Vạch mặt thiên tài nói dối

Danh mục: Sách Tinh Hoa

Mô tả ngắn:

Lời nói dối chỉ đáng sợ khi không ai biết sự thật nằm ở đâu, cả kẻ nói và người nghe!

Lời nói dối chỉ thao túng khi không ai biết làm sao để biết được sự thật, cả người nghe và kẻ nói!

Lời nói dối sẽ bị bóc tách khi bạn dám đối mặt với con-người-trần-trụi và đau-khổ trong bất kì ai!

Lời nói dối sẽ bị vạch mặt ngay khi bạn đọc cuốn sách này!

Mua ngay

Mô tả chi tiết

Vạch mặt thiên tài nói dối

Bạn có dám trưởng thành?

Bạn có dám hiểu thấu mọi sự thật nằm sau những lời nói tưởng như vô hại nhất đến hấp dẫn nhất?

Bạn có dám nhìn rõ từng điều sâu thẳm và đen tối trong những người bạn yêu thương?

Đã đến lúc VẠCH MẶT THIÊN TÀI NÓI DỐI!

Lời nói dối chỉ đáng sợ khi không ai biết sự thật nằm ở đâu, cả kẻ nói và người nghe!

Lời nói dối chỉ thao túng khi không ai biết làm sao để biết được sự thật, cả người nghe và kẻ nói!

Lời nói dối sẽ bị bóc tách khi bạn dám đối mặt với con-người-trần-trụi và đau-khổ trong bất kì ai!

Lời nói dối sẽ bị vạch mặt ngay khi bạn đọc cuốn sách này!

Hãy cùng VẠCH MẶT THIÊN TÀI NÓI DỐI!

Nói dối không phải là một chủ đề mới. Đã có rất nhiều cuốn sách viết về cách nhận biết các lời nói dối, làm sao để không bị lừa dối. Nhưng có vẻ chúng vẫn chưa chạm đến được bản chất vấn đề.

Chúng ta có thể nhận ra một người đang nói dối, theo nghĩa nó không đúng sự thật. Chẳng hạn anh A nói mình quý cậu B trong khi anh ta thực lòng không quý mến gì cậu ta thì anh A là người nói dối. Nhưng đó mới chỉ là một mẩu dối trá và một mẩu sự thật. Động lực nào làm A nói dối. Có phải anh ta nói dối vì hiểu nhầm và như vậy chính anh ta cũng lại là kẻ bị dối lừa.

Chúng ta cứ luẩn quẩn trong lừa dối và vì dối lừa chính là vì không ai biết được sự thật ẩn sâu sau đó.

Cuốn sách này sẽ chỉ ra những cách và các mẫu hình nói dối để bạn có thể phân biệt và nhìn thấu những trạng thái nói dối, ít nhất là nhìn thấu động lực của những lời nói dối ta hay gặp nhất.

Trích đoạn hấp dẫn nhất trong cuốn sách

Phương pháp bóc tách lời nói dối đặt nền trên ba bước (ba qui tắc) thế này: (i) thứ nhất là tất cả những gì nói ra ngay lập tức thì không phải là sự thật; (ii) thứ hai là những gì người ta nói là người ta tin, hoặc là họ tưởng mình tin, đều không phải là sự thật; (iii) thứ ba, bản thân người nói dối không thật sự biết sự thật, nói cách khác người ta không biết đến sự thật sâu trong mình.

Một bí mật sâu thẳm của tâm lí con người là: Chúng ta mặc nhiên đồng ý với những định kiến xã hội ngay cả khi phản đối chúng. Xã hội chạy theo vật chất, còn bạn là một người thanh cao cho rằng chạy theo vật chất là đáng khinh? Ngay cả thái độ đó cũng chỉ là “cái bóng của định kiến”.

Kẻ đi tìm cảm tình của người khác thật ra chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn cảm xúc cá nhân, mong muốn người ta yêu mến mình. Họ không thật sự chia sẻ vấn đề của bạn.

Kẻ nói dối ẩn dụ phải chịu nhiều tổn thương hơn bất kì ai khác, và họ càng cầu tình thì trong lòng của họ cũng chứa đầy những huyễn hoặc về người khác, đầy tổn thương về người khác.

