Trang chủ Blog Giao tiếp xã hội

Lắng nghe hiệu quả - bí quyết rút ngắn khoảng cách trong giao tiếp

By: OopsyAdmin, 2019-02-17 04:25:42

Giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng mối quan hệ của bạn với những người xung quanh, ngoài việc rèn luyện kĩ năng nói thì kĩ năng lắng nghe cũng vô cùng quan trọng, đóng góp phần lớn vào việc thấu hiểu giúp cho mối quan hệ trở nên sâu sắc hơn. Vậy muốn rèn luyện kĩ năng lắng nghe phải bắt đầu từ đâu? Hãy cùng Oopsy tìm hiểu nhé!

Tâm lý, oopsy, lắng nghe

Theo một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, ở mọi cuộc nói chuyện chúng ta chỉ nhớ khoảng từ 25-50% lượng thông tin mà chúng ta nghe thấy.
Vì vậy, có một sự thật là đa phần chúng ta lắng nghe với mục đích để trả lời chứ không phải để hiểu người nói đang thực sự muốn truyền đạt điều gì. Đôi khi việc nghe người khác nói chỉ để chứng minh rằng mình đúng, hoặc chỉ chờ cơ hội để được chia sẻ quan điểm, câu chuyện của mình. Kết quả hẳn nhiên bạn cũng có để đoán được đó là chúng ta chẳng hiểu gì về người mà ta đang giao tiếp cả. Những cảm xúc chán nản, bực bội nảy sinh, chúng cứ lớn dần xâm chiếm lấy tâm trí và ngày một lớn mạnh nhằm phá hủy các mối quan hệ tốt đẹp mà bấy lâu nay ta vẫn đang gây dựng.

Vậy bạn hãy thử nghĩ xem, giữa việc nghe để chứng tỏ rằng bản thân mình, với việc nghe để bỏ đi cái tôi, hướng tới việc thấu hiểu, tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ chân thành, tốt đẹp, điều gì mới thực sự quan trọng? Và nếu việc xây dựng một mối quan hệ bình ổn, vững chắc là mục tiêu cuối cùng của bạn thì việc bạn nhớ được những gì họ nói (thậm chí là 100%) hay việc bạn có thể nghe được những gì họ chưa nói ra mới là tất yếu cho một mối quan hệ bền chặt?

Những tips dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp để có thể lắng nghe chủ động, và quan trọng hơn cả đó là có thể hiểu những thông điệp ẩn sau lớp vỏ bọc ngôn từ.

1. Không ngắt lời

Mẹo đầu tiên và cũng là chắc chắn nhất để bạn trở thành người lắng nghe tốt là không ngắt lời người khác khi họ đang nói. Điều này đôi lúc là cả một sự thách thức lớn đối với bạn nếu bạn nghĩ rằng: nhưng những gì họ nói là hoàn toàn vô lí, hoàn toàn sai sự thật. Bạn hãy cứ im lặng và lắng nghe họ. Bởi lẽ bạn hoàn toàn có thể đợi khi họ nói hết rồi mới bắt đầu trả lời, bắt đầu lên tiếng. Việc này giúp bạn có thể hiểu hết được quan điểm của họ, vừa có thể thể hiện thái độ lịch sự, hòa ái với người khác. Bởi lẽ, đó còn là thời điểm tốt nhất để bạn có thể xây dựng một cuộc trò chuyện chủ động, mang tính hợp tác giữa hai bên.

2. Lặp lại những gì họ nói

Lặp lại những gì họ nói là cách để cho họ thấy rằng bạn đang hiểu họ, những lời họ nói. Theo nghiên cứu của nhà tâm lí học Marshall, trong việc giải quyết các tranh chấp lao động của người sử dụng lao động, nếu hai bên đồng ý chỉ đơn giản bằng việc lặp lại những gì bên kia đã nói trước khi đưa ra ý kiến của mình, việc giải quyết mâu thuẫn nhanh hơn 50% so với bình thường.

3. Chia sẻ câu chuyện của bản thân với người khác

Cách tốt nhất để khơi gợi lòng tin đó là bạn hãy chủ động chia sẻ câu chuyện của bản thân mình với người mà bạn đang mong muốn được kết nối. Ở đây chia sẻ không cần là nói tất cả những thông tin cá nhân của bạn cho người khác nghe, mà bạn chỉ cần chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, những nỗi sợ hãi, cũng như những niềm lo lắng của bạn cho người khác. Thông qua việc chia sẻ như vậy, người đó cũng sẽ chia sẻ những câu chuyện tương tự của họ cho bạn nghe, và từ đó bạn biết thêm về họ, bạn có thể lắng nghe họ nhiều hơn.


 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147