Trang chủ Blog Introvert

Giữ Lấy Quyền Năng Thấu Cảm

By: OopsyAdmin, 2019-03-01 12:10:28

Thấu-cảm là khả năng “thấu hiểu” người khác đang “cảm” thấy thế nào. Chúng ta đều biết rằng sự thấu cảm là một kĩ năng hết sức quan trọng. Người có kĩ năng này có khả năng nhìn thế giới bằng con mắt khác, một góc nhìn hoàn toàn khác, so với cách nhìn thông thường. Cách nhìn thấu cảm và thông thường khác nhau thế nào, khả năng này giúp bạn thế nào trong mọi mặt cuộc sống, chúng ta sẽ làm rõ ngay sau đây, trong bài viết này.

Nhưng trước khi đến với điều đó, hãy cùng thực hành trước đã.

Bài tập số 1: Nhìn chân dung, đoán chính mình

Hãy thử tượng tượng một bài tập nhỏ thế này. Bạn được yêu cầu hãy thấu cảm bức tranh Lãnh chúa Ribblesdale được vẽ vào năm 1902 của họa sĩ người Mỹ John Singer Sargent.     

                              

Trên đó vẽ một người đàn ông ăn mặc rất trang trọng, đang nhìn chằm chằm vào bạn. Cảm giác đầu tiên khi bạn nhìn vào đấy là gì?

  • Một nhân vật quý tộc hoàn toàn xa lạ, vừa kiêu ngạo vừa khinh thường
  • Một người có phong thái và khí chất nổi bật
  • Hay một nhân vật mà có lẽ chúng ta chẳng thể thấy bất kì mối liên hệ nào với mình?

Bạn có tin rằng mỗi khi nhìn vào người khác, chúng ta thấy một phần của mình ở đó? Thật đấy, những gì bạn nghĩ về người đàn ông chính là điều bạn có trong mình. Bức chân dung về người đàn ông lịch lãm kia là cơ hội để bạn bộc lộ mình là ai.

Bài tập số 2: Cảm xúc về người khác cho biết bạn là ai.

Trong buổi xếp hàng chen chân ở chuyến xe buýt đông đúc, quầy bánh mì đông khách, hay một làn đường chật tắc người qua lại. Bạn có từng cảm thấy khó chịu với người khác khi họ lấn đường, chen trước bạn, khi họ chửi thề, thô lỗ với bạn? Và cho rằng, mình tốt hơn họ?

Nghe này, những gì bạn cảm thấy là những gì có trong bạn. Bạn khó chịu vì người khác chen lấn, thô lỗ, có lẽ bạn cũng có điều đó ở trong mình. Con người là tấm gương của nhau, khi soi vào sẽ thấy bản thân mình.

Bài tập số 3: Hiểu mình sẽ hiểu người

Một ví dụ khác, bạn có còn nhớ khi mình lên 8, được bố mẹ mua cho bộ quần áo mới, và bạn đã hí hửng thế nào khi khoác bộ cánh ấy vào người chưa? Một cảm giác thích thú và dâng lên trong lòng. Vậy thì, bạn sẽ hiểu những đứa trẻ 8 tuổi khác sẽ cảm thấy thế nào, phải không? Không chỉ là những đứa trẻ 8 tuổi, lớn lên chút nữa, bạn có thể hiểu cảm giác của cả những người khác quanh mình, cho dù họ đã 40 tuổi, 50 tuổi, hay nhiều hơn nữa. Chỉ cần, bạn đã từng trải qua cảm giác ấy, và biết nó như thế nào, bạn sẽ “cảm” được điều ấy ở người khác. Trái tim bạn sẽ bao la hơn, thật đấy!

Nói gì về những người không thấu cảm?

Người thiếu thấu cảm không có nghĩa rằng họ không có tài cán gì. Chỉ vì họ không dám đối diện với chính bản thân mình. Họ sợ hãi, trốn tránh những cảm xúc đang dâng lên trong lòng. Họ hoàn toàn không không dám sống thật với mình. Vì không hiểu mình nên không hiểu người. Họ không thấu hiểm cái “cảm” của người khác là phải thôi.

Họ bị ảnh hưởng bởi đô thị. Đô thị này cho họ cái gì, họ trở thành như thế. Họ mất dần khả năng thấu hiểu chính mình. Những gì họ có thể hiểu, là những gì đô thị muốn họ hiểu. Nhưng những gì đô thị có, chỉ là những bản tích ích kỉ, nhen lên từ một quả cầu đen đúa nào đó ngự nơi trái tim. Nên những gì họ cảm, sẽ chỉ có bấy nhiêu thôi. Họ không thấy điều gì khác ngoài những phần ích kỷ đó.

