Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Làm Thế Nào Để Kiểm Soát Cơn Giận Dữ?

By: OopsyAdmin, 2019-02-21 04:02:13

Người trải qua tức giận phải tiêu tốn một lượng năng lượng cực lớn, nó rất mệt mỏi, nó làm ta suy kiệt. Sau cơn tức giận, chúng ta thường cảm thấy trống rỗng, vô phương hướng và hối hận.

Tức giận là một cảm xúc hoàn toàn bình thường của con người, và khi được xử lí đúng cách, tức giận thậm chí có thể được coi là một cảm xúc lành mạnh.

Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy tức giận, nhưng tức giận có thể khiến chúng ta nói hoặc làm những điều mà sau đó chúng ta hối hận, nó khiến ta đánh mất khả năng kiểm soát và hành động ngu ngốc. 

Người trải qua tức giận phải tiêu tốn một lượng năng lượng cực lớn, nó rất mệt mỏi, nó làm ta suy kiệt. Sau cơn tức giận, chúng ta thường cảm thấy trống rỗng, vô phương hướng và hối hận.

Kiểm soát tức giận là thuật ngữ mô tả kĩ năng đối phó với tức giận một cách tích cực. Kiểm soát tức giận quan tâm việc bạn nhận ra nguyên nhân tức giận càng sớm càng tốt và bộc lộ những cảm xúc này với thái độ bình tĩnh và có lí trí hơn.

Bạn không nên cố gắng trấn áp sự tức giận của bạn, thay vào đó cố gắng hiểu nó và hành động một cách tích cực để giảm bớt các khía cạnh tiêu cực của cơn tức giận.

Kiểm soát tức giận: Các kĩ thuật tự giúp đỡ

Mấu chốt của việc xử lí cơn tức giận là khả năng sử dụng lí trí của bạn. Khả năng ấy đến đâu tức giận sẽ được xóa bỏ đến đấy. 

Đây là một khả năng nghe thì tưởng đơn giản ai cũng làm được, nhưng nếu bạn trải qua và làm được thật sự, bạn sẽ nhận thấy nó thật kì diệu.

Sẽ vô cùng khó khăn cho bạn khi kiềm chế cơn tức giận trong những lần đầu tiên. Nếu chúng ta thất bại lần đầu, chúng ta sẽ cố gắng lần tiếp theo và lần tiếp theo nữa, bởi đây là một “kĩ năng”, nên bạn càng cố gắng thực hành nhiều, kĩ năng của bạn càng thuần thục, nó càng hiệu quả. 

Vì vậy đừng bỏ cuộc, hãy để Oopsy giúp bạn!

Vấn đề đều là ở Thân?

Khi tức giận, bạn thậm chí không thể nghĩ gì thêm ngoài cảm giác tức giận. Nhưng khi đó không chỉ hệ thống cảm xúc của bạn hoạt động thôi đâu, toàn bộ hệ thống Thân Thể đang phối hợp hoạt động; và chúng đang … hỗn loạn vô cùng. 

Khi Thân Thể hỗn loạn, chính sự hỗn loạn chi phối cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của bạn. Bạn thử nghĩ lại xem, khi đó bạn rất bực, thân thể bạn không ở trạng thái bình thường được nữa, tim đập nhanh, tay chân run rẩy, mặt nóng bừng bừng. Khi đó sự cãi vã hay hành động đập phá chính là những thứ “giúp bạn cân bằng”, để bạn “cảm thấy mình đang làm chủ”. 

Thực ra bạn bị “lừa” đấy, đấy chắc chắn không phải trạng thái cân bằng, bạn chắc chắn đang mất tự chủ. Nhưng một khi bạn đã có thể đi ngược lại quá trình và khiến Thân Thể điều hòa trở lại, mọi chuyện “tự nhiên” sẽ ổn. Thật đấy!!!

(?) Vậy làm thế nào để điều hòa trở lại?

Chỉnh lại thân thể: Thân thể có một cách tác động đến trạng thái cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta một cách kì diệu. Khi bạn tức giận, thân thể bạn chắc chắn đang “không đúng” ở đâu đấy. 

Vậy bạn chỉnh lại thân thể và giữ tư thế đúng trong vòng tối thiểu 5 phút, bạn sẽ thay đổi được. 

Có một số yếu quyết khi chỉnh lại thân thể như sau: Lưng thẳng, ngực thu, vai thả lỏng, hai cánh tay hợp với trục thân một góc 30 độ, đầu hơi cúi, cằm hơi thu, mắt có thể nhắm hoặc thả lỏng mi mắt. 

Hơi dài nhưng học thuộc là được. Cố gắng thực hiện bước đầu tiên nhé!
Cứ thử làm đi, rồi bạn sẽ nhận thấy nhiều điều ở cơ thể mình hơn cả việc kiểm soát tức giận.

Lí trí - Liệu pháp cho những người hay tức giận.

Chưa xong đâu!

