Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương

Danh mục: Sách Tinh Hoa

Mô tả ngắn:

Ta thường nghĩ kẻ lừa dối là thủ phạm, người bị lừa là nạn nhân. Nào có phải đâu, thủ phạm đích thực là TỔN THƯƠNG, nạn nhân đích thực là TẤT CẢ CHÚNG TA!

Để thoát ra khỏi cạm bẫy của tổn thương, mà cả kẻ lừa dối lẫn người bị dối lừa đều chỉ là nạn nhân mù mắt của trò dối trá, hãy đọc cuốn sách này, và khám phá: MỘT ĐẠI DƯƠNG CỦA NHỮNG NỖI ĐAU THẲM SÂU TRONG THIÊN TÀI NÓI DỐI!

Ta biết rằng những lời nói dối thật không dễ nhận biết. Thậm chí có thể mỗi lời ta thốt ra đều là nói dối, là hiểu nhầm, mê mờ so với sự thật là động lực ẩn sâu trong tâm lí. À, là tâm lí, thế giới ngay trong ta nhưng lại xa lạ khó tới. Nhưng dù tâm lí thăm sâu đến đâu, dù những lời nói dối trùng điệp đến mấy, vẫn luôn có cách đi đến cội nguồn sự thật.

 

Mua ngay

Mô tả chi tiết

Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương

Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương

Một đại dương của những nỗi đau thẳm sâu trong Thiên tài nói dối

Ai cũng phải giả trá trước chính mình lẫn cuộc đời, vì những vết thương hằn sâu trong tâm hồn lạc lõng chẳng dễ gì đối mặt, chẳng dễ gì nói ra…

Nhưng mấy ai biết được cái giá phải trả cho cuộc chạy trốn khổ đau đó là cả thanh xuân và trưởng thành?

VÌ HÓA RA, SỰ THẬT SAU CÙNG LÀ TỔN THƯƠNG

Ta thường nghĩ kẻ lừa dối là thủ phạm, người bị lừa là nạn nhân.

Nào có phải đâu, thủ phạm đích thực là TỔN THƯƠNG, nạn nhân đích thực là TẤT CẢ CHÚNG TA!

Để thoát ra khỏi cạm bẫy của tổn thương, mà cả kẻ lừa dối lẫn người bị dối lừa đều chỉ là nạn nhân mù mắt của trò dối trá, hãy đọc cuốn sách này, và khám phá:

MỘT ĐẠI DƯƠNG CỦA NHỮNG NỖI ĐAU THẲM SÂU TRONG THIÊN TÀI NÓI DỐI!

Ta biết rằng những lời nói dối thật không dễ nhận biết. Thậm chí có thể mỗi lời ta thốt ra đều là nói dối, là hiểu nhầm, mê mờ so với sự thật là động lực ẩn sâu trong tâm lí. À, là tâm lí, thế giới ngay trong ta nhưng lại xa lạ khó tới.

Nhưng dù tâm lí thăm sâu đến đâu, dù những lời nói dối trùng điệp đến mấy, vẫn luôn có cách đi đến cội nguồn sự thật.

Cuốn sách này đưa bạn đi đến thế giới của sự thật bị che giấu, thế giới mà ta thường chẳng đủ can đảm đương đầu: thế giới của tổn thương.

Hóa ra, sự thật sau cùng là tổn thương.

Hóa ra, chúng ta đều yếu đuối, đều cần được chữa lành. Và để chữa lành đầu tiên là thấu hiểu.

Hãy đọc cuốn sách này để thấu hiểu chính mình, thấu hiểu cho nhau, và cùng vượt thoát cạm bẫy tổn thương.

Trích đoạn hay nhất của cuốn sách

Nói dối, về căn bản, từ phía kẻ nói dối, là một sự hiểu nhầm, một sự hiểu nhầm chính những động lực của mình. Người ta bị đô thị kéo đi, bị cuộc đời xô đẩy. Chính vì tổn thương nên khi bộc lộ ra lại cốt ý đánh lứa kẻ khác. Vậy đâu mới là sự thật về lời nói dối? Tổn thương chính là sự thật ấy. trong khi tưởng đấy chính là mình.

Những tình cảm mà người ta nhớ nhất trong đời toàn là những tình cảm đầy tổn thương, dang dở, nuối tiếc.

Đôi lúc nếu muốn có một mối tình cảm gắn bó, chúng ta phải gây tổn thương cho người ta, từng chút một, rồi xoa dịu. Một quan hệ sẽ dễ đổ vỡ nếu sự khó chịu bị tích lại rồi đọt ngột một trong hai bên gây tổn thương cho bên còn lại.

Người không dám làm tổn thương bạn thì không có giá trị gì với bạn.

HÃY NHỚ: KHI TA LỪA DỐI AI, ĐẤY LÀ TA ĐANG TỰ LỪA MÌNH. KHI TA LÀM TỔN THƯƠNG AI, ẤY LÀ ĐANG TỰ LÀM TỔN THƯƠNG MÌNH!