Nhưng họ không nhất thiết phải là những người tự ti, yếm thế. Họ có thể là người đầy kiêu ngạo và tự tôn (vẻ bề ngoài), họ còn có thể thành công và có danh tiếng. Nhưng sâu bên trong họ là nỗi sợ hãi của sự thất bại. Họ ngoảnh mặt đi và không thấy điều ấy ở trong mình. (Trong chúng ta chứa nhiều mặt mà chúng ta không dám biết!)

Ai dám đối mặt với bản thân, người ấy có thể đến với thấu cảm. Vì một người biết thấu cảm, nhất định đã biết đối mặt với hạn chế của mình.

Người có khả năng thấu cảm, họ là ai?

Vào một ngày nọ, khi chúng ta không kiểm soát nổi cảm xúc và trở nên kích động, làm ai đó tổn thương. Đối phương sẽ bắt đầu lo âu, sợ hãi. Và tình huống tồi tệ nhất, đối phương có thể bắt đầu hét lên với chúng ta, còn bạn, khi không có khả năng thấu cảm, rất có thể - với mức độ tự mãn - bắt đầu nghĩ họ là 'điên', chúng ta sẽ chẳng nhận thức được bản thân mình lúc đó là ai.

Có điểm khá thú vị trong rất nhiều hệ thống pháp luật rằng, nếu một người bị cáo buộc phạm tội, người đó có quyền thuê luật sư bào chữa. Luật sư bào chữa đưa ra lời giải thích thuận lợi hoặc tìm kiếm tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ mà không nhất thiết phải thích khách hàng của họ hoặc nghĩ họ vô tội. Họ chỉ làm việc của mình thôi: bào chữa cho thân chủ. Nhưng chúng ta không đi quá sâu vào lĩnh vực này. Đây chỉ đơn giản là một câu chuyện, mở ra cái nhìn mới mẻ.

Cái nhìn mới mẻ ấy thế này, có bao giờ bạn tự hỏi, sẽ thế nào nếu chúng ta được 'được thuê' bởi chính chúng ta, bào chữa cho chính tội lỗi của chúng ta? Chúng ta là những thiên tài "bào chữa", thiên tài tìm kiếm lý do và giảm nhẹ cho những gì chúng ta đã làm hoặc chưa thực hiện. Nói cách khác, một xu hướng bào chữa hành động của mình hòng giảm nhẹ tội lỗi hoặc lảng tránh trách nhiệm. Bạn có hay như vậy không, đừng nói là chưa từng! Vì chúng ta là những luật sự bẩm sinh cho chính mình. Còn với  những người khác, chúng ta thường ít đóng vai luật sư. Chúng ta hành động như thể mình là một nạn nhân, hoặc một quan tòa (hoặc cả hai!), luôn tìm kiếm tội lỗi ở người đối diện, và buộc tội người đó ngay khi có thể. Đôi tai chúng ta ngăn mọi từ chối của người ngoài. Chúng ta từ chối nhìn thẳng vào sự việc, thường thấy phần sai xấu của người khác, đay nghiến lẫn nhau, làm nhau tổn thương.

Vậy thì, nếu không muốn bào chữa cho chính mình, làm tổn thương người khác, nhất định chúng ta  phải có cách tiếp cận khác. Người có khả năng thấu cảm, biết soi thấu vấn đề. Họ nhận ra đâu là lời bào chữa của chính họ, và đâu là của người đối diện. Với lời bào chữa của chính mình hòng lẩn trốn tránh nhiệm, họ sẽ đóng vai một quan tòa công minh, để phân định tội lỗi, không để bản thân bào chữa cho chính mình. Còn với người đối diện, họ sẽ trở thành một luật sư bào chữa cho chính người làm tổn thương họ. (Nghe khó hiểu không?) Đơn giản lắm. Họ sẽ nghĩ ra một vài cớ tốt đẹp để không nghĩ xấu về người đấy.

