Trang chủ Blog Sống khỏe

Làm thế nào để nghe được những tiếng lòng khó năm bắt nhất trong mỗi người thân yêu lẫn những kẻ xa lạ?

By: OopsyAdmin, 2018-09-24 10:09:05

1/ Các nhà tâm lí học thường cho rằng trẻ con tiếp thu bằng mắt rồi bắt chước lại.

Điều này không đúng. Đầu tiên là Tai – chúng nghe âm thanh, phán đoán cảm xúc của người lớn xung quanh, học dần rồi thay đổi và điều chỉnh hành động của mình – tất cả đều bắt nguồn với Tai.

2/ Tai đóng một vai trò quan trọng bởi vì nó nhạy cảm nhất, nó rung động nhất, và nó kiến tạo nên nhân cách của mỗi người.

Người không rèn luyện được đôi tai thì cả cuộc đời không có gì ổn cả. Mọi chuyện của họ sẽ đều rất đau khổ, hỗn loạn.

Những tiếng nói, âm thanh vọng vào tai khiến con người khổ sở. Bị mẹ mắng, có mệt mỏi không? Bị sếp nhận xét tiêu cực, ta có đau đầu uất ức không? Quá nhiều còi xe và tiếng la hét đòi đường, ta có choáng đầu chán nản không? Khi một kẻ lắm mồm ngồi bên cạnh lải nhải về những ngày vinh quang của hắn, ta có ngán ngẩm không?

Cái tai này khổ thay, luôn nghe, cả khi chúng ta im lặng, nó cũng vẫn nghe. Hễ có ai nói có gì ồn ào, nó liền nghe. Nếu ta không làm chủ cái Tai, thì cả đời ta sẽ chìm trong những âm thanh tê điếng đáng ghét.

3/ Cấu tạo của tai, từ cấu tạo trôn ốc trong vòng tai, đến cấu tạo màng tai, cho đến những cách mà hệ thần kinh tiếp nhận âm thanh, đưa vào thành bước sóng và đưa vào khu vực đại não để xử lí – tất cả quy trình này đã mặc định rằng tai là một bộ phận cực kỳ nhạy cảm mà nó luôn làm cho trái tim, làm cho tâm trí chúng ta hỗn loạn, bất an, bất định.

Tai tiếp thu mọi âm thanh. Bởi vậy, tất cả những âm thanh chuyển đến tai người, kể cả người vững mạnh nhất, cũng khiến người ta cảm thấy bất ổn.

Một người đang ngồi yên, vỗ vai ‘’bốp’’ một cái, tự nhiên giật mình. Cái giật mình ấy không phải do hành động vỗ khiến người ta đau hay không. Mà bởi vì tai tiếp thu mọi âm thanh, ví dụ “bốp” một cái – tiếng tôi đập vào người bạn (cái thân này), trước khi nó phát ra tiếng “bốp” thì âm thanh đã truyền đến tai rồi.

Nên khi người ta giật mình vì bị vỗ, bị đập vào vai, tai người ta liền giật một cái. Giật xong đến não, bắt đầu tê đầu, bắt đầu đau tim.

Tức là gì, tai nối với não, với tim, và sau đấy làm hơi thở trì đọng. Nó cũng có thể làm thay đổi cả dịch huyết trong này.

4/ Tai cũng có thể mang đến cho ta hạnh phúc.

Đôi lúc trong cuộc sống, chúng ta vẫn gặp được một số người mà giọng nói của họ vô cùng thiện lành và chứa tải một dòng năng lượng với bước sóng giúp cho người ta được chữa lành tâm cảm. Tai chúng ta tiếp nhận xong, nó đi vào, tất cả các bước sóng bên ngoài được tai đưa vào thân thể và mô phỏng nó khắp thân thể.

Đơn giản thế này, có khi ta gặp một người có giọng nói ngọt ngào mà nghe họ nói ta thấy bình yên. Có lúc ta nghe giọng nói một người ta thương yêu mà ta thấy lòng an bình giữa bao nhiêu sóng gió. Có khi một người xa lạ nọ nói với ta vài điều giản đơn nhưng không hiểu sao nghe họ nói xong ta thanh thản lạ lùng.

5/ Tất cả những gì tai chúng ta tiếp nhận đều là những cấu trúc thông tin.

Chúng ta tiếp nhận những bước sóng âm thanh dưới những cường độ khác nhau, tần số gia giảm khác nhau dựa vào sáu âm đấy. Mỗi dân tộc có một cường độ khác nhau và những bước sóng âm thanh đi vào, chi phối, kiến tạo thân thể con người.

6/ Có một câu cửa miệng mà chúng ta thường đem khuyên một người nào đấy đang rất đau khổ vì những điều xã hội chê bai, oán trách hoặc hiểu lầm mình là:

- “Kệ chúng nó, đừng nghe chúng nó nói.”

- Câu “đừng nghe chúng nó nói,”

- “đừng nghe họ nói,”

- “đừng nghe chúng nó xui” – là câu chúng ta khuyên bất kỳ ai mà chúng ta muốn họ thuộc về mình.

Câu đấy bố mẹ khuyên con, người yêu khuyên nhau, bạn bè khuyên nhau, đồng nghiệp khuyên nhau, sếp khuyên nhân viên, tất cả, bất cứ đâu.

Khi chúng ta muốn chi phối một người, hoặc chúng ta muốn kiểm soát hoặc chúng ta cho rằng chúng ta là tốt nhất với họ, hoặc chúng ta không muốn họ thuộc về ai khác hoặc nghĩ đến ai khác, chúng ta nói là “đừng nghe.”

7/ Bất cứ điều gì gợi lên cảm xúc ở con người đều phải được diễn tả bằng âm thanh.

Chẳng hạn một cơn gió khiến ta sảng khoái, chúng ta phải tả lại nó theo kiểu gió luồn qua tán cây, gió lao xao xào xạc. Muốn miêu tả một điều bất kỳ, rõ ràng người ta vẫn phải thông qua tai. Bởi vì tai khai thông tất cả những gì chúng ta có thể tiếp nhận. Không phải lạ miệng, mà chính là lạ tai, đều khiến chúng ta lập tức cảm thấy xa lạ.

8/ Tai gắn liền với Tâm Thân Trí, hãy nhớ kỹ điều này. Nó gắn liền với dịch não, gắn liền với cường độ máu trong tim, gắn liền với dịch phổi, gắn liền với tất cả những hệ dịch hormone, enzyme khác trong cơ thể.

9/ Thế giới được cấu tạo nên bởi các hạt.

Tất cả thế giới đều là sóng (chúng ta liên lạc với nhau bằng bước sóng mà), nên rèn luyện đôi tai rất quan trọng… Chí ít, sau khi đọc cuốn sách này, đôi tai bạn sẽ nghe được những tiếng lòng khó nắm bắt nhất trong mỗi người thân yêu lẫn những kẻ xa lạ.

Thế nghĩa là, yêu thương hay xa lánh, từ nay, thuộc về lý trí và quyết định của riêng bạn.

(Lược trích sách TAI TO NGHE CHÍN HƯỚNG, BIẾT CHUYỆN CỦA MƯỜI PHƯƠNG - Oopsy)


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147