Trang chủ Blog Giao tiếp xã hội

5 Cách Để Vượt Qua Chướng Ngại Trong Giao Tiếp

By: OopsyAdmin, 2018-12-14 13:03:47

1. Dành một khoảng thời gian suy nghĩ kỹ trước khi bạn trả lời bất cứ điều gì

Hãy tập cho mình thói quen suy nghĩ kỹ trước khi nói hay phản hồi điều gì đó. Người xưa đã có câu nói, chắc hẳn trong chúng ta chẳng ai có thể quên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.” Với hàm ý muốn nhắn nhủ chúng ta là hãy suy nghĩ kỹ, tính toán trước sau nếu muốn nói điều gì. Bởi lẽ, bạn biết mà, dù đôi khi chúng ta vẫn nghĩ rằng “Lời nói gió bay”, thế nhưng, cách chúng ta nói, những ngôn từ chúng ta sử dụng khi đang trong trạng thái kích động, phản ứng nhằm cốt bảo vệ bản thân thật chẳng hay ho chút nào.

Vậy nên hãy suy nghĩ trước khi nói. Thời gian chúng ta suy nghĩ cũng là lúc chúng ta xem xét xem, có nên nói những lời đấy hay không, nói ra sẽ có cái gì, và mất điều gì, có ảnh hưởng gì đến người đối diện và mối quan hệ giữa ta và họ hay không? Điều này sẽ hơi khó thực hiện lúc đầu, nếu bạn quen thể hiện sự đáp trả của mình, nhưng tập dần sẽ quen, khi bạn nghĩ rằng nếu mình làm thế sẽ làm mọi người cảm thấy tổn thương.

giao tiếp, tâm lý, oopsy

2. Đừng ngắt lời

Một trong những biểu hiện rõ nhất của sự phòng vệ là chúng ta sẵn sàng cắt lời người nói bất cứ lúc nào. Đó là những lúc người nói động chạm đến những gì trái quan điểm của ta, đến những điều ta chẳng muốn nói ra, hay những gì sâu nhất trong những tổn thương ta gặp.

Có một cách hay được áp dụng là bạn hãy đếm đến mười trước khi muốn cắt lời. Bởi vì sau mười giây như vậy, bạn đã có chuẩn bị cho mình những ý kiến phản hồi xác đáng, đồng thời loại bỏ những điều làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn. Sau đó bạn có thể tăng số giây lên 20, thậm chí 30 giây nếu bạn vẫn còn “nung nấu” những lời nói phản kháng trong đầu.

3. Hãy hỏi chi tiết

Hỏi lại là một trong những cách giúp bạn vượt qua những phản ứng và những cảm xúc của bạn. Và đó cũng là một trong những cách cho thấy bạn đang tiếp thu những gì họ đang nói, đồng tình với quan điểm của họ, và qua đó biết thêm nhiều điều mà họ chưa nói hết.

Ví dụ một người nói với bạn: tớ thấy cậu dạo này không tập trung vào công việc. Thay vì phản ứng, gạt phăng ý kiến của họ, “Tớ vẫn đi làm đầy đủ, vẫn nộp báo cáo cho sếp đúng hạn.”, bạn có thể hỏi lại họ: “Cậu có thể nói rõ hơn được không?” Hay mẹ thấy con dạo này hơi thất thường, bạn có thể hỏi lại mẹ: “Mẹ thấy con có điều đấy ở điểm nào ạ?”

4. Tránh tập trung quá nhiều vào bản thân

Bạn biết rồi đấy, khi đang “đà phản công”, chúng ta thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào lí lẽ và cảm xúc của bản thân mà chẳng thể để ý nổi những gì người kia đang nói.

Nên nhớ là dù bạn có phản ứng hay không phản ứng, mục đích hướng đến luôn là tạo nên một cuộc đối thoại mà đôi bên cùng giúp đỡ nhau tiến bộ lên, đồng thời củng cố mối quan hệ. Do đó nếu bạn quá đề cao cái tôi cá nhân, mối quan hệ sẽ bị tổn thương.

Do đó để tránh việc “lấy mình làm trung tâm vũ trụ”, trước và trong khi phản hồi phòng thủ, hãy tự hỏi bản thân xem, tại sao bạn phòng thủ, bạn phòng thủ vì điều gì? Bạn có cảm thấy bị xúc phạm không? Bạn có cảm thấy mất cảm giác an toàn? Hay bạn đang sợ mất mất, mất danh tiếng cá nhân, hoặc vị trí bạn đang nắm quyền?

Sau đó hãy nghĩ về những gì người khác đang nói, xem họ đang cố gắng nói với bạn điều gì, hướng đến điều gì.

5. Thay thế phản hồi tiêu cực bằng câu hỏi hoặc lời đề nghị giúp đỡ

Nếu bạn phải thường xuyên “đối phó” với ai đó trong tình trạng phản ứng phòng thủ, bạn có thể nhận thấy rằng càng ít thông tin phản hồi tiêu cực từ bạn sẽ càng khiến họ tránh khỏi thất vọng. Hãy thử thay thế phản hồi tiêu cực bằng một câu hỏi hoặc một đề nghị để giúp đỡ. Ví dụ: một người phàn nàn về báo cáo của bạn trình sếp, thay vì nói "Bạn mới là người nhầm lẫn trong báo cáo này", hãy phản hồi lại bằng cách nói rằng "Tôi không chắc tôi hiểu đúng bạn trong phần này của báo cáo. Bạn có thể giúp tôi tìm ra những điểm bất hợp lí trong báo cáo này được không?”
 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147