chuyển đổi trong khi bạn vẫn kiểm soát tốt công việc và những căng thẳng liên quan đến nó.
• Tìm kiếm từ bên ngoài một sự giúp đỡ chuyên nghiệp nếu công việc trở nên quá căng thẳng, mệt mỏi. Những căng thẳng trong công việc nhiều khi có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, cả cho người phải chịu đựng trực tiếp lẫn người những người xung quanh.

Tham khảo: sciencenordic


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147