Trang chủ Blog Giao tiếp xã hội

Giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh bình đẳng, khó hay dễ?

By: OopsyAdmin, 2018-09-06 11:03:27

Bạn là loại “người hiếu chiến” cỡ nào?

Đã bao giờ bạn…

- Trốn tránh xung đột bằng mọi giá?
- Cảm thấy rằng bất kì lời chỉ trích hoặc sự không đồng ý nào là một sự công kích vào bản thân?
- Có các hành động "chơi xấu và không công bằng", rồi hối tiếc sau đó?
- Tức giận mất kiểm soát khi có xung đột?
- Chọn im lặng và Rút lui khi nổi giận?
- Ôm giữ oán hận từ quá khứ xa xôi?

Mâu thuẫn nảy sinh là chuyện thường. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng cảm thấy hoặc hành xử như một trong số các điều trên, không phải tại thời điểm này thì tại một thời điểm khác. Mâu thuẫn để lại trong mỗi người là cơn khó chịu đáng kể và dai dẳng. Nếu không xử lí kịp thời, nó sẽ biến thành tổn thương. Còn nếu biết cách, đó là cơ hội củng cố mối quan hệ và nâng cao sự thấu biết của chúng ta về nhau.

Hãy cùng tìm hiểu về mâu thuẫn, hay bằng các cụm từ thông dụng hơn như: cãi nhau, giận nhau, tức nhau, xung đột, …

  Giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh bình đẳng, khó hay dễ?

Mâu thuẫn xuất phát do đâu?

Mâu thuẫn có thể xảy ra đối với bất cứ ai - dù là bạn thân, thành viên gia đình, đồng nghiệp, hoặc người bạn đời lãng mạn của bạn. Nó xảy ra ở bất kì hoàn cảnh nào. Đó có thể làkhi chúng ta không đồng ý về nhận thức, mong cầu, ý tưởng hay giá trị của nhau. Những khác biệt trong tư tưởng tương như không nhưng để lại bất đồng lớn hơn. Dù nội dung của sự bất đồng là gì thì mâu thuẫn để lại thường tạo nên những cảm xúc rất mạnh mẽ.

Tức giận và mâu thuẫn

Bất đồng khiến mọi người cảm thấy tức giận và tổn thương. Tức giận sẽ không phải là vấn đề quá lớn nếu biết cáchxử lí mang tính xây dựng.Tuy nhiên, nó sẽ trở nên tồi tệ hơn bởi những niềm tin phổ biến mà hóa ra lại không hoàn toàn là sự thật. Ví dụ, nhiều người đã được học từ hồi nhỏ rằng sự tức giận có nghĩa là mất kiểm soát, cư xử như trẻ con hoặc hung hăng. Sự thật thì tức giận chỉ là một cảm xúc bình thường của con người, rất bình thường và lành mạnh như niềm vui, hạnh phúc và nỗi buồn.

Đấu tranh bình đẳng chính là sự giải cứu!

Đấu tranh bình đẳng là một cách để quản lí mâu thuẫn và cảm xúc đi kèm với nó một cách hiệu quả. Để có thể đấu tranh một cách bình đẳng, bạn chỉ cần làm theo một số hướng dẫn cơ bản sau để những bất đồng tan đi. Cần lưu ý rằng, những điều này trở nên khó khăn khi bạn nghĩ quan điểm của người khác là không hợp lí hoặc chỉ đơn giản là không công bằng.

Hãy cùng tìm hiểu quy tắc đấu tranh bình đẳng.

Giữ bình tĩnh. Cố gắng không phản ứng thái quá với những tình huống khó khăn. Bình tĩnh trở lại thì  người khác sẽ xem xét quan điểm của bạn.

Thể hiện các cảm xúc bằng lời, chứ không phải hành động. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy tức giận hoặc khó chịu mà dẫn đến cảm thấy mình mất kiểm soát, hãy "nghỉ ngơi" và làm gì đó để giúp mình bình tĩnh: đi dạo, hít thở sâu, chơi với chó, viết nhật kí, … .  Bất cứ hoạt động lành mạnh nào có có hiệu quả.

Hãy dứt khoát với những gì đang làm phiền bạn.

Xử lý chỉ một vấn đề trong một thời điểm. Không đưa ra các chủ đề khác cho đến khi vấn đề cũ được thảo luận xong xuôi. Điều này giúp tránh được hiệu ứng "cái bê phổt", nơi mọi người ném ra tất cả các phàn nàn của họ trong khi không chấp nhận bất cứ điều gì được giải quyết.

Không chơi xấu. Công kích vào các lĩnh vực cá nhân mang tính chất nhạy cảm sẽ tạo ra một bầu không khí nghi ngờ, tức giận và dễ bị tổn thương.

Tránh lời cáo buộc. Lời buộc tội sẽ khiến những người khác tập trung vào việc bảo vệ bản thân hơn là việc hiểu bạn. Thay vào đó, bạn hãy nói cảm nhận của mình về những hành động của người khác.

Cố gắng không nói chung chung. Tránh những từ như "không bao giờ" hoặc "luôn luôn". Những thứ khái quát hoá như vậy thường không chính xác và sẽ làm tăng căng thẳng.