Rốt cục, bí mật của nói dối là gì? Đấy là nó trao chuyển tổn thương từ người này sang người còn lại.

Sợ hãi mê mệt thì dễ sống hơn là mạnh mẽ quả quyết. Có người sợ mãi, lúc nào cũng than thở âu lo, vậy mà ta nhìn vào vẫn thấy họ đâu đáng lo, vẫn giàu vẫn công việc vẫn đáng ghen tị ngưỡng mộ. Nếu ta cần một đời sống bên ngoài đến mức thà quên đi nỗi sợ sâu thẳm còn hơn phải mất thời gian chiến thắng nó, nếu giá trị và phẩm cách của ta thật không đáng bằng cuộc sống ổn định giả tạo của vật chất, thì còn gì để nói nữa.

Cuộc đời tàn nhẫn này thật quá tàn nhẫn. Ta hiếm khi tìm được ai kiên nhẫn lắng nghe những tâm sự tỉ mỉ của mình. Càng hiếm nữa có ai có thể hiểu thấu trái tim mình. Và hiếm hoi đến cùng cực làm sao có ai đó đồng cảm với mình. Tất cả đều như đang tất bật, rất thật là tất cả đều hối hả chạy theo những mục tiêu của mình.

Phải, con người sinh ra để gây tổn thương nhau. Điều đau khổ hơn là, chúng ta vì sợ hãi mà gây tổn cho nhau. Cứ khi nào ta sợ hãi những thiếu sót mơ hồ của mình hoặc run rẩy trước những làn sóng cuộc đời, ta có nhu cầu dối trá, tự tôn, tự hạ thấp.

Kẻ ảo tưởng cầu tình là kẻ đã tổn thương đến mức đạt đến giai đoạn NÓI DỐI ẨN DỤ. Hắn là con thiêu thân của những mối quan hệ, là giọt nước mắt lăn mỗi lần bị người ta từ chối, là đau đớn dằn vặt mỗi khi thấy bạn bè không quan tâm đến mình.

Vậy thì là bình thường, hay không bình thường?

Hạnh phúc phụ thuộc vào nụ cười hay sự thờ ơ của người khác, thì là bình thường hay không bình thường?

Giống như bạn có một cái bóng mà hễ bạn bắt đầu nói thì cái bóng cũng bắt đầu nói, và giọng nó còn to hơn giọng bạn, thế là mọi người chỉ nghe thấy giọng cái bóng, không nghe thấy giọng bạn nữa. Cơ chế làm cái Chân ngã biến mất cũng gần giống như thế.

Tổn thương không phải là một vết sẹo. Tổn thương là một dòng chảy, một năng lượng tâm lí. Khi nó trôi chảy, khi nó điều phối ta, khi nó dùng ta nói dối, nó dần dần kiến tạo nên một dòng tâm lí cố định. Nói cách khác, chính-tổn-thương dần dần định hình thành một tính cách mới. Càng tổn thương, càng lạm dụng những trò nói dối ngập tràn sợ hãi và cầu tình, ta ngày càng chịu đựng sự thống trị của đế chế tổn thương.

Mục tiêu sâu thẳm của chúng ta, kì lạ thay, không phải là lăn xả một đời tranh đấu và sóng gió, mà là vui một đời nhàn nhã và hưởng thụ. Có thể nói, cái thật là mình trong chúng ta ưa hòa bình và giàu có, còn cái-tôi-xã-hội trong bất kì ai cũng đầy tranh đấu, đố kị, hằn học và nổi loạn.

Người ta chỉ nhắc đến quá khứ khi mong muốn có một thay đổi ở thực tại để có một tương lai tốt hơn. Và thường, kể cả rất đau khổ và chìm trong những đau khổ quá khứ, người ta căn bản là vì một hoang tưởng về tương lai tốt đẹp, đấy là một hoang tưởng.

Tại sao chúng ta thích cái cảm giác suy yếu ấy thế? Cái cảm giác được dựa dẫm vào ai đó, được yếu đuối, được đau khổ, được thổn thức, sao chúng ta mê nó thế? Chúng ta muốn nó mà! Sao nghe một bài hát buồn lại thích thế, sao chúng ta cứ trôi đi trong cái nhịp điệu buồn bã như thế? Bởi vì chúng ta thích sự suy yếu đấy, bởi vì chúng ta sống trong một miên trường của những lời nói dối.

Có ba thái độ sống ở đời mà đạt được đến điểm đấy chúng ta có một sự mạnh mẽ, dù nó rất khó sống và không ai muốn sống như thế cả. Đấy là: chịu khó, chịu khổ, chịu nhục. Ba điều này, chúng ta phải trải qua và chúng ta phải làm chủ được nó. Nếu chúng ta chịu đựng được những điều đấy thì không có gì trên đời khiến cho chúng ta ngã xuống được.

Tại sao chúng ta phải tạo ra từng đấy cuốn sách, lấp đầy các thư viện một cách vô dụng? Tại sao chúng ta phải có quá nhiều thứ triết lí, trong khi những điều căn bản nhất đã được ghi lại thì chúng ta không thể hiểu nổi? Chúng ta tạo ra cả một thế giới sách vở mà không biết để làm gì.

