Trang chủ Blog Nhân cách

Mặc Cảm Oedipus – Nơi Loài Người Được Khai Sinh: Mặc Cảm Giết Cha Và Khao Khát Người Mẹ

By: OopsyAdmin, 2020-09-08 18:17:05

Chúng ta đến với Freud, ông ấy rất nổi tiếng với một thứ, chúng ta gọi là mặc cảm Oedipus. Mọi người nghe đến cái này chưa? Phức cảm Oedipus? Giải thích ra nó hơi nhạy cảm một tí, mọi người thông cảm nhé.

Câu chuyện về Oedipus nó đơn giản thế này, tôi sẽ tóm tắt nội dung của nó tại vì câu chuyện rất là dài. Đại khái là, thời của Freud ông ấy phát hiện ra một triệu chứng thế này: Con trai luôn luôn mơ thấy mẹ, luôn luôn yêu mến mẹ, và thậm chí còn vượt lên trên thế. Các cậu trai thường có một giấc mơ là từng có quan hệ với mẹ, quan hệ tình dục với mẹ. Rất xin lỗi mọi người, ai chưa mơ thấy thì kệ mọi người, đấy là nghiên cứu của Freud. Mơ thấy hay không thì không phải tội, Freud khẳng định đây là chuyện rất là dễ hiểu.

Trong số các triết gia Việt Nam, có một người từng cố gắng tiến thêm một bước tiến của Freud, đấy chính là Trần Đức Thảo. Mọi người nghe thấy chưa, triết gia Trần Đức Thảo? Ông ấy quá nổi tiếng như thế, trí thức hàng đầu luôn. Hồi ở Pháp ông ấy về cộng tác với Việt Minh, làm về cách mạng đấy, năm 1991 ông ấy lại quay lại nước Pháp. Một nhà hiện tượng học được ghi vào trong từ điển triết học thế giới. Thế là địa vị kinh khủng đấy.

Ông ấy có lí giải thế này, từ góc độ sinh lí học, ông ấy bảo là vào cái thời mà chúng ta chuyển giao từ xã hội, gọi là xã hội chưa con người, tiền con người lên con người, có một giai đoạn mà chúng ta bắt đầu đứng thẳng lên. Đứng thẳng lên thì có chuyện gì? Đứng thẳng lên thì xương sống yếu đi, tại vì cúi thì xương sống khỏe hơn. Lúc mà chúng ta yếu chúng ta bắt đầu cúi, để chúng ta cố gắng củng cố lại xương sống. Từ con khỉ lên con người, ông ấy lí giải vậy. Từ những người chưa đứng thẳng lên những người đứng thẳng, lên những gọi là Homo sapien, Homo hapilis. Từ bước chuyển đấy làm cho xương sống rất là yếu, cho nên người phụ nữ mang thai thường khả năng tử vong rất là cao, và thậm chí đến mức này, vào khoảng 30 tuổi, phụ nữ chết quách (phụ nữ thường chết trẻ!). Đấy là lí do đa phần phụ nữ đẹp nhất ở tuổi thanh xuân, đàn ông đẹp ở tuổi sau.

Tôi quay lại với mọi người là, những nghiên cứu về mặt khảo cổ và y lí đều chỉ ra thế. Tức là vào khoảng 30 tuổi, phụ nữ của cách đây khoảng độ hơn chục nghìn năm, họ lăn ra chết. Và cái người duy nhất có thể đẻ con với họ, chính là con trưởng, con thủ lĩnh, con đầu đàn. Lúc ấy chưa phải là người, chúng ta cứ tưởng tượng như vậy. Đây là lí giải của Trần Đức Thảo nhé. Lúc đấy chưa phải là người, cho nên là cái con thủ lĩnh ấy là người cha của tất cả những con khác ở trong đàn, cha của cả con cái và con đực. Những con cái lại lên trở lại làm vợ ông ta để tiếp tục sinh con cho ông ta tiếp, sinh cho cho con thủ lĩnh tiếp. Và đến một điểm, một điểm mà tất cả những con đực khác không được hưởng quyền lợi, bởi vì 30 tuổi đã chết quách rồi, khi nó lớn lên thì tất cả phụ nữ đã biến mất rồi, những phụ nữ mới lại thuộc về con thủ lĩnh, và bọn nó phải làm một việc đấy là giết con thủ lĩnh.

