Trang chủ Blog Nhân cách

Lịch sử ra đời của những chứng tâm thần hiện đại: Nếu quay lại thời nguyên sơ, cuộc đời có đẹp hơn không?

By: OopsyAdmin, 2020-09-08 18:17:02

Phần trước: Mặc Cảm Oedipus – Nơi Loài Người Được Khai Sinh: Mặc Cảm Giết Cha Và Khao Khát Người Mẹ

.

Tôi có một chuyện khác để nói với mọi người nhân chuyện đấy, và các nhà tâm lí học khác đã phát hiện ra. Nếu vậy, cái có trước khi chúng ta là người, chúng ta có cái gì trong đầu? Trước khi chúng ta giết vị Thần của mình, chúng ta có gì trong đầu?

Tất cả mọi người đều nói là, chúng ta có một thế giới hỗn mang không có danh từ, động từ gì cả, chẳng có gì cả, ngôn từ của chúng ta ú ớ. Chúng ta không quan niệm mình là ai, chúng ta chỉ quan niệm sự sinh tồn. Đấy là một khối năng lượng bản nguyên, đấy là vô thức hoàn toàn, đấy là bản năng, đấy là một tình trạng nguyên sơ của trí óc, không có tư duy lí trí cụ thể. Đấy là các nhà tâm lí học bảo chúng ta giả định như thế.

Cho nên trong bước chuyển từ trạng thái nguyên sơ này sang trạng thái có ý thức về bản thân nó là một chuyện rất là kinh khủng đúng không? Khi nào chúng ta ý thức mình là ai, một con vật có ý thức này không? Con vật chỉ có bản năng sống, họ giả định như vậy. Còn khi chúng ta ý thức mình là ai, đặt tên cho mình, đặt tên huyết thống cho mình, cho rằng mình thuộc về đâu đấy, đấy là những chuyện rất là, tôi nghĩ, đấy là một bước chuyển. Và bước chuyển này có đầy sự sứt mẻ.

Chúng ta hãy tưởng tượng đến một khối tròn tâm lí chúng ta thế này, để chuyển sang thành hình người thế này, chúng ta làm sao nặn được khối đất sét sang hình một con người, cái việc nặn này sẽ khiến chúng ta rất là vất vả đúng không? Dạng như vậy.

Cái này hơi trừu tượng một tí mọi người thông cảm. Cho nên là các nhà tâm lí học hậu kì cho rằng tất cả các chứng tâm thần của con người là được đẻ ra trong suốt thời kì chuyển từ khối nguyên bản, nguyên thủy trước khi là người, sang trạng thái con người. Khi chúng ta biết nghĩ, khi chúng ta biết giao tiếp, khi chúng ta có ngôn từ, khi chúng ta có văn hóa, khi bắt đầu chúng ta nhận thức, chúng ta có công cụ chúng ta có áo che, chúng ta có các vị Thần để thờ cúng.

Đến giai đoạn chuyển giao đấy, đối với Freud, đây là cuộc chuyển giao giết người, nhưng đối với các nhà phân tâm học khác, đây là cuộc chuyển giao giữa cái sơ nguyên sang một cái bị mài giũa. Đây là một cuộc chuyển giao mà các nhà văn hóa học phương Đông nói suốt đấy, chẳng hạn Lão Tử nói, cái khối gỗ thô nguyên – thô nguyên là tốt nhất, bị đẽo gọt thành ra không còn là nó nữa, dạng thế, tôn trọng những cái thô, những cái tục, những cái đơn giản, những cái giản dị và bài trừ tất cả những cái bị đẽo gọt, bài trừ văn minh.

Tôi quay lại với mọi người là, ý ở đây tôi chỉ nói là, cái giai đoạn khi mà chúng ta chuyển từ trí não của loài tinh tinh sang con người, theo thuyết tiến hóa là vậy, giai đoạn này là một giai đoạn mà các chứng tâm thần đều đẻ ra, và thậm chí họ kết luận một điều, tất cả các chứng tâm thần đều đến từ thời kì này.

Chúng ta có một chứng tâm thần kéo dài suốt lịch sử, sáu chứng tâm thần chúng ta đã nói, sáu loại tổn thương đấy có cả một lịch sử của nó rồi: sự ám ảnh, sự lo âu lan tỏa, trầm cảm này, tâm thần phân liệt này, rối loạn chống đối xã hội này và vĩ cuồng – nó có từ trong máu chúng ta từ thời khởi nguyên. Những căn bệnh mà khởi nguyên tồn tại đến tận bây giờ và tất cả những căn bệnh liên quan nữa, kể cả tự kỉ, hay trầm cảm.