Yếu đuối và an dật, đấy là bản chất của thế giới nói dối. Về căn bản, nói dối là phục vụ cho sự yếu đuối và sự an dật.

Một bậc thầy giao tiếp là một người đã hiểu rõ bản chất của thế giới nội tâm và những phương pháp giao tiếp có thể tác động đến tâm hồn của người khác. Họ là đại diện cho ánh sáng kết nối nội tâm và giao tiếp, hoàn thiện con người.

Thiên tài nói dối thì ngược lại. Họ là biểu tượng cho những bóng đêm tổn thương vĩnh viễn tách lìa khỏi giao tiếp. Ở họ, sự giao tiếp hoàn toàn đánh mất mối liên hệ với nội tâm. Vì thế, nội tâm của họ thì oán ức. Còn giao tiếp của họ thì giả dối.”

Mục lục

CHƯƠNG I: MỘT THẾ GIỚI YÊU THƯƠNG LÀ MỘT THẾ GIỚI TỔN THƯƠNG 

Toàn bộ đời sống là tổn thương
Khi nào thì người ta bị lừa 
Kẻ lừa dối là kẻ bị dối lừa 
Nói dối – cách thức trao chuyển tổn thương 
Điều kì dị trong lời nói dối 

Chương II: SỢ HÃI VÀ CÁI-TÔI GIẢ TẠO - SỢ MÃI NHỮNG VẾT THƯƠNG GIẢ MẠO 

NỖI SỢ HÃI CHÍNH MÌNH – VÀ SỢ MÃI CHÍNH MÌNH 

Nỗi sợ hãi: Bên ngoài và ngay trong 
Nói dối chính mình: Vết xước của linh hồn 
Ta là ai? Chẳng là ai cả 
Tổn thương: Tấm gương của cái-Tôi 
Tự lừa mình 

NỖI SỢ HÃI NGƯỜI NGOÀI – MỆT NHOÀI VÌ TỔN THƯƠNG

Nói dối người ngoài 
Nhân lên sợ hãi – Nhân mãi khổ đau 

CHƯƠNG III: ẢO TƯỞNG – VAN XIN MỘT TÌNH THƯƠNG 

ẢO TƯỞNG VỀ MÌNH, CHỮ TÌNH GHÊ KHIẾP 

Ẩn dụ: Giả tạo với người, nực cười cái-Tôi
Kẻ cầu tình: Bị xua đuổi trong ảo tưởng 
Hiện tượng say nắng 

KẺ GIEO ẢO TƯỞNG, QUÁ ĐỖI TỔN THƯƠNG 

Ngay cả dục vọng cũng là tổn thương
Nhà truyền giáo của những nỗi đau 
Cuộc truy đuổi và đối đầu trong thế giới ảo tưởng

Chương IV: CHỨNG HOANG TƯỞNG THƯỜNG NHẬT 

TÔI LÀ AI NHỈ? LÀM GÌ ĐỂ HIỂU MÌNH

Cơ chế làm cái-Tôi đích thực biến mất 
Không thể nhận thức chính mình 

HOANG TƯỞNG: CÁI-TÔI BIẾN MẤT?

Hoang tưởng về tương lai: Trò bài bạc mất trí 
Hoang tưởng về lí tưởng: Chứng vĩ cuồng khổ sở 

SỨC MẠNH CỦA THẾ GIỚI KINH TẾ: SỨC MẠNH CỦA LỜI NÓI DỐI HOANG TƯỞNG 

NHÌN LẠI BA NGUỒN NĂNG LƯỢNG TIÊU CỰC

Chương V: MỘT THẾ GIỚI BẠC NHƯỢC NGẬP TRÀN NHỮNG NGƯỜI

 KHÔNG-DÁM-LÀ-CHÍNH-MÌNH! 

Không ai dám là chính-Mình 
Chúng ta đều yếu đuối lắm 
Thế giới suy yếu và an dật 
Trò lãng mạn của chữ nghĩa 
Cốt truyện mê màng của đô thị
Sự xuất hiện của các kho lưu trữ nói dối 
Sáu kho nói dối 
Các nhân viên kho siêu nói dối 
Chữ viết và Nói dối 
Quyền năng của kẻ có chữ 
Trao chữ – trao tổn thương 
Bên trên chữ 
Kinh sách – không còn là chữ 
Lợi dụng nguyên lí đô thị 

ĐI TÌM CHÌA KHÓA MỞ CÁNH CỬA BƯỚC VÀO THẾ GIỚI TỔN THƯƠNG 

Phải làm gì với những thiên tài nói dối? 
Hãy nghe xem người bạn yêu nói gì?
Thủ thuật tâm lí: ca ngợi nhân viên của sáu thế giới 
Cuộc đối thoại của hai trường phái tâm lí học 
Bậc thầy giao tiếp đối đầu thiên tài nói dối 

 

 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147