Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

9 cách giúp bạn thực hiện kế hoạch đã đặt ra

By: OopsyAdmin, 2018-07-05 02:27:06

Bài viết trước Oopsy đã chỉ ra 10 nguyên nhân thường khiến kế hoạch của chúng ta tan theo mây khói (tại đây). Ở bài viết này, chúng tôi gửi đến bạn 9 cách để thực hiện kế hoạch đã đặt ra một cách hiệu quả nhất. Hãy ghi nhớ và thực hành ngay nhé!

1. Hãy làm nó thật nghiêm túc 

Kế hoạch bạn đặt ra có quan trọng để đưa ra lời cam kết chắc chắn phải thực hiện không? Bạn có thực sự cần nó đến mức có thể đối mặt với cảm giác không thoải mái khi tình huống khó khăn xảy đến?

Bạn nên dành thời gian cân nhắc về điều này trước khi quyết định cố gắng thực hiện điều gì.



Sau khi đã suy nghĩ kĩ càng:
- hãy đặt nỗ lực vào nó;
- lập kế hoạch, ngay cả khi nó là một kế hoạch ngắn hạn. 
- tìm một người tin tưởng và nhờ họ giúp đỡ. 
- đặt ra các cách để luôn nhắc nhở mình như viết trên màn hình điện thoai, hay viết giấy nhớ dán ở các nơi dễ thấy. 
- đồng thời bạn cũng nên đặt ra các mốc thời gian cụ thể để thực hiện.

2. Hãy chắc rằng bạn sẽ không quên 

Làm sao để bạn nhớ thời gian thực hiện kế hoạch? Bạn sẽ đang ở đâu, làm gì, với ai khi đến lúc cần ngồi thiền, hoặc viết lách, hoặc tập luyện hay ăn bữa trưa bổ dưỡng của mình? 

Hãy đặt một khi chú nhắc nhở ở đó. Điều này thực sự quan trọng, bởi vì khi chúng ta bắt đầu làm một điều gì đó mới, thật dễ để quên.

Hãy đặt nhiều nhắc nhở, bao gồm cả trên điện thoại hay trong máy tính của bạn. Nếu bạn đã xem kế hoạch này là quan trong đủ để đưa ra lời cam kết thực hiện, vậy đừng ngại tìm ra các cách nhắc nhở bản thân mình. 

3. Coi môi trường không thoải mái và thiếu chắc chắn là một thử thách thú vị 

Ngày nay, việc bạn có khả năng chịu được môi trường làm việc áp lực cao, linh hoạt và ứng biến trong đó trở thành một kĩ năng rất quan trọng và đáng giá. Dù vẫn biết rằng phản ứng não bộ của chúng ta thường muốn tránh trạng thái lưỡng lự và không thoải mái, nhưng không có lí do nào tốt để làm như vậy. 

Không cần phải hoảng sợ và chạy khi chúng ta không thoải mái. Thay vào đó, chúng ta thậm chí có thể bắt đầu thưởng thức cơ hội thực hành này, coi đây là một trải nghiệm tuyệt vời để đạt được điều gì đó tốt hơn, học hỏi và tìm cách khắc phục cảm giác tiêu cực đó – đừng để chúng trở thành rào cản trong hành trình nâng cao lối sống lành mạnh của bạn.

4. Coi các cám dỗ như một hoàn cảnh để thực hành 

Cũng giống như vậy, mỗi lần chúng ta đối mặt với cám dỗ, hãy coi nó như một tín hiệu để tôi luyện: ta có thể vượt qua cảm giác không thoải mái thay vì lao vào các cám dỗ để lãng quên cảm giác này.. 

Hãy nói “có” với cơ hội để khám phá cảm giác chiến thắng được cám dỗ, để biết được niềm vui khi ta có thể trở nên mạnh mẽ hơn, kiên quyết hơn với chính bản thân mình.

5. Đặt ranh giới để nhận ra đâu là những lí do hợp lí thực sự và đâu chỉ là những lời ngụy biện 

Chúng ta cũng có thể rèn luyện bản thân để nhận ra khi nào ta đang cố hợp lí hóa. Đôi khi thật khó để nhìn thấy bởi vì chúng ta đã quá quen với việc cho phép bản thân mình tin vào những lí lẽ ngụy tạo một cách không ý thức. 

