Trang chủ Blog Giao tiếp xã hội

Nên Nói Gì Khi Bị Áp Đặt, Góp Ý Hoặc Khen Ngợi

By: OopsyAdmin, 2019-01-26 10:24:02

Có ba tình huống nhạy cảm cần tới thái độ quyết đoán, có điều đôi khi thật khó bày tỏ thái độ này. Đó là khi chúng ta cần học cách đối xử với:
(i) những đòi hỏi vô lí
(ii) những lời phê bình góp ý
(iii) cho và nhận những lời khen. 

Những tình huống này trở nên khó xử, bởi mong muốn của chúng ta khác với mong muốn của người đưa ra lời yêu cầu, thậm chí có thể cùng chung mục đích mà chưa thật sự hiểu nhau. Một số người trở nên bị động, thuận theo mong muốn người khác. Một số khác khăng khăng giữ suy nghĩ của mình, làm gia tăng sự bất bình.
Vậy hãy cùng xem, chúng ta có thể làm gì những lúc này.

1. Xử trí với những đòi hỏi vô lí

Xử trí với những đòi hỏi vô lí có thể là một trải nghiệm khó khăn, cần can đảm đưa ra chính kiến. Quyết đoán trong tình huống này không dễ dàng bởi nỗi mong muốn được tôn trọng của mỗi người được gói gọn vào trong từng lời đề nghị sai khiến. Chưa kể đến việc ai cũng tin rằng mình đúng, lời đề nghị luôn mang một áp lực vô hình lên người nhận. 

Hầu hết mọi người chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các khuôn-mẫu. Một người đã quen chịu sự áp đặt, chi phối bởi ông sếp độc đoán hoặc được dạy dỗ bởi bà mẹ luôn hy sinh tất cả vì gia đình sẽ có thói quen dành tâm trí và sức lực ra làm hài lòng người khác. Dần dần, họ ĐÁNH MẤT ĐI GIÁ TRỊ BẢN THÂN, chạy theo yêu cầu từ bên ngoài. Đồng thời, những người này sẽ hình thành quan niệm rằng yêu cầu được đặt ra nhất định phải làm theo. Chính họ sau đó có thể trở thành một người áp đặt với cấp dưới hoặc con cái. 

Để vượt ra khỏi gánh nặng của những khuôn-mẫu đó, sâu thẳm bên trong chúng ta CẦN TỰ HIỂU RÕ RẰNG mọi người đều có quyền lựa chọn chấp nhận hoặc khước từ đòi hỏi của người khác, và chúng ta cần tự chịu trách nhiệm cho từng ngôn ngữ, hành động của chính mình. 

Điều quan trọng khi lựa chọn từ chối:

Ta cần giải thích được (ngay trong chính mình trước, rồi mới đến người ngoài) rằng quyết định từ chối xuất sinh bởi sự bất-hợp-lí của yêu cầu chứ không hướng đến người đưa ra áp lực đòi hỏi. Tức là chúng ta từ chối không phải để chống đối, mà là ta hiểu rõ điều đúng sai bất lợi thuận lợi cho cả hai phía, và giải thích cho họ hợp lí. (Ví dụ vì sao việc này cần 2 người làm sẽ hiệu quả nhanh hơn làm luôn một mình mình, và mình đã có phương án dự phòng để kiếm người phù hợp…). Cùng lúc đó, hãy học cách nhận ra lí lẽ của người đưa ra đề xuất, và phản hồi một cách tích cực. Hãy từ chối bằng tinh thần xây dựng.

Sau đó, hãy kiên định với quyết định của mình. Đương nhiên chúng ta có quyền thay đổi lựa chọn tùy thuộc vào biến đổi của suy nghĩ và tình hình. Chỉ cần luôn nhớ rằng chúng ta có quyền lựa chọn.

Sự kiên quyết chính ra rất yên ắng, không ầm ĩ áp đặt, nhưng kiên định chắc chắn.

TẠI SAO PHẢI HỌC CÁCH QUYẾT-ĐOÁN-ĐÚNG-CÁCH: KHI BỊ ÁP ĐẶT, GÓP Ý HOẶC KHEN NGỢI?