Thậm chí họ nói thế này, tất cả những căn bệnh tâm thần đều là một đường dẫn để chúng ta quay trở lại thời kì sơ nguyên. Chúng ta muốn khôi phục lại trạng thái đấy một lần nữa, vì đấy là trạng thái chúng ta an toàn nhất, giống như nằm trong bụng mẹ chúng ta chưa được ý thức mình là người, chưa từng biết đói rét thật sự, chúng ta sống và chết theo một lẽ bản năng, theo một lẽ rất đơn giản.

Chúng ta hình dung như kiểu Tarzan, tức là chúng ta quay trở lại từ con người hiện đại, bước vào rừng và biến thành Tarzan. Chúng ta hãy tưởng tưởng là tâm trí chúng ta cũng đang từ một con người mặc quần áo thế này, vào rừng, chúng ta có thể đu cây, nói chuyện với khỉ, thậm chí là sai khiến cả báo, “Ê mày lấy cho tao miếng chuối.” Đấy là những cái gì mà chúng ta cảm giác có thể làm – các nhà tâm lý học kết luận: Các bệnh tâm thần là một đường dẫn, là một cánh cửa mở hé ra, và khi người ta thấy được cả một hành trình nhỏ nhỏ, quay trở về thời kì đầu, không phải âu lo, không phải mệt mỏi.

Trong Cổ học tinh hoa có một câu chuyện tôi kể đi kể lại với bạn bè, câu chuyện về Khổng Tử. Có một anh nọ bị điên, bệnh quên quên nhớ nhớ, chúng ta gọi là tâm thần phân liệt hạng nặng đúng không? Anh ấy cứ quên quên nhớ nhớ, việc của ngày hôm nay đến sáng hôm sau không nhớ, thậm chí không nhớ mình là ai. Thế là thầy Khổng – chỉ Khổng Tử vì lễ nghĩa, bên Đạo gia cười bên nhà Khổng mà, Khổng Tử đến bắt đầu dạy cho anh này

Anh Khổng Khâu đến dạy cho anh này, thế là sau một thời gian anh ta khỏi bệnh và nhớ ra mọi chuyện. Và khi anh ta nhớ ra mọi chuyện và tỉnh táo rồi, anh ta khóc ầm lên. Anh ta quẫy đạp, chắc là định đánh cả Khổng Tử, mới bảo là, “Lúc tao còn quên quên nhớ nhớ, tao sống sướng biết bao, không có gì phải để trong lòng. Bây giờ chuyện gì cũng phải để trong lòng, tao không sống nổi nữa!” Tất nhiên câu chuyện này rất vô lý. Thế tại sao lúc mày quên quên nhớ nhớ, mày lại biết là mày quên quên nhớ nhớ, mày điêu thế? Làm gì có chuyện đấy.

Tất nhiên điểm vô lý này, nhưng mà nó là một thứ tồn tại trong đầu óc nhân loại. Nếu tôi có thể có một cuộc sống và tôi không phải nghĩ nhiều như bây giờ, tôi không phải cảm xúc nhiều như bây giờ, tôi không phải hướng nội, tôi cũng chẳng phải hướng ngoại, tôi cũng chẳng phải khách thể hóa cái thế giới lên làm gì – nếu tôi quay trở lại thời đại đấy, tôi có đẹp hơn không?

Đấy là câu hỏi cho mọi người: Chúng ta làm Tarzan vui hơn, hay chúng ta làm một anh chàng doanh nhân thì vui hơn? Một cái áo, một cái caravat, một bộ vest, đi một đôi giày xịn, có cái đồng hồ 70-120 triệu, một cặp kính mà riêng trị giá đã đến một tỉ rồi – chúng ta sẽ vui vẻ hơn, hay chúng ta chỉ là Tarzan đu một cành cây, mặc một cái quần bằng lá, bị đầy bệnh trĩ và các loại giun ở sau lưng mà cũng không hề biết? Răng thì hôi, nách thì không bao giờ tắm một cách tử tế? Chúng ta làm người vậy vui hơn, hay là thế nào bây giờ?

Quay trở lại, các nhà tâm lý học tin rằng thời sơ nguyên này là một nỗi ám ảnh. Và bởi vì khoảng cách với thời sơ nguyên này ngày càng rộng, nên chúng ta có một thứ ra đời để làm đường dẫn cho nó, đấy là Tôn giáo, đúng không?

---

Bài viết:  Ghi chép từ cuộc trò chuyện tâm lý của Tác giả, Founder Dự Án Tâm lý học OOPSY 

---

© OOPSY - LÀ MỘT CỘNG ĐỒNG GỒM NHỮNG NGƯỜI ĐAM MÊ T M LÍ HỌC VÀ T M LÍ TRỊ LIỆU

Kết nối thêm với OOPSY tại đây nhé:

🖥 Website: http://oopsy.vn/
📍 Youtube: http://bit.ly/oopsychanel
📸 Instagram: instagram.com/oopsy.oopsy
🔑 Cộng đồng: Mary Tươi rói và Tâm lý học & Viết cho Mình - Viết cho Tình - Viết cho cả Tiền


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147