Có một câu hỏi đặt ra là, liệu thấu cảm có nghĩa rằng chúng ta buộc phải nghĩ người đối diện rất thánh thiện? Không, chắc chắn là không. Thấu cảm không có nghĩa là thông cảm hay đồng cảm theo nghĩa “buộc phải nhìn thấy phần tốt của một người.” Người có khả năng thấu cảm có quyền nhìn thấy cả phần tốt và xấu, cả thật và giả, cả ánh sáng và bóng đêm, nhưng chỉ để cho chính mình nhìn rõ sự thật. Và đặc biệt, không công kích hay vạch mặt trực tiếp người đó trước đám đông. Họ sẽ cẩn thận để người kia biết vấn đề thực (khi cần thiết), trong khi không để họ bị mất mặt.

Lợi ích của thấu cảm?

Những người thực sự thấu cảm được, hiểu rằng, những cảm xúc bột phát của đối phương là dễ hiểu. Vì không phải ai cũng là người bình thường về tâm lí. Sức ép đè nặng mỗi người khiến bất cứ ai rơi vào biển tâm lí như thường! Và ít ai có thể kiểm soát bản thân ngay lập tức. Còn chính họ, người thấu cảm, không phải lúc nào cũng là sáng suốt trong mọi trường hợp.

Khả năng thấu cảm càng tăng cao, chúng ta càng có thể thấu hiểu bí mật và mong muốn sâu thẳm trong người khác mà không nhất thiết phải hỏi. Nếu gặp một người hay nói đùa và có vẻ rất vui tính, người thấu cảm sẽ ghi nhớ, họ biết rõ người kia nhất định có tâm trạng thất thường - rằng sự sôi nổi này không phải thất bại. Người ấy đang che giấu nỗi buồn và tổn thương. Khi một người không chấp nhận cảm giác sụp đổ, họ đối diện với điều đó bằng cách lãng quên, hoặc cố tạo ra cảm giác vui vẻ để tránh đối diện với bản thân. Một người thấu cảm có thể nhận biết điều này, vì họ từng có điều đó ở mình, và hiểu cảm giác ấy là gì. (Như đã nói ở trên, bạn còn nhớ chứ?)

Sự thấu cảm còn giúp chúng ta giải quyết vô vàn vấn đề trong kinh doanh. Dịch vụ tốt là gì? Thực ra, về bản chất, nó là một tác dụng bất ngờ của sự thấu cảm. Nếu có một người bồi bàn liên tục đến gần bàn và hỏi liệu mọi người đang có một khoảng thời gian vui vẻ không. Không nhất thiết đó là vì anh/cô ta làm dịch vụ và muốn hỏi han khách hàng. Đơn giản là vì anh/cô cảm thấy dường như mình đang là tâm điểm của sự chú ý. Họ không thể chịu đựng được cảm giác của chính mình khi quá bị chú ý, nên liên tục đến hỏi khách hàng.

Những con đường vòng vèo trong công viên là sự thất bại của một thiết kế. Họ quên mất rằng, người đi bộ thường thiếu kiên nhẫn khi đi những con đường lòng vòng. Nếu người thiết kế có khả năng thấu cảm, và tự hỏi chính nhu cầu bản thân mình, họ sẽ biết thiết kế một con đường trong công viên hoàn hảo nhất. Họ thất bại trong công việc của chính mình, vì họ đã không tham khảo chính ý kiến của mình. Bởi vì bất cứ người thiết kế nào đều hiểu, bản thân họ chính là khách hàng đầu tiên của sản phẩm.

Đừng nghĩ rằng, sự thấu cảm chẳng đem lại lợi ích nào. Trái lại, nó mang lại lợi ích to lớn cho bạn trong kinh doanh, sáng tạo, thiết kế, tương tác giữa người-người ở mọi hoàn cảnh.

Chúng ta thường bị cản trở và “trật bánh” trong các dự án vì chúng ta không đủ thấu cảm, không đủ nhạy cảm với những gì đang xảy ra với những đồng nghiệp cùng làm với chúng ta, hoặc với khách hàng mà bạn muốn hướng họ đến với dịch vụ của mình. Sự thấu cảm là một nguồn lực thiết yếu giúp chúng ta thành công. Nắm bắt được sự thấu cảm, bạn nắm bắt được một nửa cuộc sống rồi.

Muốn phát triển sự thấu cảm, trước hết bạn cần hiểu chính cảm xúc của mình, trừ bỏ cảm xúc tiêu cực và phát triển cảm xúc lành mạnh.

***

Gợi ý: Hãy nhanh tay tìm đọc ngay cuốn “Bẻ răng con quái vật cảm xúc” để nắm bắt bí mật của cảm xúc, để hạnh phúc, và bước đầu đặt chân vào thế giới của những người biết thấu cảm.  

Tham khảo: The School of Life

Biên soạn: OOPSY Team.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147