Trang chủ Blog Introvert

Lí giải cơ chế tự vệ của tâm lí (Phần 1)

By: OopsyAdmin, 2018-10-17 13:19:21

Tâm lí được sinh ra như thế nào? Vì sao tâm lí con người quá phức tạp, quá khó hiểu? Vì sao chúng ta cứ mãi mơ hồ về cảm xúc của chính mình? Chúng ta có thật sự hiểu về mình không, hay chúng ta thật chẳng hiểu gì? 

Bài viết này đưa ra những ghi chép trị liệu của ông tổ ngành Phân Tâm học nổi tiếng – Sigmund Freud, là một cách nhìn thẳng thắn về những cơ chế sâu thẳm của tâm lí con người.


 

Trạng thái thỏa mãn-giải phóng

Khi phần id của tâm hồn con người báo hiệu mong muốn hành động theo một sự ham muốn, cái tôi và cái siêu tôi sẽ thường xuyên làm ngược lại nếu chúng cảm thấy rằng hành vi đó có thể gây phản tác dụng hoặc vô đạo đức. 

Một người có thể muốn chửi rủa sau khi ngã trên một con phố đông, nhưng bản ngã, nhận thức được điều này là mâu thuẫn xã hội, sẽ thường dẫn đến việc họ giữ lại các từ ngữ thô tục.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta không thể cân bằng các xung lực của id và sẽ “bảo vệ cái tôi” bằng cách chỉ đơn giản là thực thi những ham muốn phi lí trí trong một giới hạn cho phép.

Lí giải: Theo học thuyết của Freud về Phân tâm học cổ điển, bộ máy tinh thần của con người gồm 3 phần: id, cái tôi và cái siêu tôi. Trong đó id là nguồn gốc của các ham muốn sinh lí, nó đơn thuần mang tính ham muốn và phi lí trí. 

Học thuyết của Freud giả định rằng các động lực tâm lí và các bệnh tâm lí của con người đều xuất phát từ sự xung đột giữa 3 phần này. 

Vì vậy có thể suy luận rằng, Freud giả định các vấn đề tâm lí chỉ xuất hiện trong xã hội loài người: khi văn minh xuất hiện cùng các tiêu chuẩn đạo đức xã hội và định kiến.

Chấp nhận

Chấp nhận là một cơ chế được sử dụng để vượt qua những cảm giác hoặc tình huống không mong muốn. 

Chẳng hạn, một người có thể thừa nhận rằng họ đã đối xử tệ với cha của anh ta do Mặc cảm Oedipus hoặc chấp nhận hoàn cảnh mới sau khi chia tay người yêu.

Lí giải: Về Mặc cảm Oedipus: một đứa trẻ nảy sinh tình cảm với người cha/mẹ (khác giới) của mình và có một mong muốn loại bỏ đối thủ cạnh tranh. 

Để vượt qua, chúng phải từ bỏ mong muốn này và chấp nhận mẹ/cha mình. Đây được coi là nguồn gốc của nỗi ám ảnh và tổn thương trong tâm lí con người.

Từ chối

Việc tự chối bỏ cảm xúc hay những hành động trước đây là một cơ chế bảo vệ để tránh tổn thương bản ngã, những tổn thương gây ra bởi lo lắng hoặc cảm giác chấp nhận. 

Một người phụ nữ đã lập gia đình tự phủ nhận việc cô ấy có tình cảm với người bạn của chồng mình và không chấp nhận những cảm xúc thực sự của cô ấy. Một người cũng có thể từ chối hành vi thể xác của họ, chẳng hạn như ăn cắp, thích nghĩ rằng ai đó buộc họ phải thừa nhận phạm tội, để tránh phải đối mặt với tội lỗi nếu họ chấp nhận hành động của họ. 

Từ chối là một cơ chế bảo vệ không mong muốn vì nó vi phạm nguyên tắc thực tế mà id tuân thủ, đi sâu vào một thế giới tưởng tượng tách khỏi môi trường thực tế của chúng ta.

Lí giải: Theo Freud, nguyên tắc mà id tuân thủ là thỏa mãn các cảm hứng tính dục, những cảm hứng mà khi đặt trong một hệ đạo đức xã hội nó bị coi là vô luân, vô đạo đức; dù đó là những sự thật sâu thẳm trong con người. 

Vì vậy con người, tự chối bỏ cảm giác, cảm xúc của mình để bảo vệ bản ngã. Tuy vậy, điều đó lại gây ra những tổn thương và bất an trong tâm lí con người.
 

Phần lí giải là ghi chép tự tổng hợp hoặc ý kiến của người viết.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147