Đối với Freud, hành động này đã khai sinh ra loài người. Hành động giết người đã khai sinh ra loài người. Cho nên một câu hỏi kinh điển là, tại sao trong Kinh Thánh lại cấm giết người? Bởi vì muốn chấm dứt thời điểm, mặc cảm tội lỗi trong đầu, thời đầu của loài người. Loài người được khai sinh bằng cuộc giết cha của những con trong đàn. Nghe nó rất là kinh dị đúng không? Chắc là mọi người mà chưa từng tiếp xúc với phức cảm Oedipus thì mọi người rất là khó giải thích, nhưng đây là phức cảm bản nguyên của loài người. Phức cảm bản nguyên là con trai yêu mẹ, con gái có xu hướng sùng bái bố và thậm chí là mơ những giấc mơ liên quan đến bố. Đây là xu hướng giới tính nghịch đảo.

Một cảnh trong tác phẩm Eudipe

Tôi quay lại, nhưng cái gốc của nó vẫn là gì, vẫn là cuộc giết cha của loài người. Sự khai sinh ra người từ nhát đâm đầu tiên của con thủ lĩnh đầu đàn bằng những vũ khí được mài ra để nó trở thành một con người văn minh. Có thể là một phát kiến rất gây sốc, và rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật chịu ảnh hưởng của phân tâm học đã cố gắng tái hiện lại điều này.

Chúng ta thấy bản chất nổi loạn và khát máu của con người hình như tồn tại ở trong máu của nó, vì con người ngày nay được tiếp tục là nhờ cuộc nổi loạn của nó. Chúng ta chiến thắng các chủng kiểu như Neanderthanl và tất cả những chủng người trước, chúng ta là một trong các chủng người còn sót lại, bởi vì chúng ta hung hãn hơn, hiếu chiến hơn, nổi loạn hơn và khát máu hơn. Nếu đấy là một sự thật, chúng ta khá bối rối, trong máu chúng ta rốt cục có cái quái gì đang chảy.

Nhưng mà đối với những người như Freud, ông ấy tin rằng, và có thể là Jung sẽ giúp ông ấy giải thích điều này dễ hơn. Cái mặc cảm giết cha này nó bắt đầu khai sinh ra các cấm chế. Sau khi giết xong con đầu đàn, bọn nó phải giao hẹn với nhau, Từ nay tao với mày phân chia con cái để đẻ con nhé, hoặc là kiểu xài chung đi, hoặc là chia riêng đi tao không cần biết, tùy vào các địa điểm văn hóa trên thế giới. Thế nhưng mà anh em không được giết nhau nữa nhé, anh em không được giết nhau nữa, không được giết giống như giết con kia, tao vẫn sợ nó lắm. Vì chúng ta vừa giết cái thứ chúng ta sợ nhất. Và đối với các nhà phân tâm học, đây là nguồn gốc ra đời của tôn giáo

Chúng ta thờ phụng một người mà chúng ta đã giết. Thờ phụng vị Thần mà chúng ta đã giết. Và một mô thức tâm linh này được lan truyền cho tất cả. Và chúng ta mới có những câu chuyện như ông lí giải, tất cả các tôn giáo cổ đều đề cập đến chuyện các vị Thần bị giết. Đúng không? Hay chúng ta quay trở lại với các vị Thần Olympus đi, Zeus cũng giết cha mình mà, hay là cha của Zeus – ông nội cũng Zeus cũng giết cha mình mà, các ông giết lẫn nhau. Cho đến thời Zeus, mẹ Gaia lại muốn giết nốt thằng con của mình. Các vị Thần giết nhau khá nhiều.

