Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Tại sao tâm lí chúng ta thường sai lệch khi nhận định một mối quan hệ

By: OopsyAdmin, 2018-08-06 03:06:12

Tôi thường nói với bạn bè mình, thấy người ta tốt với mình thì bảo người ta tốt, thế cũng không sao. Có điều dựa trên cái tốt giả định đấy để đối xử với người ta sẽ ngày càng gây chuyện.

Ví dụ, A là người cuồng hung cực ác, hình xăm khắp người, chém người, hiếp dâm, đốt nhà, giết người, tội nào cũng mắc. Chỉ riêng gặp tôi, A nói, “Anh là thần tượng của em, sau này em còn một hơi thở chính là sống vì anh”, nghe cũng xúc động đấy nhỉ? Tuy thế, không phải vì tôi ghê sợ các tội ác nhưng tôi nghĩ A có máu giết người, nếu đi theo mình – trừ tôi A không hại – gặp người khác A có thể hại người ta, tội có thể lây ra mình. Tai họa nằm ở đấy.

Hiệu quả của mối quan hệ, tâm lý, oopsy

Cho nên, ứng xử hiệu quả là tôi không nhìn vào tình cảm của A. Dù được A nói thế cũng cảm động. Rồi nếu có một người tôi ghét, bây giờ có A, tôi có thể bảo A hại người tôi ghét, lập tức A sẽ xông vào. Nghe có vẻ rất có lợi, bây giờ đã có một tay sai.

Nhưng nếu như tôi cân nhắc theo hướng hiệu quả, A là một người mà sống với tất cả trạng thái điên loạn của tâm lí và hoàn toàn sống trong một thế giới bị sai lệch. Khi tôi cần A làm chuyện đúng cho tôi, A sẽ không làm được. A sẽ làm được chuyện sai cho tôi, A sẽ không làm được chuyện đúng cho tôi. Tôi sẽ lập tức gạt A ra khỏi vòng ranh giới, khỏi safe zone – ranh giới an toàn của tôi.

Tôi đặt A là một người bạn thỉnh thoảng lắm, vạn bất đắc dĩ mới gặp. Lúc tôi cần làm chuyện sai trái, tôi mới gặp A. Còn nếu tôi coi A nằm trong thế giới đúng của tôi, thể nào cái “đúng” này cũng gây chuyện với tôi.

Đấy là tính hiệu quả của quan hệ. Bạn phải biết rõ người ta sai lệch đến đâu.

(*) Tóm tắt
1. Cần đánh giá xem một mối quan hệ là tốt hay xấu với mình
2. Tốt hay xấu không phải là dựa trên việc người ta đối xử tốt với mình hay không
3. Mà phải xem xem người đó có hiệu quả ra sao trong đời ta
4. Người ấy giúp ta làm việc đúng hay giúp ta làm việc sai
5. Một người xấu chỉ có thể giúp ta làm việc xấu. 
6. Người xấu không thể giúp ta làm việc đúng, tốt
7. Do đó anh ta mà ở gần chúng ta, anh ta sẽ làm thế giới của ta thêm việc xấu
8. Vậy thì cần bỏ anh ta ra khỏi safe-zone, hay vùng an toàn của ta (kiểu như không chơi với trộm cắp, giết người)
9. OOPSY đang muốn đưa ra một hệ tiêu chuẩn xem người ta đang ở mức ổn định hay bất ổn. Vì người bất ổn mà ở gần ta sẽ tăng thêm tính bất ổn của đời ta
10. Sự ổn hay bất ổn này xấp xỉ bằng tính hiệu quả của mối quan hệ.
11. Và ổn hay bất ổn không phải là tâm cảm, mà là một tổng thể địa vị - tâm lý – hành động – xu hướng xã hội của người ấy
(Tác giả Việt - Viet Writer)

Bài viết: HVHĐ - một tác giả Oopsy


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147