Một qui luật không thay đổi bạn cần nhớ là: Kẻ nào nói dối, kẻ đấy chuốc lấy tổn thương. Kẻ có thể gây nên tổn thương cho người khác nhất định tự trong họ cũng tổn thương rất nhiều.

Hình thức đầu tiên của dục vọng là những lời rủ rê, lôi kéo, và phép hoán dụ thực hiện tốt điều này. Anh chàng P bảo với bạn là: “Có món mực chần vắt chanh muối ở hàng M ngon lắm”. Đây là một lời nói dối hoán dụ mà P dùng để rủ bạn đi ăn quán.

Sự rủ rê lôi kéo bao giờ cũng khiến người ta thất vọng. Bao giờ lời nói dối hoán dụ trong dạng thức dục vọng trá hình cũng gây ra trong sâu thẳm người ta một nỗi thất vọng ghê gớm.

Sự tử tế ở mức đơn giản nhất là: Biết nói lời cảm ơn. Người biết nói lời cảm ơn, dù không nằm trong thói quen “Vâng, Dạ, Ạ, Thưa”, vẫn có một thứ đầu óc đặc biệt. Họ là loại người có khả năng và thiên hướng “di dịch trách nhiệm”. Người hay nói cảm ơn là người không bị vướng vào những cạm bẫy ngôn từ hay ý định của người khác.

Không có câu nói vô tư nào đâu, nhưng “Cảm ơn” là một câu nói tránh khỏi mọi sự không-vô-tư. Ví dụ bạn bảo với cô bạn gái là: “Trời đẹp bạn nhỉ”. Nếu cô ta đáp: “Cảm ơn anh, em thấy rồi”, thì tự nhiên bạn khó mà ép cô ta phải chia sẻ cảm giác vui vẻ trước bầu trời cùng bạn.

Trong mọi nền văn hóa đều có một thói quen sử dụng từ “Cảm ơn”. Ai biết dùng từ “Cảm ơn”, ai biết cảm ơn, người đấy đều được coi trọng, bởi vì không có trách nhiệm nào trút lên họ cả. Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử cũng nói, đại ý: Thánh nhân đi sau thiên hạ, cho nên đi trước thiên hạ mà thiên hạ không thấy vướng; ở dưới thiên hạ, cho nên ở trên thiên hạ mà thiên hạ không thấy nặng.

Người biết lùi đằng sau với “Vâng”, “Dạ”, “Ạ, “Thưa” và “Cảm ơn” – bộ năm vạn năng trong giao tiếp – là người nắm được những bí mật sâu thẳm của ngôn từ. Đó là đức khiêm nhu nổi tiếng, và để rèn luyện nó quả thực khó khăn cho bất cứ ai.

Lại có một cơ chế tâm lí nữa đằng sau sự chấp nhận và tạo dựng hình ảnh tưởng tượng của bộ não: Điều gì càng nghe phi thường, phi logic thì đầu óc càng nhanh chóng chấp nhận. Đừng tưởng đầu óc chúng ta ưa logic. Logic là một thứ cực kì nặng nề với đầu óc.

Mục lục

Nói dối? Thì sao?

Chương I: Ai cũng đang nói dối 

Ba bước bóc tách lời nói
Trò gian lận của biểu tượng 
Bắt kẻ nói dối phải cân nhắc 
Lời tâm tình sắc bén 
Những lời nói dối “hùng mạnh” 
Kiến tạo tư duy bóc tách 

Chương II: Cái Tôi to nhất 

Nói dối so sánh 
Nói dối nhân hóa 
Dưới mặt nạ sâu sắc và tinh tế 
Vứt bỏ mặt nạ so sánh và nhân hóa 
Chương III: Cầu xin chút tình 
Phép đánh lừa nhận thức 
Sự đồng cảm quỉ quyệt 
Thuốc độc giấu trong lời nói 
Cái giá là tổn thương 

Chương IV: Cơn kích động phi lí 

Cuộc tiến hóa của ác cảm và sự phụ thuộc 
Lời khuyên mất trí 
Dục vọng trá hình 

Chương V: Tất cả vì trục lợi 

Phép nói dối điệp từ giá trị 
Sự tử tế chống lại thói trục lợi 
Kẻ tham lam tội nghiệp 
Những chuỗi mê muội 

Chương VI: Không từng có sự thật 

Nhập môn lừa đảo 
Tổn thương từ sâu thẳm 
Vài lời kết 

 

 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147