Tránh tự thuyết phục bản thân. Việc phóng đại hoặc tự nghĩ ra lời phàn nàn - hoặc cảm xúc của bạn về điều đó - sẽ ngăn cản các vấn đề thực sự lộ diện. Hãy gắn bó với sự thật và cảm xúc chân thành trong bạn.

Đừng lưu giữ quá nhiều. Việc lưu giữ lại nhiều bất bình và những tổn thương tình cảm ngày qua ngày sẽ là phản tác dụng. Gần như không thể đối phó với nhiều vấn đề cũ mà kí ức về chúng lại khác nhau. Cố gắng giải quyết các vấn đề khi chúng vừa phát sinh.

Tránh im lặng quá lâu. Các kết quả khả quan chỉ có thể đạt được với việc trao đổi hai chiều. Khi một người trở nên im lặng và không trả lời lại người kia, điều này có thể dẫn đến sự thất vọng và tức giận. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình bị quá tải hoặc quá sức, bạn có thể cần phải tạm nghỉ giải lao khỏi cuộc tranh luận. Chỉ cần cho đối tác của bạn biết bạn sẽ trở lại cuộc trò chuyện ngay khi có thể và không quên theo dõi.

Thiết lập các qui tắc chung. Bạn thậm chí có thể muốn yêu cầu đối tác đang trong mâu thuẫn của mình đọc và thảo luận các thông tin này với bạn. Khi cả hai người chấp nhận những qui tắc chung tích cực để xử lí xung đột, các giải pháp sẽ trở nên có tính khả thi hơn.

Các bước đấu tranh bình đẳng:

1. Trước khi bạn bắt đầu, hãy tự hỏi mình: "Điều gì đang làm tôi phiền muộn? Tôi muốn người khác làm gì hay không làm gì? Cảm xúc của tôi có phù hợp với vấn đề này không?"

2. Biết mục tiêu của bạn là gì trước khi bạn bắt đầu. Kết quả khả dĩ nào có thể chấp nhận được đối với bạn?

3. Hãy nhớ rằng ý tưởng không phải là để giành chiến thắng mà là để đi đến một giải pháp nhằm đáp ứng vấn đề cho cả hai.

4. Dành thời gian để thảo luận với đối tác đang trong mâu thuẫn của bạn. Việc này nên được làm càng sớm càng tốt nhưng vẫn cần sự đồng ý của cả hai người. Bất ngờ đưa ra một cuộc trò chuyện với một ai đó khi họ chưa chuẩn bị sẵn sàng có thể khiến họ cảm thấy như đang phải chống đỡ một cuộc tấn công. Nếu bạn gặp phải khó khăn trong việc thiết lập thời gian, hãy cố gắng cho người khác thấy rằng vấn đề này rất quan trọng đối với bạn.

5. Nói rõ vấn đề. Đầu tiên, cố gắng bám sát sự thật; sau đó, một khi bạn đã nêu ra sự thật, nêu lên cảm xúc của bạn. Sử dụng thông điệp "Tôi" để diễn tả các cảm xúc tức giận, đau đớn, hoặc thất vọng. Tránh các lời nói "bạn" như "bạn làm cho tôi tức giận ...."; Thay vào đó, hãy thử một cái gì đó như: "Tôi cảm thấy tức giận khi bạn ..."

6. Mời người khác chia sẻ quan điểm của họ. Hãy cẩn thận không làm gián đoạn, và thành thật cố gắng lắng nghe những mối quan tâm và cảm xúc của anh/cô ta. Cố gắng nhắc lại những gì bạn đã nghe để cho đối tác của bạn biết là bạn đã hiểu đầy đủ và yêu cầu người đó làm điều tương tự.

7. Hãy cố gắng hiểu quan điểm của người kia; đó là, cố gắng đặt mình vào vị trí và nhìn nhận vấn đề thông qua đôi mắt của anh/cô ta. Do đó, bạn sẽ có thể hiểu được quan điểm đối lập, ngay cả khi bạn không đồng ý với nó.

8. Đề xuất các giải pháp cụ thể và cũng đồng thời mời đối tác đề xuất các giải pháp.

9. Thảo luận về những thuận lợi và bất lợi của từng đề xuất.

10. Hãy sẵn sàng thỏa hiệp. Việc chỉ cho phép người khác có một lựa chọn sẽ khiến gia tăng sự khó khăn khi muốn giải quyết mối băn khoăn của hai bên. Khi bạn đạt được một thỏa thuận cho một chặng đường phía trước, hãy ăn mừng! Cả hai bên quyết định cùng nhau về thời gian để kiểm tra, thảo luận tình hình mọi thứ đang hoạt động ra sao và thay đổi thỏa thuận của bạn nếu cần thiết. Nếu không giải pháp nào đạt được liên quan đến vấn đề ban đầu, hãy lên lịch để xem lại vấn đề và tiếp tục thảo luận.

Còn nếu những điều trên vẫn chưa thể giúp được bạn trong việc xử lí các mâu thuẫn, lấy lại lòng tin yêu của mọi người. Vậy hãy tìm đọc ngay hai cuốn "Hiểu mình hiểu đời biết cười biết sống" và "Lấy lòng lấy dạ lấy cả trái tim" của Oopsy nhé!


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147