Có nhiều người họ có thói quen tức giận. Tức là họ đã đến giai đoạn chấp nhận và quen với việc để tức giận chi phối mình. Việc hít thở và điều hòa thân thể ngay lúc đấy chưa có tác dụng đối với họ. 

Vậy họ lại cần thêm chút lí trí để ước chế bản thân. Nhưng nó không quá khó khăn đâu. Hãy thử xem nhé!

Ngoài việc cố gắng kiềm chế khi nó xuất hiện, điều hòa lại thân thể, bạn cố gắng thả lỏng suy nghĩ, khi bình tĩnh trở lại thì lấy lí trí xét đoán: vì sao mình phải tức giận; mình tức giận sẽ gây ra chuyện gì, làm tổn thương ai, có giải quyết được vấn đề gì không; giờ giải quyết thế nào (trước mắt, để phản ứng ngay tại lúc đấy), sau đó phải giải quyết thế nào, xua đi thế nào; nếu tập trung là giải quyết sự việc đang bàn đến thì nên làm gì.

Vấn đề là, khi đối mặt với tức giận, mọi người thường có lối suy nghĩ thế này: đổ lỗi cho đối phương. Vì vậy thường rất khó cho ai cố chống lại áp lực từ cảm xúc tức giận. 

Hãy nhớ bạn chỉ hướng ra ngoài là vì không thể hướng vào trong. 

Kiểm soát trong sai lệch: Nhịn

Có một dạng người ngược lại với người quen để tức giận chi phối, đó là người hay nhịn, họ kiểm soát cơn giận bằng cách nhịn nó, giấu nó vào trong.

Nhưng giấy không bọc được lửa, bạn hãy nhớ là càng nhịn thì sự nóng giận trong bạn càng lớn, nó dễ biến thành Hận Thù – đây thực sự là “kẻ thù" của mọi tâm trí lành mạnh (nhớ nhé!)

Vì vậy đừng nhịn. Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình với người khác là một cách tốt để cân bằng tâm trí. Những người có thói quen chia sẻ vấn đề đang gặp với người họ tin tưởng thường dễ kiểm soát tức giận hơn. 

Đó là liệu pháp tuyệt vời để chiến thắng tâm cảm và các áp lực từ cuộc sống. Khi bạn thấy thanh thản, tự tại, thật khó để tức giận, phải không?

Duy trì các thói quen lành mạnh

Ngoài những kĩ năng xử lí “tại trận”, bạn nên duy trì những thói quen tốt, đảm bảo cảm giác tức giận sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Tập thể dục thường xuyên

Các hormone mà thân thể phóng thích khi chúng ta tức giận chủ yếu là cortisol và adrenaline - tương tự như các hormone tạo ra khi căng thẳng để giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm. 

Khi bạn luyện tập thường xuyên, cơ thể của bạn học cách điều chỉnh nồng độ adrenaline và cortisol hiệu quả hơn và do đó ít có khả năng cảm thấy tức giận hơn.

Ngủ

Giấc ngủ là một phần quan trọng của cuộc sống và giấc ngủ ngon có thể giúp chống lại nhiều vấn đề về thể chất, tinh thần và tình cảm, bao gồm cả sự tức giận.

Mức tối ưu của giấc ngủ chất lượng tốt là khoảng 7 giờ một đêm, tuy nhiên mọi người đều khác nhau và bạn có thể cần nhiều hoặc ít hơn.

Lập kế hoạch cho những cuộc trao đổi “khó nhằn”

Nếu bạn đang lo lắng về việc có một cuộc trao đổi có thể khiến bạn cảm thấy tức giận, vậy hãy học cách kiểm soát tình hình. Ghi chép trước, lập kế hoạch những gì bạn muốn nói một cách bình tĩnh và quyết đoán. 

Lựa chọn thời gian thích hợp

Tránh các cuộc trò chuyện có thể khiến bạn tức giận khi bạn cảm thấy mệt mỏi, bị phân tâm hoặc căng thẳng. Chúng ta thường cảm thấy và hành xử một cách tức giận khi có những lo lắng khác trong tâm trí của chúng ta.

Không giữ Thù hận

Tất cả chúng ta cần phải chấp nhận rằng mọi người đều khác nhau và chúng ta không thể kiểm soát được đức lí, hành vi và cảm xúc của người khác.

Thù hận là liều thuốc độc của tâm trí và cả thân thể, việc lưu giữ thù hận trong lòng cũng như bạn chất một đống củi trong nhà, nó khiến căn nhà Thân Tâm Trí của bạn sẵn sàng “bùng cháy” bất cứ lúc nào, dù nhiều khi lí do tức giận vô cùng ngớ ngẩn, nhỉ? 

Bạn không thể thay đổi cách cư xử hoặc suy nghĩ của người khác, nhưng bạn có thể thay đổi cách bạn đối xử với mọi người bằng một thái độ tích cực hơn.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147