Trang chủ Blog Giao tiếp xã hội

Khẳng định nhu cầu bản thân cần sự quyết đoán?

By: OopsyAdmin, 2018-07-03 01:11:05

Nếu bạn đã từng phải bày tỏ nhu cầu của mình trực tiếp cho người khác, bạn biết rằng điều này có thể khá là khó khăn. Những mong muốn của chúng ta không phải lúc nào cũng phù hợp với người khác, giống như khi chúng ta yêu cầu hoàn lại tiền cho thứ mình vừa mua hoặc cố gắng kết thúc cuộc trò chuyện với một người “nói nhiều”.

Những gì chúng ta cần ở đây chính là nguyên tắc đằng sau sự quyết đoán. Khái niệm này thường bị nhầm lẫn với sự hiếu chiến hay hung hăng, như thể: trở nên quyết đoán có nghĩa là đòi hỏi người khác phải đáp ứng cho ta những gì mà ta muốn.

Ngược lại, có một sự thật là sự quyết đoán nằm ở ranh giới giữa một bên là trở nên bị động, bên kia lại là trở thành hung dữ, hiếu chiến (như hai tác giả Alberti và Emmons đã nêu rõ trong cuốn sách kinh điển của họ, “Your Perfect Right”). Rõ ràng là quyết đoán chính là một con đường đáng giá để bước đi trên đó, và rất có giá trị để thực hành nhằm hướng tới đạt được những lợi ích từ việc trở nên quyết đoán hơn nữa.

quyết đoán

5 lợi ích của việc khẳng định nhu cầu của bản thân

Một số nghiên cứu gần đây đã đưa ra một vài lợi ích từ việc quyết đoán hơn trong nhu cầu của chúng ta, bao gồm:

Ít lo lắng hơn: Chứng lo lắng xã hội sẽ đặc biệt được cải thiện với sự quyết đoán mạnh mẽ hơn; khi chúng ta phải đối mặt với nỗi sợ làm cho người khác khó chịu và cho họ biết những gì chúng ta thực sự cần và muốn, sự quyết đoán sẽ khiến nỗi sợ hãi của chúng ta giảm đi. Trong quá trình này, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng chúng ta không còn sự bối rối khi mong đợi phản ứng từ người kia.

Ít phiền muộn hơn: Trình bày những gì ta cần có thể giúp đạt được yêu cầu lớn hơn, qua đó nâng cao tinh thần của chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng có được một cảm giác tự tin hơn, mở rộng tầm nhìn và cải biến tích cực tâm trạng của chính mình.

Tự trọng hơn: Lòng tự trọng được nâng cao khi chúng ta tôn trọng nhu cầu riêng của chính mình, từ đó có thể nâng cao tầm nhìn về bản thân mình. Chúng ta cũng đưa ra một sự xác nhận quan điểm của bản thân rõ ràng bằng cách khẳng định nhu cầu của mình với người khác.

Tự chủ hơn: Thật dễ cảm thấy sự bất lực khi tự chúng ta lảng tránh những yêu cầu của mình. Bằng cách sử dụng khả năng tự biện hộ, lên tiếng cho chính mình, ta sẽ lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của chúng ta.

Những mối quan hệ tốt hơn: Nếu sự quyết đoán lại dựa trên sự ích kỉ hoặc hung dữ, chúng ta sẽ  tự làm tổn hại các mối quan hệ của mình. Ngược lại, các nghiên cứu cho thấy sự quyết đoán hợp lí và mạnh mẽ thực sự cải thiện mối quan hệ của chúng ta, làm cho chúng hài hòa hơn và vừa ý. Vì vậy, mọi chuyện sẽ tốt đẹp khi mọi người trình bày nhu cầu của họ trực tiếp với nhau.

Làm sao để bắt đầu ngay hôm nay?