Vì vậy để thấy được nó một cách rõ ràng rằng chúng ta chỉ đang tìm cách hợp lí hóa, việc đặt ra những ranh giới vững chắc sẽ rất hữu ích trong trường hợp này. Bởi lẽ khi đó ta có thể nhận diện ra những suy nghĩ liên tục xuất hiện để thuyết phục chúng ta vượt qua ranh giới đó. 

Khi bạn nhận ra điều đó, nó giống như bạn phá bỏ được chứng tự thôi miên mình vậy. Thật đáng chúc mừng. Bạn biết đấy, những lí lẽ đó, chúng có vẻ thuyết phục, nhưng chúng đang phá hoại bạn, cuộc sống của bạn. 



6. Không tái đàm phán trong thời điểm quyết định 

Đừng khiến bản thân bạn rơi vào tình huống đó. Lập kế hoạch một ngày trước đó (hoặc đầu tháng, đầu tuần .v.v) nhưng đừng để bản thân đưa ra quyết định vào thời điểm xác định. Bạn quá dễ bịa đặt ra lí do nào đó để trốn tránh khỏi sự khó chịu của việc phải làm theo dự định.

Thay vào đó, nói với bản thân rằng bạn không thể để việc tái đàm phán diễn ra trong vòng 1 tuần hoặc 1 tháng. Chỉ sau khoảng thời gian đó bạn mới có thể ngồi xuống suy nghĩ một chút và quyết định xem bạn có muốn chắc chắc thực hiện kế hoạch đó không.

7. Liên tục nhắc nhở bản thân tại sao nó quan trọng

Hằng ngày, khi làm việc mình đã cam kết làm, hãy hỏi tại sao điều này lại quan trọng với bạn? Tại sao bạn dành thời gian sống của mình cho nó, và nó có đáng để bạn làm vậy không? 

Bạn có dành trọn trái tim và khối óc để làm nó không? Nó có là vấn đề quan trọng với bạn đủ để bạn vượt qua sự không khó chịu, mệt mỏi? Hãy thực sự chắc rằng bạn đang làm với sự tận tâm nhất có thể, đừng lãng phí thời gian và cơ hội của chính mình. 

8. Học cách tha thứ cho chính mình 

Khi bạn khiến sự thể trở nên tồi tệ, khi bạn chưa làm đúng làm trúng những điều mình mong đợi, và điều đó làm bạn thất vọng về bản thân, âm thầm đau khổ. Khi đó hãy ngừng dằn vặt vắt kiệt trái tim, hãy dành tặng bản thân một chút khoan dung, một chút yêu thương để chấm dứt nỗi khổ sở đó. 

Thay vì nhìn nó như một lí do để thấy mình tồi tệ, hãy nhìn nó như một động lực để vươn lên. Đó là những bài học để chúng ta nhìn thấy điểm tốt và điểm xấu của bản thân để cải thiện, để đứng dậy sau vấp ngã. 

9. Loại bỏ càng nhiều rào cản càng tốt

Bạn đã buông lời cam kết, đã biết thiết lập nhắc nhở, đã có đủ cơ sở để biết tại sao điều này quan trọng đối với mình, cũng đã đặt ranh giới rõ rang và sẵn sàng để thực hiện dù phải đối mặt với cảm giác khó chịu, mệt mỏi, cám dỗ và thói tự ngụy biện… Giờ là lúc bạn nhìn nhận các rào cản và phá bỏ chúng càng nhiều càng tốt.

Bạn có chuẩn bị mọi thứ trước thời gian dự định, để khi nó đến bạn chỉ cần bắt đầu? Điều bạn muốn thực hiện tháng này là gì? Tháng tiếp theo hay năm tới là gì? Hãy xem xét chúng bây giờ, tìm ra tại sao chúng quan trọng với bạn và chúng có đủ quan trọng để thúc đẩy bản thân bạn tiến hành các bước trên không? 

Một khi bạn đã quyết định hãy cố gắng cam kết bản làm hết mình. Điều bạn thu về chắc chắn sẽ xứng đáng với nỗ lực đã bỏ ra của bản thân!
 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147