2. Đối xử với phê bình, góp ý - Những suy nghĩ hành xử chúng ta có thể làm là:

Lắng nghe. Thực sự bình tĩnh lắng nghe và cảm nhận, không đùa đâu. Cân nhắc xem lời nói đó xuất phát từ thái độ chân thành, chân chính hay nguyên cớ xuất phát từ một sự việc hoặc tâm cảm khác (đang bực tức, khó chịu..). Nắm bắt được nguyên nhân thật sự giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều cần tiếp nhận.

Cảm ơn lời góp ý. Bởi lời trực tiếp nói ra có thể sự thật không hoàn toàn giống những gì họ miêu tả, nhưng họ đã giúp ta khám phá ra nhiều điều khác (Ví dụ họ bảo 'Em thấy chị kiêu ngạo quá', thay vì nghĩ 'Mình có làm gì đâu nhỉ?', hãy nghĩ 'Nếu thực sự bên trong mình không hề muốn thể hiện mà lại khiến người khác có cảm giác như vậy, tức là mình cũng cần thay đổi điều gì đó', vậy hãy hỏi họ thêm 'Thế em thấy điều đấy lúc nào? Hay qua biểu hiện nào của chị?).

Khi đưa ra lời góp ý, nhận xét:

Cố gắng giữ bình tĩnh, làm chủ bản thân.

Đưa ra những phản hồi tích cực, hiệu quả, hướng trực tiếp tới chất lượng công việc hoặc sự việc, đồng thời lí giải thêm một chút về tâm lí, góp ý để CÙNG NHAU tìm ra cách giải quyết, chứ chớ chỉ biết phê phán, chỉ trích tiêu cực. 

3. Quyết đoán với lời khen ngợi là thế nào?

Một số người nhận thấy việc cho và nhận những lời khen rất khó khăn, họ hay lúng túng, và nếu được khen thì họ cảm thấy cần phải thể hiện sự vui vẻ quá mức hoặc khen đáp trả.

Khen ngợi là một cách hỗ trợ tích cực, nó giúp làm tăng sự tự tin của người khác. Và học cách chấp nhận chúng một cách duyên dáng là một kĩ năng sống quan trọng.

Nếu ai đó khen bạn, và gặp phải một lời phủ nhận kiểu “Em có giỏi đâu, em gặp may thôi”, người vừa khen có thể cảm thấy xấu hổ hoặc mất đi năng lượng tích cực trong cuộc nói chuyện với bạn, và rất có thể họ sẽ chẳng khen ngợi gì bạn trong tương lai nữa. Còn bạn tự ti vẫn hoàn tự ti.

Vậy nên, khi được khen ngợi, hãy cảm ơn người đã đưa ra lời khen, chấp-nhận-nó, dù có hay không, hãy thực sự đồng ý với nó và trân trọng những lời khen. Một cách trả lời lịch sự tế như là: 'Cảm ơn bạn, bạn rất tốt bụng khi nói điều đó', hoặc 'Cảm ơn bạn, đó là một điều rất bình thường, nhưng thật tuyệt khi được biết rằng bạn đánh giá cao nó'.

Khi đưa ra lời khen:

Đảm bảo nó là chân thành. Đừng chỉ biết khen ngợi bề ngoài hãy chú ý đến cách họ tư duy, hành động, lời nói, sự quan tâm… Sự không chân thật dễ dàng bị phát hiện, và sẽ làm giảm hiểu quả nếu bạn đang muốn xây dựng sự tự tin của một ai đó.

Hãy nhớ rằng sự tích cực có hiệu quả hơn so với tiêu cực. Khen ngợi sẽ được nhớ nhiều hơn và tạo nhiều cảm giác hạnh phúc hơn là chỉ trích.

Những lời khen ngợi cũng là động lực cho các nhân viên lười biếng trở nên cố gắng hơn. Họ cảm thấy khi họ bỏ công sức vào công việc thì điều ấy được nhìn nhận và được coi trọng, họ sẽ nỗ lực khi cảm nhận được sự trân trọng ấy. 
 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147