Trang chủ Blog Introvert

Lí giải cơ chế tự vệ của tâm lí (Phần 2)

By: OopsyAdmin, 2018-07-09 02:57:10

Trong Phần 1 (tại đây) Oopsy đã lí giải về: Trạng thái thỏa mãn-giải phóng xảy ra khi có sự xung đột giữa 3 phần (id, cái tôi và cái siêu tôi); con người ta rơi vào trạng thái chấp nhận để vượt qua những cảm giác hoặc tình huống không mong muốn; và việc tự chối bỏ cảm xúc hay những hành động trước đây là một cơ chế bảo vệ để tránh tổn thương bản ngã vốn gây ra bởi lo lắng hoặc cảm giác chấp nhận.

Ở Phần 2, Oopsy tiếp tục gửi đến bạn đọc 5 cơ chế tự vệ của tâm lí gồm: trốn tránh; vị tha; dự đoán; chuyển biến hình trạng và chuyển (cảm giác, cảm xúc thành hành động).

1. Trốn tránh

Khi nhận định được một tình huống có thể gây lo lắng, tâm lí có một lựa chọn rất thuận tiện là trốn tránh. Dù trốn tránh là một lối giải thoát nhanh và tạm thời, nhưng nó bỏ qua việc đối diện với nguyên nhân của sự lo lắng. 

Chẳng hạn, một người biết rằng anh ta sắp có một bài thuyết trình căng thẳng với đồng nghiệp, anh ta tự nhiên cảm thấy thật sự ốm bệnh và xin nghỉ một ngày. 

Trốn tránh có thể là một giải pháp ngắn hạn, nhưng tương lai anh ta vẫn phải lên thuyết trình. 

Một số người tránh không nghĩ về một vấn đề khiến họ lo lắng, thích để nó không được giải quyết thay vì phải đối mặt với nó.


2. Vị tha

Vị tha đơn giản nghĩa là vì-người khác (vị: vì; tha: tha nhân, người khác). Nhưng ở trong lí giải của Freud, Freud định nghĩa: Một hành vi thiện chí đối với người khác được gọi là hành vi vị tha. 

Theo cách hiểu này, động lực của hành vi vị tha là: nó được sử dụng như một cách để tránh khỏi tình huống có khả năng gây lo lắng. Vị tha có thể biến thành một cơ chế bảo vệ. 

Ví dụ, khi cảm thấy có một người không thích ta, ta tỏ ra mình rất hữu ích cho người đấy; hoặc ta biểu hiện một thái độ tích cực, sử dụng những từ ngữ làm hài lòng để tránh khỏi một cuộc tranh cãi.

3. Dự đoán

Chúng ta thường dự đoán khi nào? Dự đoán về kết quả một sự việc là cách một người chuẩn bị tinh thần cho sự việc đó. 

Dự đoán biểu hiện qua việc một người tưởng tượng các kết quả có thể xảy ra hay tự nhủ nó sẽ không tồi tệ như họ nghĩ. 

Một người chuẩn bị đến bệnh viện khám bệnh thường tự nhủ “lần trước mình đi khám cũng không vấn đề gì, chắc là không sao đâu!”.



4. Chuyển biến hình trạng

Chuyển biến hình trạng là một cơ chế tự vệ của tâm lí, theo đó những tâm cảm bị kìm nén không thể phát tác, được chuyển biến hình thức sang một tình trạng của thể chất, như ho hoặc cảm giác tê liệt. 

Freud quan sát thấy biểu hiện thể chất của những lo lắng trong thân chủ như Dora, người đã phàn nàn về ho, mất giọng và cảm giác giống như viêm ruột thừa. 

Sau khi điều tra, Freud cho rằng cơn ho của cô xuất hiện do quá trình Cắm chốt (Fixation) đã diễn ra trong giai đoạn Môi miệng (Oral Stage) khi cô đang trong thời kì phát triển tâm lí; và liên kết chứng viêm ruột thừa của cô với hiện tượng "tưởng tượng sinh đẻ".

6. Chuyển

Sự xáo trộn xảy ra khi một người tự trấn áp tình cảm, sợ hãi hoặc ham muốn trong họ đối với người khác. Khi nhận định rằng đó là bất hợp lí hoặc không phù hợp với xã hội, tâm lí ngăn cản họ chuyển cảm giác, cảm xúc đó thành hành động. 

Tuy nhiên, những cảm xúc này thay vào đó được chuyển
vào một người khác hoặc một con vật, mà có thể chấp nhận được để thể hiện tình cảm đó.

Một người không thích giáo viên của họ sau khi được cho điểm thấp có thể cảm thấy rằng họ sẽ bị trừng phạt nếu họ biểu hiện sự thù địch của họ đối với giáo viên. 

Vì vậy, họ có thể vô tình chuyển lòng thù hận của mình lên người bạn thân nhất của họ, rồi tự bào chữa bằng việc người bạn đã đối xử không tốt với họ mà không có lý do.

Trong trường hợp của Little Hans, Freud tin rằng cậu bé này đã chuyển nỗi sợ hãi về cha mình lên những con ngựa, khi những con ngựa chớp mắt và các nét mặt của chúng khiến Hans nghĩ về cha mẹ mình. Thay vì hành động sai trái với cha, Hans cảm thấy lo lắng khi đứng trước lũ ngựa và không muốn ra khỏi nhà.

 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147