Trang chủ Blog Giao tiếp xã hội

Bỏ đi cái Tôi - Hãy nói Chúng ta

By: OopsyAdmin, 2018-10-21 12:58:58

Thật ra chúng ta ai cũng cần một người nào đó thương ta thật lòng. Trong cuộc đời có một điều kì lạ thế này, nếu ta có Yêu thương ai đó thật lòng thì cũng rất khó để họ cảm nhận được cái Yêu thương thật lòng đấy...

Cái “thật lòng” nhiều khi chúng ta chỉ thấy nó là sự kì vọng và áp đặt. Và nhiều khi sự “thật lòng” lại đến từ những điều cực nhỏ bé mà chúng ta chưa bao giờ ngờ tới.

Trong các cuốn sách tâm lí kĩ năng của Oopsy có một điểm đã được thực hành rất rõ, đấy là rất ít khi Oopsy sử dụng từ “TÔI”, chỉ dùng từ “BẠN”, “Bạn có thấy…", "Bạn có biết rằng…”. Định hướng xuyên suốt là chữ “tôi” thường rất mờ nhạt, rất ít khi xuất hiện, cực kì hiếm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Hôm nay, Oopsy bật mí cho các bạn biết, đó cũng là một trong những ‘key’ viết sách của Oopsy và cũng là 'văn hóa' đặc trưng của một nhà trị liệu. Không những vậy, nó được áp dụng trong cả hội thoại, văn viết và cách tư duy.

Trong quan hệ của chúng ta với nhau, rất buồn rằng câu cửa miệng thường là “Anh nghĩ là…”, “Em cho là…”, “Em cảm thấy là…”.

Cuộc đời thì cho rằng, khi mình nói “Tôi NGHĨ là..” thì đó là một câu rất lịch sự, nó giúp làm giảm sự phán xét, ám chỉ, đó chỉ là ý kiến cá nhân tôi thôi... nhưng bạn nhầm, thực chất đó là một câu nói rất nặng nề.

Những nhà trị liệu họ không nói là “Tôi nghĩ…”, họ sẽ nói “Anh cứ nghĩ mà xem, liệu có phải…”.

Đối với văn hóa Việt Nam (đặc biệt là với những người đàn ông gia trưởng), có lẽ chúng ta sẽ cần HỌC CÁCH:

1. Bỏ chữ ‘'TÔI” đi. Chỉ khi bạn có thể học cách bỏ từ đó, bạn sẽ có quyền lực với người khác hơn. Bạn sẽ thực sự có thể giúp người đó mà không gây tổn thương cho họ.

2. “….Có phải anh nghĩ thế đúng không?” (với một cái mặt cười ^^) sẽ tốt hơn là: “Em nghĩ là anh nghĩ thế…”, “Em cho là…”. Chủ ngữ "Tôi" ở đây đều biến mất, thay vào đó là “Bạn”, “Anh”,… hoặc chuyển sang các chủ ngữ chung như "Chúng ta”, “Mình”, nhiều khi có thể bỏ hẳn.

3. “Em có định ra ngoài không? Anh với em cùng đi?” – tránh xen chữ “Em” vào đấy, “Em ra ngay đây” - trách nhiệm và mọi thứ đều dồn về phía mình. Câu trả lời tốt nhất sẽ là “Vâng anh, mình đi đi” vừa có cái “Anh” - cái người quan trọng ấy, vừa có cái chung, hai người hòa làm một - cái “chúng mình”.

4. Điều đấy để giúp họ bớt phải nhìn thấy cái Tôi của chúng ta. Đặc biệt là với một số người tính gia trưởng, hoặc nói chung ai cũng vậy, muốn mình là người quan trọng, là trung tâm, là người dẫn dắt. Họ muốn khẳng định cái Tôi của bản thân, chỉ muốn nhìn thấy mình.