Hay là chúng ta có những chuyện chẳng hạn, chúng ta có nhớ chuyện Cường Bạo Đại Vương không? Chúng ta nhớ đấy là một vị Thần ở Nam Định, tôi kể lại mọi người nhớ ngay vì chúng ta học trong sách giáo khoa ấy mà. Cường Bạo Đại Vương thế này, anh ấy tu một môn gì đấy, anh ấy là một người ở một vùng nông thôn, anh ta thờ Hỏa Thần, cho nên Hỏa Thần thường mách trước cho anh ta chuyện này chuyện kia nên là anh ta làm ăn khá phát đạt. Thế là một lần Trời thấy chuyện này phạm rồi, Trời liền cử người, cử Thủy Tinh, xong rồi cử Thiên Lôi, cử Thiên Lôi và cử Thần Nước xuống để nhấn chìm anh ta. Khi mà Thiên Lôi xuống, Hỏa Thần báo trước [cho anh ta] là, Thiên Lôi xuống đánh chết mày đấy. Thế là Cường Bạo Đại Vương mới làm cho cái ngói ở phần mái anh ta mềm mềm, thế là [Thiên Lôi] dẫm vào một cái ngã oạch xuống. Anh ta còn lấy luôn được cả cái cặp đấy của Thiên Lôi. Chúng ta nhớ chuyện này không? Xong đến lúc mà Trời cử người làm trận đại hồng thủy để nhấn chìm anh ta luôn, thế là Hỏa Thần lại mách trước, anh ta lại đóng cái bè, nước mới dâng cái bè lên Trời, anh ta dọa Trời thêm phát nữa, thế là Trời sợ quá. Xong cuối cùng là Cường Bạo Đại Vương chết vì con cua cắn vào gót chân. Mọi người nhớ truyện này không? Chúng ta đọc trong sách giáo khoa.

Câu chuyện này, tôi chỉ muốn nói là cái sự xúc phạm Thần Thánh nằm trong máu của cả nhân loại. Vì chúng ta từng giết các vị Thần, chúng ta từng tế sống họ, vị Thần này, theo lí giải của Freud tôi không nói nó đúng hay sai, bởi đấy là người đầu tiên có đầy đủ quyền năng để kiểm soát cuộc đời chúng ta, để nói chúng ta sống hay chết, và được hưởng cái gì, phân phối chúng ta từng của cải một.

Đã có cả một thời đại mà khắp nhân loại xảy ra vụ giết người này, cho nên đây là một vụ giết người hàng loạt, phổ biến ở tập thể. Và chúng ta luôn luôn sợ hãi người đàn ông đó bị giết, khiến cho tất cả các vị Thần đầu tiên đều thực sự mang tính chất là nam tính. Các vị Thần nam tính chiếm ưu thế bởi vì đấy chính là hình ảnh người cha bị giết của chúng ta.

Cái lí giải này hơi ghê rợn đúng không? Tôi chỉ nói là Freud đã đặt ra chuyện đấy. Chúng ta thay vì bàn tiếp về mặc cảm Oedipus, mặc cảm giết cha này tồn tại đến bao giờ và khao khát người mẹ tồn tại đến bao giờ, tôi muốn nói là, về nghiên cứu của Freud rất lợi hại đấy, bởi vì đến tận bây giờ nó vẫn còn phổ biến. Chúng ta từng có giấc mơ thế, chúng ta có nhớ hay không thôi.

(còn nữa)

---

Bài viết:  Ghi chép từ cuộc trò chuyện tâm lý của Tác giả, Founder Dự Án Tâm lý học OOPSY 

---

© OOPSY - LÀ MỘT CỘNG ĐỒNG GỒM NHỮNG NGƯỜI ĐAM MÊ T M LÍ HỌC VÀ T M LÍ TRỊ LIỆU

Kết nối thêm với OOPSY tại đây nhé:

🖥 Website: http://oopsy.vn/
📍 Youtube: http://bit.ly/oopsychanel
📸 Instagram: instagram.com/oopsy.oopsy
🔑 Cộng đồng: Mary Tươi rói và Tâm lý học & Viết cho Mình - Viết cho Tình - Viết cho cả Tiền


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147