Bất kì ai cũng có thể học được nghệ thuật của sự quyết đoán một cách tôn trọng.
Nếu bạn không tự thấy mình là một người quyết đoán, đừng buồn mà hãy ghi nhớ rằng – chúng ta hoàn toàn có thể học được sự quyết đoán mạnh mẽ này, dưới đây là một số nguyên tắc mà bạn có thể bắt đầu luyện tập. Chúng ta hãy cùng thử xem nhé:

1. Bắt đầu bằng cách thành thật với bản thân - bạn thực sự cần gì trong một hoàn cảnh cụ thể? Hãy coi chừng bất kì tác nhân nào làm bạn coi nhẹ đi mong muốn của mình. 

2. Hãy trực tiếp và thẳng thắn trong việc cho người khác biết những gì bạn cần.

3. Nhắm vào sự tích cực, mong đợi một phản ứng tích cực từ người khác. Cách tiếp cận này có thể giúp sự tương tác trở nên đúng đắn.

4. Chịu trách nhiệm về các yêu cầu của bạn hơn là đẩy nó về người khác. Ví dụ, hãy để người yêu của bạn biết bạn thích tận hưởng những buổi tối cùng nhau, thay vì chỉ trích sự vắng mặt của người đó.

5. Nhắc nhở chính mình rằng bạn hoàn toàn có quyền đưa ra các yêu cầu và thể hiện chúng với những người có khả năng đáp ứng.

6. Hãy ghi nhớ sự cân bằng mà bạn đang hướng đến - tôn trọng những mong muốn của bạn và của người khác. Một phương thức mang tính hợp tác luôn là điều tốt nhất nếu có thể.

7. Hướng tới các hành vi phi ngôn ngữ của bạn. Sự quyết đoán chỉ thể hiện một phần nhỏ qua những ngôn từ mà chúng ta sử dụng. Hành vi manh tính quyết đoán bao gồm:

• Tiếp xúc mắt – đừng tránh ánh mắt người đó cũng không nên nhìn chằm chằm vào họ.
• Biểu hiện khuôn mặt – biểu hiện cần phù hợp với những từ ngữ mà chúng ta đang nói (ví dụ: không mỉm cười nếu chúng ta mô tả sự thất vọng của mình).
Tư thế - đứng thẳng và đối diện với người kia một cách trực tiếp, chứ không phải khúm núm "xin lỗi" thông qua ngôn ngữ cơ thể của chúng ta.
Khoảng cách vật lí – khi đứng quá gần chính là tín hiệu của sự hung dữ, quá xa lại là sự bị động. Khoảng cách hiệu quả là khoảng một sải tay. Khi đó những gì chúng ta nói người khác có thể thu nhận được tốt nhất.
Cử chỉ - di chuyển một cách thư giãn và thong thả cho thấy sự tự tin trong mình (dù chúng ta cảm thấy nó hay không)
Tông giọng. Giọng nói được yêu thích nhất là giọng nói mang cảm giác hài hòa, không cao quá không thấp quá, được phát ra từ vùng miệng (không phải từ họng như những người giọng khàn, hay từ mũi như những người giọng cao, the thé).

Nếu giọng bạn không như vậy một cách tự nhiên, chỉ cần vừa nói vừa tập trung vào vùng miệng, hoặc tập trung vào một lúc hai điểm: điểm giữa mũi và điểm ở họng. Đây là một thủ thuật đơn giản được các nhà giao tiếp bậc thầy gợi ý khi họ phát hiện ra một sự thật là: Sự điều chỉnh giọng nói (âm thanh) của một người tạo ra những nhận thức, cảm giác và thái độ tương ứng trong mọi người xung quan đối với anh ta.

Tông giọng cũng là cách để làm nổi bật thái độ, tính cách và nét riêng của bạn. Nó cho thấy bạn có sự tự tin vào những điều bạn nói, nhờ thế những phản hồi của bạn trở nên có giá trị vững chắc hơn.

Trên đây là một số qui tắc để bạn có thể luyện tập khả năng quyết đoán cho chính mình, thật thú vị phải không? Hãy luyện tập ngay hôm nay đi bạn nhé!

Một gợi ý nhỏ, nếu muốn hiểu cụ thể và rõ ràng hơn về ngôn ngữ thân thể và lời nói, bạn có thể tìm đọc bộ sách "Phất tay lung lay thế giới" & "Cất tiếng làm điếng thế gian".

Tham khảo psychologytoday


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147