5. Chúng ta ai cũng rất thông minh, vì thế trong quá trình sống ai cũng rất muốn nhấn mạnh cái Tôi đấy, sự kiêu hãnh bên trong mỗi người. Vậy mà, thật buồn cười là chúng ta thường quên mất một việc nảy sinh song song, đó là ai cũng ghét phải chấp nhận cái tôi của người khác, chẳng ai thực sự muốn thấy ai khác ngoài mình.

6. Với một số người, khi cuộc đời họ trôi xuống một điểm trong xã hội, mọi thứ khiến họ dễ mệt mỏi, dễ buồn bực. Ở trong cái buồn bực đó người ta thường có một vài cách để cố thoát ra, đấy là sa vào giải trí, thỏa mãn bản thân (ăn uống, ngủ nghỉ, tình dục…) để cố quên đi là mình đã sống thế. Còn với một số người khác, họ cố gắng làm cái gì đó để cống hiến, họ rất chập chờn khó vượt qua nổi.

7. Cả hai kiểu người phổ biến này đều là những người không hợp thời, không nổi bật, nên họ càng không thích phải nghe người ngoài nói về thành công. Họ có thể rất muốn nghe về lí tưởng, giá trị, đồng thời từ bản chất họ bài trừ và cũng không muốn nghe về “cái mình” của bất kì ai ngoài bản thân họ. Một tâm lí rất phức tạp.
.


8. Ví dụ khi bạn muốn đưa ra một ý tưởng là in chữ Oopsy lên cốc. Thì sẽ có ba mức độ nói thế này:

Em nghĩ rồi, mình in chữ Oopsy lên cốc chắc sẽ nhiều người thích! 
Anh, em đang nghĩ, hay là mình in chữ Oopsy lên cốc chắc sẽ nhiều người thích!
Anh ơi, hay là mình in chữ Oopsy lên cốc chắc sẽ nhiều người thích, anh thấy sao?

Theo tư tưởng người phương Đông “lùi một bước tiến hai bước”, khi ta càng khiêm cung thì ta càng ảnh hướng, càng khiêm cung thì càng được việc, càng thu mình càng dễ tác động, càng vô hình thì càng không ai ngăn chặn được mình.

Chúng ta vẫn thường nghe, sắc quá nhanh mòn, nhọn qua nhanh cùn, sáng quá nhanh mờ, trắng quá nhanh bẩn. Cái gì càng cố tỏ ra nó sáng đẹp sạch, thì nó đều nhanh chóng biến mất, đều nhanh chóng rơi xuống.

9. Cho nên trong tư tưởng phương Đông, trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử có câu “Hòa kỳ quang, đồng kỳ trần”, lẫn vào với ánh sáng mà vô hình, chứ đọ với ánh sáng làm gì. “Đồng kỳ trần” tức là giống với bụi bặm, nó đơn giản, nhanh chóng, gọn nhẹ, không cố gắng kể mình là ai, nhỏ nhoi.

Nhưng cái nhỏ nhoi đó, vô hình đấy, lại có sức ảnh hưởng, tác động âm thầm.

Đến cùng thì đấy mới là sự tự tin đích thực, sự tự tin không cần bộc lộ, không cần so sánh, không cần thể hiện ra mình ra sao, nó chính là sự khiêm nhường, sự thấu hiểu chính mình và người khác.

Tất cả sẽ có trong cuốn sách Kì quặc để tự tin Cuốn sách tâm lí kĩ năng đầu tiên của Việt Nam giúp bạn xây dựng sự vững mạnh thực sự của cá nhân trong từng điều nhỏ nhất. Và chỉ sự vững mạnh này thôi – không phải từ cách ăn nói hay dáng đi bề ngoài mà là sự vững mạnh của mỗi người trước mọi hoàn cảnh, từ đó họ có thể đi xuyên qua những mối quan hệ, xâm nhập vào các mối quan hệ, xâm nhập vào các cộng đồng - chính là cách để họ đạt đến sự tự tin đích thực.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147